Thay đổi cách ăn uống hàng ngày để đảm bảo sức khỏe

Hạt nêm "3 Miền" bổ sung iốt đáp ứng đủ nhu cầu phòng bệnh
Hạt nêm "3 Miền" bổ sung iốt đáp ứng đủ nhu cầu phòng bệnh
(PLO) - Theo báo cáo nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, thói quen ăn uống của người dân đã có nhiều thay đổi trong những năm qua. Xu hướng giảm sử dụng muối ăn trong chế biến thực phẩm  mà thay vào đó là sử dụng các loại gia vị mặn khác như: hạt nêm, bột canh, nước mắm, … "Đây  là một trong những nguyên nhân lý giải cho tình trạng thiếu hụt i-ốt trên cộng đồng đang tăng trở lại”. 

Vì vậy, việc sử dụng hạt nêm bổ sung i-ốt được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đảm bảo cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết cho gia đình, phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm do tình trạng thiếu i-ốt gây ra.

Nhu cầu i-ốt cần thiết cho cơ thể

BS.CK2. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết: I-ốt là một loại vi chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần được cung cấp hàng ngày để giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cũng như trí tuệ. I-ốt là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp trạng, giúp phát triển não bộ và tăng trưởng thể chất của trẻ em, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

Thiếu i-ốt ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc, trí tuệ, làm giảm kết quả học tập, năng suất lao động, gây nhiều thiệt hại đến nền kinh tế của đất nước. Phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt dễ bị sẩy thai, sinh non, thai chết lưu. Trẻ sơ sinh bị thiếu i-ốt sẽ chậm phát triển trí tuệ, đần độn, tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và  tử vong. Trẻ nhỏ nếu thiếu i-ốt làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển tâm thần, hạn chế sự phát triển chiều cao, cân nặng, suy dinh dưỡng suy tuyến giáp, bướu cổ. Người lớn nếu thiếu i-ốt sẽ giảm khả năng tư duy, giảm sức lao động và gây bệnh bướu cổ.

Cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được i-ốt mà phải được cung cấp từ bên ngoài qua thực phẩm. Tuy nhiên, phần lớn thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày lại rất nghèo i-ốt. Một số ít thực phẩm có lượng i-ốt cao như phô mai (200mcg/100g), trứng gà (169mcg/100g), lươn, hải sản (60mcg/100g), sữa bột tách béo (130mcg/100g), sữa bột toàn phần (110 mcg/100g), tảo biển (92 mcg/100g), bắp cải (20mcg/100g), rong biển, cá biển...Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm này trong bữa ăn. Vì vậy phải tìm cách bổ sung i-ốt trong các thực phẩm sử dụng hàng ngày, nhằm bảo đảm bảo sự phát triển trí lực, sức khỏe cho trẻ em. Sử dụng muối i-ốt trong bữa ăn hàng ngày và trong chế biến thực phẩm là giải pháp tăng cường hiệu quả, kinh tế, đã được sử dụng trên 100 nước khác nhau trên thế giới. “Tuy nhiên, việc hiện nay người dân sử dụng nhiều các loại gia vị mặn khác ngoài muối để chế biến thức ăn như hạt nêm không có i-ốt, là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng thiếu hụt i-ốt gia tăng trở lại” - BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp cho biết.

Thay đổi thói quen nấu ăn hàng ngày

Hạt nêm là 1 loại gia vị mới được đưa vào thị trường và ngày càng được sử dụng phổ biến trong nấu ăn, thay cho muối. Mọi người ưa dùng hạt nêm vì loại này làm tăng khẩu vị món ăn, tiện lợi trong sử dụng (không cần phải kết hợp với nhiều loại gia vị khác, chỉ cần sử dụng một mình hạt nêm) và đa dạng mùi vị.  Tuy nhiên, khi sử dụng hạt nêm, bạn cũng cần phải lựa chọn hạt nêm có bổ sung i-ốt nhằm giúp phòng chống các rối loạn do thiết hụt i-ốt gây ra.

Hạt nêm 3 Miền bổ sung i-ốt là hạt nêm duy nhất hiện nay đã ứng dụng thành công công thức và quy trình công nghệ từ kết quả đề tài nghiên cứu “Bổ sung i-ốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng” vào thực tế sản xuất công nghiệp. Đề tài do BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp và BS.CK1 Tạ Thị Lan làm chủ nhiệm, với sự quan tâm đặc biệt của Sở Khoa học công nghệ và Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM

Hạt nêm 3 Miền bổ sung i-ốt được các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM khuyên dùng như một giải pháp hữu hiệu và đơn giản nhằm phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt gây ra, được TS. Friday Nwaigwe, Trưởng Chương trình vì sự sống còn và phát triển trẻ em của UNICEF Việt Nam đánh giá rất cao, và nhóm nghiên cứu đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tặng bằng khen vì đã đóng góp xuất sắc trong việc thực hiện Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia, cải thiện sức khỏe cho công đồng.

Khi người dân có xu hướng sử dụng hạt nêm trong nấu ăn thay cho muối, việc bổ sung i-ốt vào hạt nêm là một giải pháp rất tốt để đảm bảo được lượng i-ốt cần thiết được đưa vào cơ thể. Hạt nêm “3 Miền” là hạt nêm duy nhất hiện nay đã thành công trong việc nghiên cứu bổ sung i-ốt, giúp khắc phục tình trạng thiếu i-ốt và các nguy cơ do thiếu i-ốt gây ra, mà vẫn đảm bảo cho món ăn thơm ngon. Sản phẩm ứng dụng công trình khoa học của TT Dinh dưỡng TP.HCM. Được biết, hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt có cả vị xương thịt hầm dùng cho chế biến các món mặn và vị nấm hương dùng cho các món chay.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.