Shani Shingnapur - Ngôi làng không cửa, không lo mất trộm

Những hình ảnh về ngôi làng Shani Shingnapur “không cửa”
Những hình ảnh về ngôi làng Shani Shingnapur “không cửa”
(PLO) -Có thể nhiều người không tin, nhưng Shani Shingnapur là ngôi làng ở Nevasa Taluka thuộc quận Ahmednagar, bang Maharashtra, Ấn Độ nối tiếng với truyền thống xây nhà không có cửa, thậm chí tiền, vàng, trang sức cũng được cất trong các hộp mà không cần khóa.

Ở Shani Shingnapur là toàn bộ các ngôi nhà trong làng đều không có cửa chính, những hàng quán và các công trình công cộng xung quanh làng cũng không bao giờ phải cài cửa. Người dân trong làng không bao giờ quan tâm, thậm chí không yêu cầu hàng xóm trông nhà mỗi khi họ đi đâu xa tới tận vài ngày. Họ tin rằng sẽ không bao giờ có trộm ở Shani Shingnapur. Vấn đề duy nhất khi không có cửa chỉ là không có gì để gõ để thông báo sự hiện diện của ai đó khi đến chơi nhà, do vậy khách đến chơi phải hô to lên khi tới cửa. 

Tin tuyệt đối vào thần Shani che chở

Ở ngôi làng này, người dân hoàn toàn tin tưởng vào vị thần Hindu Shani, vị thần bảo hộ cho ngôi làng. Truyền thuyết kể rằng khoảng 300 năm trước, sau một trận mưa to và lũ lụt, một tảng đá màu đen kỳ lạ dài 1,5 mét được dân làng phát hiện nằm ngay cạnh bờ sông Panasnala chảy qua làng. Khi dân làng chạm vào tảng đá, một dòng máu đỏ bắt đầu chảy ra khiến mọi người kinh ngạc. 

Cho đến tối, thần Shani xuất hiện trong giấc mơ của trưởng làng và nói rằng tảng đá sẽ là biểu tượng của thần. Thần Shani ra lệnh cho người dân làng mang tảng đá về để thờ với một điều kiện: Hòn đá phải đặt ở nơi cao ráo thoáng đãng, không cần tường và mái che để vị thần có thể quan sát hết mọi việc trong làng. Tảng đá có sức mạnh to lớn chở che và mang lại may mắn, người dân nơi đây cũng sẽ không bao giờ cần phải lắp thêm cửa nữa vì thần Shani sẽ luôn bảo vệ cho cả làng khỏi nguy hiểm. 

Truyền thuyết nói rằng nếu ai đó ăn trộm, thần Shani sẽ làm người đó đi mãi không ngừng suốt đêm thâu, khiến hắn nghĩ rằng mình đã ra khỏi làng nhưng khi mặt trời lên, hắn vẫn ở chỗ cũ. Nếu ai đó làm điều sai trái hoặc phạm tội trong làng, hắn sẽ bị vận đen đeo bám trong bảy năm rưỡi.

Sau đó, dân làng đã lập miếu để thờ phụng tảng đá của thần Shani ở ngay giữa làng và phả bỏ tất cả cửa cổng và khóa nhà. Họ không cần chúng nữa khi đã được thần Shani phù hộ và che chở.

Tảng đá tượng trưng cho thần Shani
Tảng đá tượng trưng cho thần Shani

Duy trì nhiều thế hệ

Được biết, truyền thống này đã duy trì qua nhiều thế hệ và tồn tại cho đến tận ngày nay. Không có cửa nhà kiên cố, chỉ có một số ngôi nhà dựng tấm gỗ lên nhằm ngăn chó, mèo, rắn chui vào nhà vào ban đêm. Đồ đạc và tiền bạc của họ cũng không bao giờ bị mất vì họ tin tưởng tuyệt đối rằng thần Shani sẽ che chở và phù hộ cho họ trước mọi rủi ro. Thậm chí, những nhà vệ sinh công cộng tại làng cũng chỉ có một tấm rèm mỏng trước lối ra vào nhằm đảm bảo sự riêng tư chứ hoàn toàn không có cửa. “Gần đây chúng tôi lắp thêm mành cửa vì vấn đề riêng tư và theo yêu cầu của một số chị em. Nhưng chúng tôi không lắp cửa vì việc này đi ngược lại với đức tin của chúng tôi”. Parmeshwar Mane, một người bán hàng ở Shani Shingnapur cho biết. 

Các công trình xây dựng mới cũng phải tôn trọng truyền thống này. Trụ sở cảnh sát mới chỉ hoạt động từ hồi tháng 9/2015 chẳng mấy một đơn khiếu nại nào từ người dân của làng “không cửa”. “Chúng tôi tin rằng nếu ai đó ăn trộm bất cứ thứ gì trong làng hoặc làm điều gì không trung thực, người đó sẽ phải gánh chịu hậu quả như gặp phải tai nạn, kiện tụng, sa sút trong làm ăn, thậm chí là phải chết. Thực tế cũng đã cho thấy, minh chứng điển hình là trước đây một người đàn ông trong làng vì lắp cửa nhà mà ngay ngày hôm sau ông ta gặp tai nạn. Vậy mới nói rằng sức mạnh của thần Shani không thể chối cãi được”, Anil Darandale- một người làm việc quản lý ngôi đền cho hay. 

Ở Shani Shingnapur, việc sử dụng cánh cửa là xúc phạm thần linh. Bởi họ có một niềm tin mãnh liệt vào thần Shani - vị thần có khả năng bảo vệ người dân trong làng khỏi mọi mối nguy hiểm. Những người mới đến Shani Shingnapur lần đầu sẽ gặp chút khó khăn để thích nghi với phong tục kỳ lạ này. Rupali Shah - cô dâu mới của làng kể lại: “Vài năm trước, tôi rất lo lắng khi chồng tôi nói cả hai sẽ ở đây sau khi kết hôn. Nhưng đến nay, tôi thấy không có bất kỳ vấn đề gì và đã có thể yên tâm mở toang nhà cửa khi sang chơi nhà hàng xóm”.

Những hình ảnh về ngôi làng Shani Shingnapur “không cửa”
Những hình ảnh về ngôi làng Shani Shingnapur “không cửa”

Bắt đầu có sự thay đổi

Được biết, người ta bắt đầu biết đến làng Shani Shingnapur từ bộ phim tài liệu sản xuất trong những năm 1990. “Cả thế giới biết đến một nơi có tên là Shani Shingnapur, nơi nhà không có cửa, cây không có bóng râm và có thần thánh nhưng không có đền thờ”, Sayaram Bankar, một người trông coi miếu làng cho biết.

Vì lịch sử kỳ lạ này mà kể từ đó ngôi làng Shani Shingnapur trở thành địa điểm thu hút các tín đồ sùng đạo Hindu tới từ khắp vùng của Ấn Độ. Ít nhất mỗi ngày có tới 40.000 lượt du khách đổ về đây để được tận mắt chiêm ngưỡng ngôi đền của thần Shani thiêng liêng và những ngôi nhà không cửa.

Trong suốt nhiều thế kỷ qua, Shani Shingnapur luôn là nơi không có nạn trộm cắp. Nhưng khi nơi này trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến, một số trường hợp hi hữu đã xảy ra. Cụ thể là vào 2010, một du khách khai báo bị mất 35.000 rupee (hơn 11 triệu VND) khi tới thăm ngôi làng. Một vụ trộm cắp đồ trang sức bằng vàng trị giá 70.000 rupee cũng được báo cáo vào năm 2011. Tuy nhiên, tát cả những cáo buộc này đều bị dân làng bác bỏ và cho rằng sự vụ xảy ra bên ngoài ngôi làng. 

Thời gian gần đây, vài người dân cũng đang xin phép trưởng làng cho lắp cửa và khóa để đảm bảo an toàn cho gia đình. Ông Ajay, một nông dân 30 tuổi đang có ý định xây nhà nói rằng ông muốn xây lắp cửa để đảm bảo an toàn cho gia đình. “Tôi thường xuyên đến ngôi đền và hoàn toàn tin tưởng vào Thần Shani, nhưng tôi muốn có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ gia đình mình. Tôi biết gia đình tôi sẽ phải đối mặt với sự phản đối của dân làng, nhưng dù sao tôi vẫn muốn thực hiện ý định của mình”, ông Ajay nói. 

Không chỉ ông Ajay, một số gia đình ở đầu làng hoặc cuối làng sống giáp với những khu vực khác cũng bắt đầu muốn lắp cửa, vì sợ hãi trước những người lạ đi qua làng. 

Chi nhánh ngân hàng thương mại liên bang Ấn Độ tại Shani Shingnapur được thành lập vào năm 2011 là chi nhánh ngân hàng đầu tiên trên thế giới không có cửa và cổng. Họ chỉ lắp đặt lối ra vào bằng kính, sử dụng chiếc khóa điện từ điều khiển từ xa, và tiền bạc được cất trong phòng két sắt. Tuy nhiên một nhân viên làm việc trong ngân hàng nói rằng, “Không có ngân hàng nào có thể hoạt động mà không có cơ chế an ninh và các thiết bị bảo vệ thích hợp. Trong khi ở đây chỉ có thể sử dụng một cánh cửa kính và thiết bị khóa bình thường. Chẳng có điều gì đảm bảo trộm cắp chắc chắn sẽ không xảy ra trong tương lai”. 

Đến nhà vệ sinh cũng không lắp cửa
Đến nhà vệ sinh cũng không lắp cửa

Nhiều người cho rằng, tỷ lệ trộm cắp và tội phạm ở khu vực này thấp là do ngôi làng nằm ở nơi quá hẻo lánh, chứ hoàn toàn không phải do phép màu kỳ diệu của thần thánh. Anil Behrani, cảnh sát phụ trách an ninh ngôi làng cho biết: “Trong hai năm gần đây số lượng xe ở khu vực không tăng, nhưng đã có những sự cố về trộm cắp xe từ những khu vực xung quanh đền thờ”. 

Một quan chức cấp cao của quận Ahmednagar cũng cho rằng, nền kinh tế của ngôi làng xoay quanh ngôi đền, vì vậy việc ngày càng có nhiều du khách ghé thăm không thể đảm bảo được việc không có trộm cắp diễn ra ở đây. Nhiều vụ trộm đã không được công bố vì áp lực từ phía dân làng. “Tuy nhiên chúng tôi vẫn đang cố gắng không can thiệp, miễn rằng niềm tin của dân  làng không dẫn đến bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào”.../.

Tin cùng chuyên mục

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.

Đọc thêm

Minh Tú ấn định lễ cưới trong tháng 4

Minh Tú ấn định lễ cưới trong tháng 4
(PLVN) - Cách đây ít phút, trên trang cá nhân của mình, Minh Tú đã đăng tải tấm ảnh xác nhận lễ cưới của cô và bạn trai - Chris (tên thân mật) sẽ diễn ra vào ngày 13/4 tới.

Tiếc nuối của Trang Nhung

Tiếc nuối của Trang Nhung
(PLVN) - Tái xuất điện ảnh sau 10 năm với “Quý cô thừa kế 2”, Trang Nhung nỗ lực song màn thể hiện của cô dừng ở mức tròn vai.

Tôn vinh, lan tỏa những giá trị đặc sắc của văn hóa đọc

Tôn vinh, lan tỏa những giá trị đặc sắc của văn hóa đọc
(PLVN) - Diễn ra từ ngày 9/3/2024 đến hết ngày 20/4/2024, cuộc thi “Sách - Người thầy, Người bạn” năm 2024 được kỳ vọng là “sân chơi” bổ ích để bạn đọc giới thiệu, chia sẻ về cuốn sách hay, yêu thích, làm thay đổi nhận thức và cuộc sống của bản thân; thể hiện suy nghĩ, cảm xúc về cuốn sách mình muốn chia sẻ, thể hiện sở thích, đam mê đọc sách và các thể loại sách mình quan tâm...

Lùm xùm tự dàn dựng scandal trong 'làng' giải trí

Một số cá nhân tự tạo scandal để mong nhanh chóng nổi tiếng. (Ảnh minh họa - Lovepik)
(PLVN) - Nhiều vụ lùm xùm trên mạng tạo ra những cuộc khẩu chiến ồn ào, với những nhân vật được dư luận chú ý. Nhưng đằng sau đó có thể là chiêu trò của một số cá nhân tự dàn dựng scandal để nổi tiếng.

Nhạc sĩ Đức Huy để cuộc sống diễn ra tự nhiên

Nhạc sĩ Đức Huy để cuộc sống diễn ra tự nhiên (ảnh BTC)
(PLVN) - Lấy tứ "những gì đến tự nhiên" trong bài hát "Và tôi cũng yêu em," nhạc sỹ Đức Huy sẽ kể chuyện đời mình một cách giản dị bằng âm nhạc. Nhạc sĩ Đức Huy để cuộc sống tự nhiên xảy ra như nó đang làm, thay vì phải uốn nắn nó.

Nâng tầm âm nhạc Việt

Bài hát “Nấu ăn cho em” (Sáng tác: Đen, Thể hiện: Đen ft PiaLinh) có mặt trong đề cử Giải thưởng Cống hiến 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Điểm qua danh sách đề cử của các hạng mục Giải Âm nhạc Cống hiến, có thể thấy sự đa dạng trong đánh giá và ghi nhận những đóng góp của các nghệ sĩ đối với đời sống âm nhạc đại chúng trong một năm qua. Những sáng tạo không ngừng từ âm nhạc cổ điển đến hiện đại đã góp phần khiến âm nhạc Việt thêm sôi động, tươi mới.

Phim truyền hình huyền thoại Hàn Quốc gặp khó khi trở lại

Phim truyền hình huyền thoại Hàn Quốc gặp khó khi trở lại
(PLVN) - Thời gian tới, loạt phim truyền hình huyền thoại của Hàn Quốc sẽ trở lại màn ảnh với mục đích thu hút khán giả trung niên và lớn tuổi, giúp nhà đài phát sóng tăng tỷ suất người xem - trong thời điểm khán giả trẻ dần chuyển sang xem nội dung trên các dịch vụ phát trực tuyến.