Tháo gỡ khó khăn trong quản lý đối tượng không có nơi cư trú ổn định

Tháo gỡ khó khăn trong quản lý đối tượng không có nơi cư trú ổn định
(PLVN) -Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (thay thế Nghị định số 111/2013/NĐ-CP và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP). Trong đó có nhiều quy định đáng chú ý nhằm tháo gỡ khó khăn trong quản lý đối tượng không có nơi cư trú ổn định.

Theo quy định, Luật Xử lý vi phạm hành chính ( XLVPHC) giao Ủy ban nhân dân xã (nơi đối tượng bị phát hành hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba) tổ chức quản lý đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định. Tuy nhiên, biện pháp giáo dục tại xã, phương, thị trấn (GDTXPTT) là biện pháp nhằm giúp đỡ, giáo dục người vi phạm mà không phải cách ly họ khỏi cộng đồng, vì vậy, việc giao UBND xã tổ chức quản lý đối tượng không có nơi cư trú ổn định trên thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn, cần phải có giải pháp cụ thể.

Hiện nay, dự thảo Nghị định dự kiến đề xuất bổ sung một quy định riêng về việc “quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục là người không có nơi cư trú ổn định”, trong đó quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn sẽ giao Công an xã thực hiện việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục, đồng thời, giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục. Với lý do: Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cư trú. Hơn nữa, các chức danh Công an xã, phường, thị trấn hiện nay đã do Công an chính quy đảm nhiệm, đây đều là những cán bộ, chiến sĩ có kỹ năng, nghiệp vụ tổ trong việc bảm bảo tình hình an ninh, trật tự tại địa bàn, có điều kiện tốt nhất để tổ chức việc giáo dục, giúp đỡ đối tượng là người trên 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy mà không có nơi cư trú ổn định.

Ngoài ra, trong dự thảo Nghị định cũng dự kiến bổ sung một số quy định nhằm đáp ứng việc tổ chức giáo dục, giúp đỡ các đối tượng này như: Quy định cụ thể người trực tiếp được phân công giúp đỡ người được giáo dục là người trên 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy mà không có nơi cư trú ổn định phải là cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Công an xã; bổ sung một số quy định về nội dung, hình thức giáo dục, cam kết của người được giáo dục… để đáp ứng yêu cầu trong việc tổ chức quản lý đối tượng là không có nơi cư trú ổn định

Về việc xử lý trường hợp người đang trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. Điều 35a Nghị định số 111/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 56/2016/NĐ-CP) hiện đang quy định xử lý trường hợp người đang trong thời gian chấp hành biện pháp GDTXPTT (đã chấp hành ít nhất ½ thời gian) nhưng tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm trường hợp theo quy định thì sẽ chấm dứt áp dụng biện pháp này và chuyển sang áp dụng biện pháp tương ứng là đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, mà không quy định trường hợp đối tượng là từ 14 đến dưới 18 tuổi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm quy đinh tại khoản 4 Điều 92 Luật XLVPH sẽ bị chuyển sang áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Với lý do, đối tượng này là người chưa thành niên, việc xử lý các hành vi vi phạm của đối tượng này phải hạn chế áp dụng các chế tài mang tích cách ly khỏi cộng đồng. Thay vào đó, các biện pháp, chế tài phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong xử lý vi phạm đối với người chưa thành niên là phòng ngừa, giúp đỡ, giáo dục, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng. 

Hiện nay, dự thảo Nghị định đã quy định sửa đổi theo hướng: Bỏ quy định về xử lý trường hợp người được giáo dục đang trong thời gian chấp hành biện pháp GDTXPTT mà thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC để phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC. Đồng thời, bổ sung quy định xử lý trường hợp người được giáo dục (người từ 14 đến dưới 18 tuổi) đang trong thời gian chấp hành biện pháp GDTXPTT mà thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 94 Luật XLVPHC (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 67/2020/QH14) thì sẽ chấm dứt áp dụng biện pháp GDTXPT và đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19/2 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật Ban hành VBQPPL vào cuộc sống

(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Văn bản số 1240/UBTVQH15-PLTP về việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2025. Trong đó, yêu cầu các cơ quan khẩn trương tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định mới của Luật, thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật vào cuộc sống

Đọc thêm

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.