Thấy gì qua cuộc thi sáng tạo ý tưởng trò chơi bảo vệ trẻ em?

Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam trao giải Nhất cho tập thể GTEAM với bài thi “Thủ lĩnh tương lai”.
Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam trao giải Nhất cho tập thể GTEAM với bài thi “Thủ lĩnh tương lai”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cuối tuần qua, Cục Trẻ em phối hợp với Cục An toàn thông tin, Tổ chức ChildFun Việt Nam và Công ty Cổ phần Trực tuyến GOSU đã tổ chức Vòng chung kết – Lễ trao giải cuộc thi Sáng tạo ý tưởng trò chơi bảo vệ trẻ em.

Theo Ban Tổ chức, sau 3 tháng phát động cuộc thi đã ghi nhận 95 nghìn lượt tiếp cận qua các kênh chính thức; nhận được 40 bài dự thi của tác giả và nhóm tác giả với độ tuổi và vùng miền khác nhau trong cả nước. Sau khi bình chọn, tác giả nhỏ tuổi nhất được trao giải là thí sinh Phạm Tất Thành 8 tuổi với tác phẩm “Ý tưởng game bảo vệ trẻ em” cùng với các giải ba và giải khuyến khích khác.

Ngay tại Lễ trao giải, 3 thí sinh có số điểm cao nhất là Nguyễn Thị Hằng với tác phẩm “Trạng Nguyên tiếng Việt”; nhóm C4C với tác phẩm “Xứ sở mộng mơ - Cyberland”, nhóm CTEAM với tác phẩm “Thủ lĩnh tương lai” đã cùng như bước vào vòng thuyết trình, thuyết phục Ban Giám khảo để tranh giải Nhất và 2 giải Nhì.

Đại diện nhóm CTEAM đến từ TP HCM cho biết, tác phẩm “Thủ lĩnh tương lai” được thiết kế cho trẻ em từ 6 - 16 tuổi với mục tiêu hướng tới là đáp ứng yêu cầu game hóa trong giáo dục, thông qua đó xây dựng nhận thức về bảo vệ trẻ em. Điểm nổi bật của “Thủ lĩnh tương lai” là sức mạnh trong trò chơi là trí tuệ thay cho các biểu hiện khác trong những game thường thấy; năng lượng của người chơi cũng được giới hạn chỉ từ 1-2 giờ chơi/ngày để hạn chế trẻ quá mê đắm vào trò chơi mà quên học.

Tương tự, tác phẩm “Xứ sở mộng mơ – Cyberland” của nhóm C4C là cô gái Lê Thị Cẩm Vân và chàng trai Trần Ngọc Trường Sơn sinh viên năm cuối chuyên ngành Cảnh sát hình sự của Học viện Cảnh sát nhân dân cũng hướng đến mục tiêu bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cũng như sự phát triển của trẻ trong tương lai. Điều thú vị là nội dung game của nhóm C4C có mục tư vấn và có thể nối thẳng tương tác đến Tổng đài bảo vệ trẻ em 111 cũng như lồng ghép nhiều quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em vào game.

Là một giáo viên dạy kỹ năng sống cho trẻ em các cấp học, cô giáo Nguyễn Thị Hằng, tác giả của tác phẩm “Trạng Nguyên tiếng Việt” nhận thấy trẻ em hiện nay có hạn chế về mặt vốn từ khi muốn biểu đạt vấn đề mình quan tâm hay ý tưởng của mình. Chính vì thế, cô giáo Hằng đã xây dựng game dưới dạng ô chữ xoay quanh các chủ đề về bảo vệ trẻ em để từ đó người chơi không những được bổ sung vốn từ mà còn có kỹ năng bảo vệ mình.

Sau màn thuyết trình – trả lời câu hỏi từ Ban Giám khảo, tác phẩm “Thủ lĩnh tương lai” của nhóm GTEAM đã chiến thắng, được đánh giá là ý tưởng game có lối chơi đơn giản, hấp dẫn, gần gũi với trẻ em và có tính khả thi, khả năng cạnh tranh cao.

Điều có thể thấy qua cuộc thi là vấn đề bảo vệ trẻ em luôn là vấn đề được xã hội quan tâm. Trong thời buổi công nghệ 4.0 này, việc cấm một đứa trẻ tiếp cận công nghệ hay chơi game dường như là điều không thể. Chi bằng người lớn tạo ra một sân chơi lành mạnh, thúc đẩy phát triển tư duy sáng tạo ý tưởng xây dựng trò chơi trực tuyến, qua đó nâng cao nhận thức và kỹ năng cho trẻ em và thanh thiếu niên để phòng tránh xâm hại trẻ em và sử dụng công nghệ thông tin an toàn. Đồng thời, cũng giúp thúc đẩy nhận thức của cộng đồng về bảo vệ trẻ em trên môi trường trực tuyến và ngoại tuyến, góp phần tạo tiền đề cho các sản phẩm game “Made in Vietnam” để bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng.

Hay nói như ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH: “Chúng tôi hy vọng các trò chơi được phát triển từ cuộc thi sẽ được đông đảo trẻ em đón nhận, góp phần tạo ra kỹ năng số, “vaccine số” để các bậc cha mẹ, thầy cô cũng như trẻ em có kiến thức, kỹ năng bảo vệ học sinh, con em mình trong bối cảnh trẻ em đối mặt với nhiều nguy cơ bị xâm hại trên không gian mạng”.

Được biết, tác phẩm đạt giải nhất sẽ được Công ty Cổ phần Trực tuyến GOSU hỗ trợ hoàn thiện và phát triển ý tưởng thành một sản phẩm game hoàn chỉnh, có thể đưa ra thị trường. Tác giả của ý tưởng sẽ được gắn tên và hưởng lợi từ việc phát hành sản phẩm.

Đọc thêm

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.