Độc đáo lễ hội Ariêu Ping của người Pa Kô

Một Piêng vừa mới được cải táng
Một Piêng vừa mới được cải táng
(PLO) -Người Pa Kô bao đời nay vẫn giữ tục táng treo vô cùng kì lạ. Cứ đến dịp lễ hội Ariêu Ping, họ khai quật mồ mả người chết lên và bỏ vào những cái A Pổ rồi đặt nằm trên mặt đất trong khu nhà mồ của dòng họ.
 

Lễ hội Ariêu Ping hay còn gọi là lễ cải táng và phong thần - một lễ hội truyền thống mang nét văn hóa tâm linh đặc sắc và lớn nhất của đồng bào Pa Kô nói chung, đồng bào Pa Kô trên địa bàn biên giới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Lễ hội được tổ chức nhằm tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ đến những người đã khuất của đồng bào dân tộc Pa Kô, khơi dậy những nét đẹp văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào từ xa xưa và đây cũng là dịp để tụ họp con cháu trong dòng họ.

Theo tập tục củangười Pa Kô cứ đến dịp lễ hội Ariêu Ping thì những người thân của họ chết từ 3-5 năm sẽ phải bốc hài cốt rồi tạ lễ và đưa lên bỏ trong những ngôi nhà mồ mà không cần chôn xuống dưới đất. Theo họ, tập tục này đã có lâu đời nhằm thể hiện sự hiếu nghĩa của con cháu đối với đấng sinh thành.

Để biết rõ hơn về tập tục này tôi tìm đến nhà già làng Quỳnh Hồ (79 tuổi, ở thôn Đụt, xã Hồng Trung, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) và khá may mắn khi được già làng tiếp chuyện và nói cho tôi nghe khá nhiều về lễ hội Ariêu Ping cũng như tục cải táng: “ Cải táng không chỉ riêng người Pa Kô đâu, cả người Tà Ôi và Vân Kiều cũng có. Những người chết được chôn xuống đất sau 3 đến 5 năm, thậm chí đến 7 năm thì được cất lên làm lễ cải táng rồi đưa vào trong những cái Piêng (Nhà mồ). Mỗi Piêng có ít nhất 3 A Pổ (cái tiểu), bởi vì theo tập tục thì mỗi lần cải táng phải từ ba người trong họ trở lên. Chi phí cho việc xây Piêng, mua tiểu và những vật lễ tế như con heo, 10 cái chén, bộ quần áo, chiếc chiếu được chia đều cho những người con gái. Còn người con trai cả trong gia đình chịu trách nhiệm thông báo cho chị em gái đã đi lấy chồng xa, chuẩn bị rượu thịt và ăn uống cho những ngày làm lễ. Nếu gia đình đó không có con trai thì họ hàng phải đứng ra lo liệu”.

Để làm lễ cải táng cho những người thân đã khuất, người thân và già làng phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật trước đó 3 tháng. Tất cả lễ vật như trâu bò, gà, dê, lợn, rượu được bày ra cả sân trước và sân sau nhà. Theo lệ làng, mỗi người dân trong bản phải đóng góp 100 ngàn đồng dùng vào công việc chung của bản, còn mỗi dòng họ con cháu phải đóng tiền riêng để lo cho lễ của họ mình.

Những A Pổ sau khi được cải táng sẽ được đặt nổi trong Piêng của dòng họ
Những A Pổ sau khi được cải táng sẽ được đặt nổi trong Piêng của dòng họ

“Trước lễ Ariêu Ping, đích thân mình đi đến các thôn bản khác mời mọi người tới tham dự lễ hội, có những lần còn đi ra mời bà con Pa Kô ở Quảng Trị vào tham dự. Khách đến dự lễ hội sẽ được sắp xếp chỗ nghỉ, rồi mình còn đứng ra thu xếp chu đáo mọi việc ăn uống, nghỉ ngơi và tiếp chuyện khách. Lễ sẽ được diễn ra trong 2 ngày 3 đêm, những ngày này mọi người sẽ ở lại bản chứ không ai được đi đâu hết. Cứ đến đêm thì tất cả già trẻ, trai gái và khách mời sẽ cùng nhau ca hát và nhảy múa theo tiếng chiêng trống truyền thống của người mình”, già Quỳnh Hồ cho biết thêm.

Người Pa Kô có lòng tôn kính rất đặc biệt với những người đã khuất. Sau khi an táng, thì người dân trong làng sẽ bị cấm đến khu nghĩa địa để viếng mộ, kể cả người nhà cũng không được tới. Nếu ai xâm phạm mà để người làng bắt được thì họ sẽ bắt vạ và đưa ra trước làng để chịu tội. Tùy theo ý kiến của chủ lăng mộ mà có mỗi cách phạt và hình thức nặng nhẹ khác nhau. Thường thì phạt nhẹ cũng phải làm mâm cúng với một con heo lớn, một con gà và hai chai rượu, còn phạt nặng thì bắt người xâm phạm đó phải xây lại Piêng mới và bỏ tiền ra để người làng tổ chức lại lễ cải táng cho khu mộ vừa bị xâm phạm. Vả lại người Pa Kô vốn rất sợ ma, khi phát hiện có người xâm phạm mồ mả của người đã khuất thì họ sẽ bắt về phạt tội. Họ cho rằng sự xâm phạm đó gây nên tai họa, bệnh tật cho gia đình mình.

Phóng viên một mình men theo con đường mòn dẫn vào rừng nơi có những khu “nghĩa địa treo” để mục sở thị những lời mà già Quỳnh Hồ nói. Khi đến nơi, trước mắt tôi là khu nghĩa địa với khá nhiều nhà mồ với đủ hình dáng và trang trí nhiều hình thù kì dị, cái thì còn mới, cái thì đã hư hỏng và bị cây cối bao phủ, còn xung quanh tôi là núi rừng không một bóng người. Vì đây là chốn linh thiêng của người Pa Kô nên cũng không dám ở lâu, tôi chỉ ở đây đúng 5 phút và chụp vài ba tấm hình thì liền đi ra ngay.

Mỗi khi đến dịp lễ Ariêu Ping hoặc vào độ chiều 30 Tết âm lịch thì già làng cùng những gia đình có người đã được cải táng mới được vào những khu nhà mồ để làm vệ sinh, quét dọn, phát quang, thắp nhang cho người đã khuất và kèm theo đó là một mâm cúng để xin phép người đã khuất mới được vào. Còn ngày thường thì dĩ nhiên là không một ai dám bén mảng tới vì chẳng ai muốn rước họa vào thân.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.