Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai hóa đơn điện tử

Ngành Thuế triển khai sử dụng HĐĐT thay cho hóa đơn giấy là việc làm hữu ích cho DN và người dân.
Ngành Thuế triển khai sử dụng HĐĐT thay cho hóa đơn giấy là việc làm hữu ích cho DN và người dân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau thời gian thí điểm triển khai hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP (NĐ 123) và Thông tư 78/2021/TT-BTC (TT 78) đã xuất hiện nhiều vướng mắc phát sinh cần giải đáp, xử lý kịp thời…

Ngành Thuế đã tạo bước đột phá trong chuyển đổi số

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp (DN) trong quá trình triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT), ngày 27/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chủ trì tổ chức Hội thảo “HĐĐT theo quy định Nghị định 123 và Thông tư 78 – Những điều DN cần lưu ý khi áp dụng”.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI khẳng định, với việc chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, nhất là việc triển khai hệ thống HĐĐT thì ngành Thuế đã tạo bước đột phá mới trong chuyển đổi số.

Để áp dụng HĐĐT theo quy định mới, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78 hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế số 38 và NĐ 123. Theo đó, lộ trình triển khai thực hiện HĐĐT được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022 triển khai HĐĐT tại 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định. Giai đoạn 2 từ tháng 4/2022 đến tháng 7/2022 triển khai HĐĐT tại 57 tỉnh, thành phố còn lại.

“Với chức năng là đơn vị đại diện cho cộng đồng DN, chúng tôi nhận thấy việc ngành Thuế triển khai sử dụng HĐĐT thay cho hóa đơn giấy là việc làm vô cùng hữu ích cho DN và người dân. Bởi, việc sử dụng HĐĐT giúp DN giảm chi phí so với sử dụng hóa đơn giấy như: Chi phí giấy in, mực in; chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng; giảm thời gian tìm kiếm hóa đơn; tăng cường khả năng bảo mật hóa đơn; giúp việc lưu trữ, quản lý hóa đơn vĩnh viễn; nâng cao hiệu quả quản lý hóa đơn do việc tập hợp các thông tin qua phương tiện điện tử một cách nhanh chóng và kịp thời…” - lãnh đạo VCCI phát biểu.

Tuy nhiên, sau thời gian thí điểm triển khai HĐĐT với nhiều nội dung mới, nhiều vướng mắc phát sinh cần được giải đáp, xử lý kịp thời cho người nộp thuế. Đặc biệt là đối với các hộ/cá nhân kinh doanh là những đối tượng lần đầu sử dụng HĐĐT.

“Do đó, nhiệm vụ của VCCI là phải phối hợp với ngành thuế, các cơ quan liên quan nhằm giúp DN, các cán bộ làm công tác tài chính - kế toán - thuế trong DN hiểu rõ, xử lý kịp thời các sai sót khi thực hiện trong quá trình áp dụng…” - ông Phòng nhấn mạnh.

Những điều cần lưu ý

Đại diện một trong các DN tiên phong trong triển khai HĐĐT, ông Hà Viễn Dương - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone (Tổng Công ty Viễn thông MobiFone) đã chia sẻ những kinh nghiệm của DN trong việc triển khai HĐĐT. Đặc biệt DN này đã giới thiệu dịch vụ HĐĐT Mobiphone Invoice cùng với các Chương trình khuyến mại hấp dẫn dành cho các DN.

Đại diện Tổng cục Thuế, ông Nguyễn Văn Phụng – Cục trưởng Cục Thuế DN lớn, Tổng cục Thuế đã có phần giới thiệu bài bản về chứng từ và hóa đơn; chứng từ và HĐĐT (NĐ 123 và TT 78); Xử phạt hành chính thuế, hóa đơn (Nghị định 125/2020/NĐ-CP); Giải pháp thuế 2022 (Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP).

Về chứng từ và hóa đơn, theo ông Phụng, DN cần nắm rõ sự phân biệt giữa chứng từ với hóa đơn, hành trình của hóa đơn qua thời gian. Đối với chứng từ và HĐĐT, triển khai hoạt động năm 2022, ông nhấn mạnh, lộ trình thực hiện HĐĐT, các văn bản pháp luật về hóa đơn, hóa đơn chứng từ điện tử, bảo quản HĐĐT, phân loại HĐĐT theo cách truyền dữ liệu, chuyển đổi HĐĐT thành giấy, HĐĐT không mã của cơ quan thuế, áp dụng HĐĐT mã cơ quan thuế, thời điểm lập hóa đơn theo Điều 9 NĐ 123, nội dung hóa đơn theo Điều 10 NĐ 123, ký hiệu hóa đơn theo Điều 4 TT 78…

Nhiều vướng mắc của DN đã được đại diện Tổng cục Thuế và các chuyên gia giải đáp ngay tại Hội thảo.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.