Thầy cô vất vả khi số ca F0 trong trường học tăng cao

Học sinh vẫn đến trường dù số ca F0 trong trường học tăng cao. (Ảnh minh họa)
Học sinh vẫn đến trường dù số ca F0 trong trường học tăng cao. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mặc dù từ khi mở cửa trường học sau Tết Nguyên đán đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội không công bố số học sinh mắc COVID-19 nhưng tỉ lệ học sinh phải nghỉ học trên lớp, chuyển sang học trực tuyến khá lớn.

Băn khoăn khi số ca F0 tăng kỷ lục

Hà Nội hiện cho trẻ mầm non, học sinh lớp 1-6 các quận nội thành nghỉ học, số còn lại vẫn học trực tiếp. Những ngày gần đây, Thủ đô ghi nhận tới 10.000 ca COVID-19 mỗi ngày, tiếp tục xu hướng tăng mạnh ca mắc mới trong cộng đồng từ hai tuần qua. Số F0 là giáo viên, học sinh cũng tăng nhanh, khiến các trường quay cuồng với lịch học lúc online, lúc offline. Trong bối cảnh này, nhiều ý kiến băn khoăn, thành phố có nên duy trì mở cửa trường?

Thực tế, học sinh đến trường trong tuần qua đang giảm dần bởi số học sinh là F0, F1 tăng cao. Cùng với đó, số thầy cô thuộc diện F0, F1 tăng, đồng nghĩa với việc các nhà trường khó duy trì đủ thầy cô đứng lớp. Có khi học sinh lên lớp nhưng 4/5 tiết vẫn học qua hình thức trực tuyến. Các thầy cô F0 nếu không quá nặng vẫn cố gắng dạy học online. Thậm chí, không ít lớp học chỉ duy trì học sinh đến lớp, nhưng các em tự học phần lớn thời gian bởi không đủ giáo viên.

Trong bối cảnh Hà Nội ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 mỗi ngày, một số trường xoay xở tổ chức học kết hợp online và offline: gom F0, F1 vào một lớp tạm thời hoặc gửi các “F” học trực tuyến với những lớp trực tiếp. Tình trạng học sinh đến trường nhưng thầy cô dạy online từ nhà ngày càng trở nên phổ biến. Những bất cập từ mô hình giảng dạy kết hợp này khiến không ít phụ huynh lo ngại.

Theo hiệu trưởng một số trường, có thời điểm, có lớp học chỉ có 1-2 học sinh đến học trực tiếp. Đơn cử tại Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), đến nay đã có gần 1.000 học sinh là F0, F1 và một số giáo viên thuộc diện phải cách li. Đại diện trường này cho rằng, những lớp học sinh đến trường quá ít mà vẫn duy trì dạy học trực tiếp là cứng nhắc và không hiệu quả.

Cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hoà nhận định, quyết tâm đưa trẻ trở lại trường là đúng, nhưng cần căn cứ vào điều kiện thực tế. Nếu quá nhiều học sinh F0, F1, cô cho rằng nên linh hoạt chuyển sang trực tuyến hoàn toàn. Việc tập trung dạy theo một hình thức cũng giúp giáo viên có thể quan sát, quản lý học sinh và dễ dàng thiết kế bài giảng hơn.

Nhiều hiệu trưởng cũng cho rằng, với tình hình dịch bệnh phức tạp cùng sự thiếu hụt cơ sở vật chất, hệ thống chính sách hỗ trợ như hiện nay, Hà Nội nên cho các trường dạy trực tuyến hoàn toàn để ổn định và hạn chế lây nhiễm. Bởi lẽ, với mô hình dạy kết hợp online - offline, như cách các trường học ở Hà Nội triển khai hiện nay, chỉ hiệu quả khi cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, đường truyền, chính sách hỗ trợ rất tốt. Chưa kể, việc giảng dạy kết hợp cần có lộ trình chứ không phải thực hiện một cách bị động theo tình huống.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, các trường nên được trao quyền nhiều hơn. Mặc dù học trực tiếp mang lại chất lượng cao, dễ quản lý học sinh nhưng là trong điều kiện bình thường. Với 9.000-10.000 ca nhiễm được ghi nhận mỗi ngày như ở Hà Nội hiện nay, việc học trực tiếp khó thực hiện và không đem lại hiệu quả như mong đợi. Trường Đinh Tiên Hoàng có khoảng 1/3 giáo viên và học sinh là F0. Những em không đủ điều kiện học trực tiếp sẽ được dạy trực tuyến vào buổi tối. Do đó, nếu số F0 ở giáo viên tăng lên 50%, hình thức này cũng không thể duy trì, buộc phải chuyển sang học trực tuyến hoàn toàn.

Linh hoạt nhưng kiên định đưa học sinh trở lại trường

Tại phiên giải trình do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Bộ GD-ĐT đã báo cáo, giải trình về vấn đề dạy học trong bối cảnh COVID-19. Trao đổi về những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến mở cửa trường học, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhìn nhận, đây là thời điểm ngành Giáo dục đứng trước thách thức chưa từng có, khó khăn phát sinh rất lớn, dịch bệnh ngày càng phức tạp. Ông Sơn cũng khẳng ngành Giáo dục đã chỉ đạo rất quyết liệt, nhất quán, toàn diện, bám sát thực tế và phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để triển khai việc mở cửa trường học.

Bên cạnh thuận lợi, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chỉ ra một số khó khăn khi học sinh quay trở lại học trực tiếp: nhiều trường phải dạy online - offline hỗn hợp dẫn tới căng thẳng, vất vả cho giáo viên; trường học cho học sinh trở lại nhưng chưa tổ chức bán trú dẫn tới khó khăn trong chăm sóc, đưa đón của phụ huynh. Những lúng túng trong khoanh vùng xử lý ca F0, F1 trong trường học; thời gian cách ly, phương án chăm sóc cho các trường hợp nhiễm, việc test sàng lọc… Tuy nhiên, Bộ trưởng thông tin, những khó khăn này đã phần nào được giải quyết khi mới đây, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chi tiết xử lý những vấn đề nêu trên.

Về định hướng tiếp theo, Bộ trưởng cho biết, ngành Giáo dục tiếp tục nhất quán chỉ đạo đưa học sinh quay trở lại trường học, dẫu đang có nhiều băn khoăn nhưng đưa học sinh quay trở lại trường học là tất yếu, không thể khác. Trên thực tế, mặc dù dịch bệnh phức tạp, một số nơi phải quay lại học trực tuyến nhưng ở nhiều địa phương, lộ trình đưa học sinh đi học trực tiếp vẫn đang được tiếp tục.

“Một số địa phương đưa ra khẩu hiệu, chỉ có một học sinh đến lớp vẫn mở cửa lớp, có ý kiến cho rằng điều này là không hiệu quả. Nhưng tôi lại nghĩ rằng có hiệu quả, đó là sự khẳng định cho một thái độ. Có một vài em số ít gia đình không thể trông nên đưa đến lớp, việc này sẽ cổ vũ cho các cháu khác và những người khác” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh – “Khó có thể có một phương án toàn diện, trong khó khăn cần chọn phương án khả dĩ hơn cả. Phương án hiện nay đang là linh hoạt với tình hình địa phương, nhưng việc đưa học sinh trở lại trường học là kiên định, nhất quán”.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.