Thay đổi để trân quý giá trị cuộc sống

Bố mẹ đã hướng con biết nâng niu giá trị cuộc sống.
Bố mẹ đã hướng con biết nâng niu giá trị cuộc sống.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày giãn cách, dù kinh tế eo hẹp, hơi “cuồng chân”, nhưng nhiều thành viên gia đình đã có thời gian quây quần ấm áp bên mâm cơm, cùng tâm sự, chia sẻ buồn vui trong cuộc sống mà trước đây bận rộn, họ lãng quên.

Thời gian sống chậm, không ít người chợt nhận ra những giá trị cuộc sống. Họ biết nâng niu, gìn giữ sức khỏe bằng cách thay đổi thói quen hàng ngày, biết cách sống đơn giản, tiết kiệm từng miếng ăn, đồ dùng, sắp xếp thời gian học tập, làm việc khoa học hơn. Họ biết sống san sẻ, yêu thương, trách nhiệm với chính mình, gia đình và cộng đồng để sẵn sàng, hồ hởi trải nghiệm cuộc sống bình thường mới.

Phấn chấn với sự thay đổi

Một ngày làm việc của chị Mai Khanh 27 tuổi, (Gia Lâm, Hà Nội) đã thay đổi hoàn toàn so với 3 tháng trước đây. Trước đây, chị Mai Khanh như bao bạn trẻ khác có lối sống không khoa học. Sáng 8 giờ, Khanh dậy, cuống cuồng đánh răng rửa mặt, phóng vội đến cơ quan mà không kịp ăn sáng. Đến cơ quan, Khanh pha vội cốc cà phê hoặc cốc trà đặc coi đó là bữa sáng.

Đến trưa, Khanh ăn qua quýt với đồng nghiệp: phở, bún, miến, cơm bụi ở các quán ăn cơ quan. Tối về, ám ảnh sợ tăng cân, Khanh chỉ cho phép mình ăn nửa bát cơm với ít thức ăn hoặc nhịn ăn. Cả ngày hầu như Khanh rất ít uống nước. Khanh có sở thích “cú đêm”. Ngày ở cơ quan “buôn chuyện”, tối Khanh vác công việc kế toán ra làm, đến 11 giờ đêm, Khanh lại “cày” phim, lướt facebook đến tận 1-2 giờ sáng mới đi ngủ.

Dù tuổi trẻ, Khanh đã kịp “tặng” mình rất nhiều bệnh: đau đầu, mệt mỏi, sỏi thận, đau dạ dày, tiền đình, huyết áp và… thừa cân. Tiền lương, Khanh dành một phần cho việc đi khám bệnh và mua thuốc. Cuộc sống cứ thế trôi đi với thói quen không khoa học và sức khỏe ngày càng sa sút.

Khi Hà Nội giãn cách, Khanh làm việc ở nhà. Sống chậm, Khanh dành thời gian tìm hiểu về cách chăm sóc sức khỏe bản thân và sắp xếp lại thời gian làm việc khoa học hơn. Khanh hiểu tại sao mình ăn ít, ngủ ít mà cơ thể vẫn thừa cân, tích mỡ, lại “ôm” một đống bệnh trong người. Khanh đã lên thời gian biểu và thực hiện.

Sáng cô tập thói quen dậy 6 giờ 30 sáng, uống nước, vận động 30 phút. Sau đó, cô ăn sáng rồi ngồi vào bàn làm việc. Trưa, Khanh ăn cơm nhà tự nấu, nghỉ trưa và làm việc chiều. Sau khi ăn cơm tối, Khanh dành thời gian đọc sách, nghỉ ngơi và ngủ trước 11 giờ đêm.

Sự thay đổi này đã khiến cho Khanh khỏe mạnh hơn, người thon gọn và làm việc kế toán hiệu quả hơn. Giờ đây, sắp trải nghiệm cuộc sống bình thường mới, Khanh sẽ đi làm đầy phấn chấn với biểu đồ thời gian khoa học.

Nhiều bạn trẻ phấn chấn với biểu đồ thời gian khoa học bước vào cuộc sống “bình thường mới”.

Nhiều bạn trẻ phấn chấn với biểu đồ thời gian khoa học bước vào cuộc sống “bình thường mới”.

Ngoài việc biết sắp xếp thời gian khoa học, nhiều gia đình còn có cái “được” trong mùa dịch. Đó là họ học được tính cách tiết kiệm. Vợ chồng anh Giang - chị Thúy (Mỹ Đình, Hà Nội) là điển hình. Trước đây, với suy nghĩ sống “hôm nay thoải mái, ngày mai tính sau”, anh Giang - chị Thúy đã tiêu pha không biết “xót ví”. Tiền lương trưởng, phó phòng của anh chị mỗi tháng hơn 40 triệu, anh chị hầu như tiêu hết.

“Chưa có con, chúng tôi nghĩ mình phải hưởng thụ cuộc sống thư thái, đủ đầy. Mỗi tháng, được tổng 43 triệu, tôi dành 10 triệu trả tiền thuê nhà - điện nước, 4 triệu tiền ăn sáng, xăng xe, điện thoại cho hai vợ chồng, 6 triệu tiền ăn 2 bữa, 5 triệu tiền tiêu pha lặt vặt, 5 triệu tiền mua quần áo, mỹ phẩm. Còn lại hơn 10 triệu, tôi gom vào 3 tháng, hai vợ chồng xách ba lô lên đường du lịch Việt Nam hoặc ra nước ngoài với số tiền 30 triệu đồng/ tour/2 người”.

Chị Thúy than thở: “Vì tiêu pha như vậy, chúng tôi chỉ có vài triệu đồng trong tủ sau 2 năm lấy nhau. Khi giãn cách, chúng tôi làm việc ở nhà, cơ quan kinh doanh khó khăn, lương sụt giảm tới 70%, chúng tôi còn 13 triệu đồng/ tháng. Tiền nhà, điện nước hết 10 triệu, chúng tôi phải ăn dè hà tiện, 3 triệu đồng/tháng.

Đau khổ nhất khi tháng trước, chồng tôi bị ngã từ trên cao xuống, gẫy chân và chảy máu não phải cấp cứu. Nhà cạn tiền, tôi phải muối mặt gọi điện về quê vay mượn bố mẹ. Bố mẹ tôi làm ruộng không có. Họ lại tất tả đi vay họ hàng cho chúng tôi 50 triệu đồng tiền viện phí, thuốc men. Chúng tôi thấy xấu hổ vì luôn tự hào mình kiếm nhiều tiền nhất nhà mà giờ đây, không biếu gì bố mẹ lại khiến họ mắc nợ vì mình”.

Tình cảnh đó khiến anh Giang, chị Thúy nhận được bài học sâu sắc về tính tiết kiệm, vun vén. Chị học cách chi tiêu hợp lý, cắt giảm những xa xỉ: đi du lịch, mua sắm quần áo, ăn uống nhà hàng, tụ tập bạn bè… Với cuộc sống bình thường mới, vợ chồng chị sẽ cố gắng chi tiêu 60% tiền lương, còn tiết kiệm 40% phòng ốm đau, có việc đột xuất, sinh con hoặc khi kinh tế khó khăn sẽ dùng tới…

Trong họa có phúc

Anh Nguyễn Cường (35 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) mừng vui khi khoe sự tiến bộ của con. Bé Nguyễn Hiếu (10 tuổi) học lớp 5, sau đợt giãn cách, ý thức học tập, ăn uống được nâng lên. Trước đây, bé Hiếu ăn uống hay bỏ bữa vì chê thức ăn, hoặc “không có hứng ăn”. Bố mẹ dỗ dành thế nào cũng chỉ gẩy gót vài miếng, khi bố mẹ quay đi là lén đổ thức ăn vào toilet.

Khi được bố mẹ cho xem những hoàn cảnh trẻ em bị đói khát, bệnh tật vì không có bố mẹ, dịch bệnh hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới. Hiếu thấy mình rất may mắn vì có bố mẹ chăm sóc đầy đủ. Hiếu hiểu thế nào là giá trị thức ăn, giá trị mồ hôi, nước mắt của bố mẹ. Hiếu không còn chê bôi thức ăn bố mẹ nấu, ăn hết khẩu phần của mình. Hiếu bắt đầu rung cảm những hoàn cảnh khó khăn. Cu cậu thì thầm bên tai bố mẹ: “Bố mẹ tiêu pha tiết kiệm, dành tiền ủng hộ những hoàn cảnh gia đình khó khăn, các bạn, các em bị đói khát, bệnh tật nhé”.

Nghe con nói, vợ chồng anh Cường rơi nước mắt vì xúc động. Con anh đã biết san sẻ yêu thương tới mọi người. Về ý thức học tập, giữ gìn vệ sinh cá nhân, bé Hiếu cũng thay đổi. Hiếu biết rửa tay đúng cách. Hiếu đeo khẩu trang chỗ đông người, đi ra đường. Học online trực tuyến, Hiếu biết cách làm thế nào để sử dụng điện an toàn, thao tác các ứng dụng máy tính, ngồi học nghiêm chỉnh, lắng nghe cô giáo giảng bài. Bởi, bé Hiếu đã hiểu, mình rất hạnh phúc khi được nghe cô giáo giảng bài, gặp bạn bè trong những ngày giãn cách.

Ở nhiều tỉnh, thành, vùng sâu, vùng xa, nhiều bạn nhỏ hoàn cảnh gia đình khó khăn, không thể có máy tính, kết nối mạng để học. Con chữ rơi rụng lúc nào không hay. Hiếu còn nghe trên truyền thông, đọc báo đang có chương trình ủng hộ “sóng và máy tính”. Hiếu sẽ đưa tiền mừng tuổi của mình cho bố mẹ để góp vào mua máy tính tặng các bạn học sinh khó khăn. Anh Cường chợt hiểu: “Trong họa có phúc. Trong khó khăn lại tìm được nhiều giá trị cuộc sống”.

Vợ chồng gắn bó khi sống chậm.

Vợ chồng gắn bó khi sống chậm.

Các nhà tâm lý cho hay, trước đây, cuộc sống quá vội vàng, chúng ta đã bỏ lỡ nhiều bài học, ý nghĩa đường đời. Những ngày sống chậm vừa qua, rất nhiều người đã biết trân quý cuộc sống mỗi ngày.

Theo thống kê của Chương trình khu định cư con người của Liên Hợp quốc, 1,2 tỷ người vô gia cư và những người sống trong các khu ổ chuột không có nhà vệ sinh, không có nước sạch và triền miên đói khát. Vậy nếu bạn có thực phẩm để ăn, có quần áo để mặc, có một mái nhà để che đầu, để nghỉ qua đêm, dù đó là phòng trọ thuê… là bạn đã giàu có hơn ít nhất 1,2 tỷ người dân trên thế giới này.

Theo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc công bố tại Tokyo, số người nghèo và cận nghèo trên thế giới lên tới hơn 2,2 tỷ người, với mức thu nhập trên dưới 1,25 đô la Mỹ/ngày (tương đương với 27 nghìn đồng/ngày). Nếu bạn có tiền tiêu trong ví, có tiền gửi ngân hàng, có tiền bố thí cho người nghèo… Có phải bạn đang giàu có hơn 2,2 tỷ người?

Nếu sáng nay thức dậy bạn thấy khỏe hơn ngày hôm qua một chút thì bạn đã may mắn hơn ít nhất 1,2 triệu người không thể sống hết tuần này.Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 65 triệu - 100 triệu người chết. Mỗi giây qua đi, có ít nhất 2 người tạm biệt cõi đời. Vì thế hãy trân quý ngày hôm nay của bạn.

Nếu bạn bị tắc đường và kẹt xe, đừng thất vọng. Còn rất nhiều người trên thế giới này, đối với họ, lái xe là một ước mơ không thể thực hiện. Nếu bạn buồn vì một cuối tuần nữa lại sắp trôi qua. Hãy nghĩ đến những người phụ nữ ở môi trường làm việc khắc nghiệt, phải làm việc 12 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần để nuôi con.

Và cuối cùng, nếu bạn đọc được thông điệp này thì bạn đã hạnh phúc hơn hai tỷ người trên thế giới này chẳng bao giờ được đọc bất cứ thứ gì cả. Vậy thì, hãy nâng niu những gì trong vòng tay bạn, bởi vì còn rất nhiều người trên thế giới này đang ước mơ được như bạn.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.