Khám phá những ngôi chùa độc đáo ở Sóc Trăng

(PLO) - Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hội tụ cư dân nhiều dân tộc sinh sống, tạo nên nét văn hóa đa dân tộc đặc sắc. Hệ thống các chùa chiền mang nét văn hóa của dân tộc Khmer, Hoa, Kinh cũng theo đó mà được xây dựng khang trang, uy nghi thể hiện niềm tin, tín ngưỡng của các Phật tử, tín đồ. Mỗi chùa có một sắc thái, phong cách đặc sắc riêng mang nét đặc trưng của dân tộc.

Chùa Khleang, ngôi chùa cổ nhất Sóc Trăng

Chùa Khleang, ngôi chùa cổ nhất Sóc Trăng
Chùa Khleang, ngôi chùa cổ nhất Sóc Trăng

Tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, thuộc khóm 5, phường 6, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 27/4/1990, chùa Khleang được Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao (nay là Bộ VHTT&DL) xếp hạng là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Được xem là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Sóc Trăng.

Quần thể kiến trúc chùa Khleang bao gồm: ngôi chính điện, sa la, nhà tăng, hội trường,... được bố trí hài hòa trên nền đất cao, bao quanh bởi nhiều cây xanh, đặc biệt là cây thốt nốt, với tổng diện tích 3.825m2. Ngôi chính điện nằm ở vị trí trung tâm cao hơn mặt đất gần 2m, gồm ba cấp, mỗi cấp có vòng rào xây bằng gạch bao quanh. Bộ mái chính điện được xây theo kiểu tam cấp, mỗi cấp chia thành ba nếp. Bờ viền mái nóc có tượng rồng uốn lượn, đầu xòe hình rẽ quạt, đuôi cong. Trên các đầu cột ở hành lang bao quanh chính điện đều có tượng Krud dang tay chống đỡ. Ngoài ra, ở các bậc thang dẫn lên chính điện còn trang trí các tượng thần Teahu và tượng chằn (Yeak).

Chùa Khleang là một công trình kiến trúc nghệ thuật cao, từng chi tiết đều mang một ý nghĩa nghệ thuật tinh xảo, tỉ mỉ, thể hiện sự giao thoa giữa các nền văn hóa trong quá trình sinh sống và học tập lẫn nhau.

Ngôi chùa có hàng ngàn pho tượng bằng đất sét

Chùa Đất Sét
Chùa Đất Sét

Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự) tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, thuộc phường 5, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, được UBND tỉnh xếp hạng là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào ngày 10/12/2010. Đây là cơ sở thờ tự thuộc hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương, do ông Ngô Kim Tây khởi dựng vào năm 1906. Ban đầu chỉ là cái am đến thời ông Ngô Kim Đính mở rộng thành ngôi chùa nhỏ, bằng vật liệu cây, lá đơn sơ.

Ông Ngô Kim Tòng (con ông Ngô Kim Đính) ăn chay trường từ nhỏ, đam mê dựng tượng, nghiên cứu kinh Phật và từng bước tu học. Đến năm 20 tuổi bệnh tật liên miên tưởng không qua khỏi, gia đình đưa ông vào chùa cầu khẩn trời Phật. Kỳ diệu thay, sau đó ông hết bệnh và nhanh chóng hồi phục.  Để trả ơn trời Phật, ông ở lại tu và có ý định trùng tu lại chùa. Một hôm nằm chiêm bao thấy có người mách cách nặn tượng bằng đất sét, thế là ông Tòng theo đó thực hiện.

Chưa được học qua bất kỳ trường lớp nào nhưng ngày nối ngày, ròng rã 42 năm ông miệt mài, kiên nhẫn nặn, gọt, sơn vẽ tạo nên hàng ngàn pho tượng sống động, độc đáo. Khi ngôi chùa được trùng tu hoàn tất, ông Tòng viên tịch, thọ 62 tuổi. Để lại ngôi chùa cho dòng họ Ngô trực tiếp quản lý, chăm sóc, bảo tồn hiện vật. Ngày 21/9/2017 Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục công nhận “Bửu Sơn tự Tháp Đa Bảo và Bảo Tòa Liên hoa bằng đất sét lớn nhất”. 

Đặc sắc chùa Dơi hơn 400 tuổi

Chùa Dơi
Chùa Dơi

Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa với lịch sử hơn 400 năm tuổi và ngắm nhìn hàng trăm ngàn con dơi đang cư trú trong khuôn viên chùa. Chùa Dơi cách trung tâm TP Sóc Trăng khoảng 3km được bao bọc bởi một cánh rừng với đủ loại cây. Có hàng ngàn con dơi tá túc. Có những con lớn, sải cánh dài cả mét, treo đen kịt trên các nhánh cây. 

Chùa Dơi không chỉ là quần thể kiến trúc đẹp, cổ kính mà còn là nơi sinh hoạt tôn giáo, hướng người dân đến cái nhìn chân – thiện – mỹ, sống có ích và hòa nhập với cộng đồng.

Ngôi chùa đá tảng giữa lòng thành phố

Chùa Vĩnh Hưng
Chùa Vĩnh Hưng

Chùa Vĩnh Hưng (còn gọi là chùa Đá) được xây dựng bằng đá nguyên khối và đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản.

Xưa kia gọi là chùa Cây Điệp, còn bây giờ được gọi là chùa Đá bởi vì chùa được xây dựng bằng đá nguyên khối, mỗi khối có kích thước 30 x 20 x 20 cm. Ngôi chánh điện có không gian rộng lớn được bao bọc bởi những tảng đá nguyên khối xếp chồng lên nhau, giữ nguyên màu sắc tự nhiên, phía trên mỗi góc mái được trang trí hình hổ phù đặc trưng theo họa tiết hoa văn của Nhật Bản. 

Nằm giữa lòng TP Sóc Trăng, chùa Vĩnh Hưng mang vẻ đẹp kiến trúc rất riêng, bố cục hài hòa giữa kiến trúc Nhật Bản và Việt Nam, gần gũi với môi trường thiên nhiên. Chùa luôn là địa điểm tâm linh tín ngưỡng cho các phật tử và du khách gần xa trong tỉnh Sóc Trăng đến chiêm bái và cầu quốc thái dân an. 

Từ nét độc đáo của những ngôi chùa tiêu biểu trên, phần nào thấy được sự đặc sắc trong văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc ở Sóc Trăng. Chúng hòa nhập và đan cài vào nhau tạo nên những nét riêng, đặc sắc khiến du khách thập phương không sao cưỡng lại được. 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.