Thầy giáo “hai giỏi”

Thượng úy Lê Thanh Tuệ trong giờ giảng
Thượng úy Lê Thanh Tuệ trong giờ giảng
(PLO) - Chất giọng mạnh mẽ, quyết đoán của “dân chiến thuật”, khả năng sư phạm lôi cuốn người học, kỹ năng làm chủ các trang thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) như mô hình sa bàn có điều khiển, trình chiếu powerpoint sử dụng hiệu ứng 3D, âm thanh sống động theo từng giai đoạn của trận đánh… là những ấn tượng khó quên của tôi khi được chứng kiến Thượng úy Lê Thanh Tuệ, giáo viên Tổ Chiến thuật, Khoa Giáo viên (Trường Quân sự tỉnh Nghệ An giảng bài). 

Giờ lên lớp của thầy Tuệ, cả hội trường chăm chú lắng nghe. Cuối buổi học, nhiều học viên đã nắm được nội dung xung phong phát biểu ý kiến trả lời các câu hỏi mà thầy giáo đặt ra. Giờ giải lao, trò chuyện với các học viên, tôi đều nghe họ nói về Thượng úy Lê Thanh Tuệ là “Người thầy giáo hai giỏi: Giỏi chiến thuật và giỏi tin học”.

Trưởng thành từ cán bộ trung đội, đại đội bộ binh thuộc Quân đoàn 2, cuối năm 2014, Thượng úy Lê Thanh Tuệ về nhận công tác tại Trường Quân sự tỉnh Nghệ An. Trên cương vị mới là giáo viên Tổ Chiến thuật, với rất nhiều bỡ ngỡ khi lần đầu đứng trên bục giảng nhưng bằng ý chí, quyết tâm cao, anh tranh thủ mọi thời gian, học hỏi những đồng nghiệp đi trước, tìm hiểu kỹ đối tượng giảng dạy, dồn tâm sức nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm, các trận đánh tiêu biểu, cập nhật thông tin thời sự nhằm tăng sức hấp dẫn cho các bài giảng. Để học viên dễ tiếp thu, dễ nhớ anh luôn trăn trở, tìm tòi các phương pháp lên lớp mới giúp người học tiếp thu nội dung một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, Chiến thuật là môn học tổng hợp, trừu tượng. Trong khi đó, trình độ các đối tượng đào tạo không đồng đều nên để chuyển tải nội dung một cách logic, trực quan, dễ hiểu, dễ nhớ, giúp người học mở rộng ý tưởng, đào sâu suy nghĩ thì phải thay đổi phương pháp dạy bằng ứng dụng trình chiếu có hiệu ứng từ hình ảnh động để học viên dễ hình dung. Nghĩ là làm, anh quyết tâm nâng cao trình độ tin học bằng cách đăng ký học thêm lớp tin học vào ban đêm kết hợp tự nghiên cứu thêm ngoài giờ đứng lớp.

Cũng từ đây, các bài giáo án điện tử: “Trung đội dân quân trong chiến đấu”, “Đại đội bộ binh tiến công, phòng ngự”… do anh biên soạn lần lượt ra đời, kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy và học. Thượng úy Lê Thanh Tuệ trở thành “đầu tàu” trong ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Tấm gương tự học, tự nghiên cứu của anh được nhân rộng, lan tỏa đến các đồng nghiệp thông qua những buổi trao đổi, hướng dẫn kinh nghiệm học tin học, sử dụng phương tiện trình chiếu của khoa.

Chưa dừng lại ở đó, anh còn dày công nghiên cứu, sáng kiến, cải tiến nhiều trang thiết bị huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học như: Mìn báo tín hiệu trong huấn luyện, mỏ quay tự động, mô hình kiểm tra thăng bằng súng, thước kiểm tra súng cối 60…

Nhận xét về thầy giáo Lê Thanh Tuệ, Thượng tá Trần Văn Sơn - Chính ủy Nhà trường - cho biết: “Với sự nỗ lực không ngừng, cống hiến bằng nhiều việc làm thiết thực, năm 2015, đồng chí Tuệ được Nhà trường tặng giấy khen, năm 2016 được đề nghị cấp trên xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; được Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường lựa chọn xây dựng điển hình tiên tiến 5 năm (giai đoạn 2016 – 2020)”.  

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 1: Nhu cầu bức thiết, đòi hỏi khách quan

Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV là tìm cách xử lý những “điểm nghẽn” về thể chế để bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại sao việc tinh gọn tổ chức bộ máy lại trở thành yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và vì sao người dân ngày càng tin tưởng, kỳ vọng vào quá trình đổi mới này? Những câu hỏi đó đang dần có lời đáp bằng những quyết tâm, quyết sách hòa quyện “ý Đảng, lòng dân”, nhằm giải quyết những bức thiết đặt ra từ thực tiễn.

Đảng hành động vì tương lai, vì Nhân dân và sự hưng thịnh của đất nước

TS Trịnh Như Quỳnh.
(PLVN) - Nhiều cán bộ, đảng viên và Nhân dân bày tỏ sự tin tưởng và đánh giá cao những quyết sách sáng tạo, đúng đắn tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII (Hội nghị). Những việc làm này thể hiện rõ quyết tâm đổi mới, cho thấy Đảng ta đang hành động vì tương lai, vì Nhân dân và vì sự hưng thịnh của đất nước.

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - “Có thể khẳng định Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Rất nhiều đồng chí Trung ương đề nghị Bộ Chính trị ghi nhận đây là Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta” - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh khi phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra chiều 12/4.

Thủ tướng: Thể chế phải mở đường, không để 'không quản được thì cấm'

Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP.
(PLVN) - Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn về thể chế, khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, mở đường cho đổi mới sáng tạo và phát triển. Cần dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, “không biết thì không quản”, thay vào đó là hoàn thiện hành lang pháp lý để tháo gỡ rào cản thể chế...

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII. Ảnh: Chinhphu.vn
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư cho biết, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp Tỉnh (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương), cấp Xã (Xã, Phường, Đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Sống xứng đáng với sự hy sinh của cha ông

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Ngày 9/4, tại cuộc gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng tổ chức; Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu lay động lòng người.

Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chiều 9/4/2025 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.