"Thắt lưng buộc bụng" có giúp giảm nợ công?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày báo cáo trước Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày báo cáo trước Quốc hội.
(PLO) - Hôm qua (1/11), Quốc hội tổ chức phiên họp cho ý kiến về kế hoạch tài chính 5 năm; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Cần làm rõ nguyên nhân nợ công 

Cho ý kiến tại phiên họp, đại biểu (ĐB) Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết ông “tâm đắc” với đánh giá thẳng thắn về những hạn chế trong tình hình nợ công, về đầu tư công giai đoạn năm 2011 – 2015 được nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công, đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020, như: nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, sử dụng vốn vay hiệu quả chưa cao; việc chấp hành các quy định về đầu tư công ở một số nơi chưa nghiêm; quyết định đầu tư nhưng không tính toán đến khả năng vốn…

Tuy nhiên, ông Phương cho rằng báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra chỉ là “bắn chỉ thiên” vì mới chỉ ra được cái chung mà vẫn thiếu những phần rất quan trọng đáng kể. Ví dụ: Thực tế có bao nhiêu dự án đầu tư đưa lại hiệu quả, bao nhiêu dự án thua lỗ, bao nhiêu dự án cần xem xét, đề nghị điều tra, truy tố? Nguyên nhân, giải pháp xử lý? “Có như thế mới xác định được trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xử lý, làm bài học cho tổ chức, quản lý; hy vọng ngăn chặn được tình trạng thất thoát vốn đầu tư hiện nay”, ông Phương nói.

Về dự kiến kế hoạch 2016 - 2020, ĐB Phương đề nghị cân nhắc, rà soát kỹ lưỡng về nguyên tắc bổ sung vốn đầu tư, đảm bảo đúng đối tượng, đúng trọng tâm, có hiệu quả để khắc phục tình trạng hạn chế thời gian qua. ĐB Phương cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ nguyên nhân nợ công và áp lực nợ hiện nay cũng như khả năng giải pháp khắc phục để QH và nhân dân yên tâm. 

ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cho rằng, việc quản lý sử dụng vốn vay thời gian qua chưa thực sự đạt hiệu quả cao, thể hiện qua các dự án chậm tiến độ làm tăng tổng mức đầu tư, tăng chi phí lãi vay kéo dài thời gian thu hồi vốn, tạo thêm gánh nặng trả nợ. “Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu vốn vay còn rất lớn, song nếu tiếp tục đầu tư như cách làm trong thời gian qua dàn trải, thất thoát, lãng phí, tham nhũng thì hệ quả không chỉ dừng lại ở việc tăng rủi ro cho hệ thống tài chính, mất an toàn nợ công, góp phần gây mất ổn định kinh tế vĩ mô”, ĐB Tiến nêu ý kiến. 

Trước tình hình trên, ông Tiến đề nghị Chính phủ phải có chiến lược nợ rõ ràng, có những điều kiện cụ thể để đảm bảo hiệu quả đầu tư, khả năng trả nợ hàng năm, chi tiêu thường xuyên của Nhà nước triệt để tiết kiệm, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tiết kiệm chi thường xuyên.

Chỉ còn cách giảm chi tiêu?

Về cơ chế phân bổ vốn, ĐB đề nghị cơ chế phải đảm bảo thực sự minh bạch, cơ chế giám sát dòng vốn đầu tư chặt chẽ, chống thất thoát, lãng phí, các dự án đầu tư công và kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính 5 năm (2016-2020). ĐB Tiến cũng cho rằng Chính phủ phải thu hẹp được khoảng cách giữa chi thường xuyên và chi đầu tư, không để khoảng cách này ngày càng nới rộng.

Cũng băn khoăn về vấn đề nợ công, ĐB Phạm Phú Quốc (TP HCM) cho rằng để giảm được nợ công thì có thể nuôi dưỡng và tăng thu hoặc giảm chi. Nhưng với nhận định tăng thu khó có thể có một sự đột biến trong 5 năm tới; ĐB đề xuất “chúng ta chỉ còn có một con đường để có thể thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch này đó là giảm chi”. 

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, thời điểm 2001 nợ công là 36,5%, năm 2005 là 40,8%, năm 2010 là 50%, năm 2015 là 62,2% GDP. Về quy mô năm 2015 nợ công khoảng 2,608 triệu tỷ đồng (gấp 2,3 lần năm 2010, gấp 7,6 lần năm 2015 và gấp 14,8 lần năm 2001). Tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2011-2015 bằng 18,4% một năm, cao gấp ba lần tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng kinh tế giai đoạn này của chúng ta là 5,91%). Trong thực hiện hàng năm chúng ta phải đáo nợ, năm 2013 đáo nợ 47 nghìn tỷ, năm 2014 là 106 nghìn tỷ, năm 2015 là 125 nghìn tỷ và năm nay 2016 là 95 nghìn tỷ. “Nhận định về nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn là rất đúng”, ông nói.

Nguyên nhân của tình trạng trên được Bộ trưởng Dũng chỉ ra bao gồm tăng trưởng kinh tế không đạt theo kế hoạch; thực hiện giá trị GDP không đạt theo dự toán, làm cho tỷ lệ nợ công tăng lên; tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian vừa qua, đặc biệt tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu ngân hàng thương mại, doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu nông nghiệp chưa đạt được theo yêu cầu. 

Ông Dũng cũng nhấn mạnh một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên, bao gồm: tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý nợ công, quản lý ngân sách; từng bước tiến hành tái cơ cấu lại kỳ hạn và lãi suất của nợ công…

Cho ý kiến về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2016; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2017 trong buổi chiều cùng ngày, ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cho rằng công tác dự báo ngân sách thời gian qua còn hạn chế nên ngân sách luôn thụ động, mất cân đối. ĐB cũng đề nghị Chính phủ giải trình chi tiết về một số khoản thu trong 9 tháng đầu năm 2016 mà cử tri và báo chí quan tâm như tiền cổ tức được chia từ các ngân hàng thương mại nhà nước, thu từ xử lý tài sản, vụ án tham nhũng, xử lý nợ xấu mà Nhà nước đã mua lại.

Cho rằng bội chi ở mức 172,3 nghìn tỉ đồng là quá lớn với quy mô nền kinh tế hiện nay, dẫn đến phải vay để chi trả nợ, ĐB này đề nghị trong giải pháp của Chính phủ cần làm rõ hạn chế đi vay cho ngân sách chi tiêu, có những giải pháp cụ thể để tăng cường truy thu thuế, vốn để cải thiện tình trạng mất cân đối. 

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm cơ cấu lại việc chi ngân sách nhà nước. ĐB Tâm cho rằng cần xem xét tạo cơ chế để các địa phương đảm bảo tự chủ và có không gian để có sự sáng tạo. ĐB Tâm cũng đề nghị luật hóa tất cả các cơ chế chính sách để đảm bảo tính minh bạch, tránh tình trạng xin-cho; triệt để tiết kiệm, thực hiện “thắt lưng buộc bụng” trong giai đoạn thu ngân sách khó khăn và lãng phí ngân sách xảy ra khá phổ biến hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.