Thành lập Chi cục BVMT để “cứu” sông Đồng Nai

 


Cho đến nay, các tỉnh, thành đã thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ sông Đồng Nai trên địa bàn và đang từng bước hoàn thiện các quy chế hoạt động theo quyết định 187/2007/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ... 

Hôm nay, tại phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban BVMT lưu vực hệ thống (LVHT) sông Đồng Nai tại Bình Dương, các đại biểu đã đưa ra phương án để bảo vệ sông Đồng Nai tránh bị “bức tử”.

Nguy cơ bị bức tử

Hiện việc ô nhiễm trên sông Đồng Nai vẫn còn diễn biến phức tạp. Nước sông từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại, Đồng Nai đã bắt đầu ô nhiễm các chất hữu cơ và chất rắn. Còn Sông Sài Gòn bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và ô nhiễm vi sinh từ khu vực cửa sông Thị Tính và tăng dần về phía hạ lưu. 

Hàm lượng BOD5, COD, vi sinh…đều không đạt quy chuẩn, khu vực cửa sông cũng bị ô nhiễm chất hữu cơ và vượt qua QCVN 08 ở mức A1, một số nơi còn vượt mức B1…

Tại phiên họp, Ủy ban BVMT sông Đồng Nai đã báo cáo những nhiệm vụ cụ thể. Hiện 11 tỉnh, thành đã khảo sát và đánh giá tình hình ô nhiễm do các loại hình sản xuất, kinh doanh gây ra cho lưu vực sông để Chính phủ có cơ sở ban hành Nghị định quy định các loại hình sản xuất, kinh doanh cần cấm hoặc hạn chế đầu tư tại lưu vực sông. Ngoài ra, Ủy ban BVMT đã nhất trí kiến nghị Chính phủ xem xét không cho phát triển thêm các công trình thủy điện.  

Quang cảnh buổi hội nghị.
Quang cảnh buổi hội nghị.
Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban BVMT sông Đồng Nai cho biết: “Hiện có 11 tỉnh, thành đã tập trung bảo vệ sông Sài Gòn, Sông Bé, Đồng Nai…Cho đến nay các tỉnh, thành đã thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ sông Đồng Nai trên địa bàn và đang từng bước hoàn thiện các quy chế hoạt động theo quyết định 187/2007/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ. 

Đến nay hệ thống quan trắc ở các tỉnh, thành đã hoàn thành. Đồng thời lãnh đạo các tỉnh cũng rất quan tâm đến việc lực chọn các doanh nghiệp bố trí đầu tư tại dọc các con sông thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Những dự án không đảm bảo môi trường, các địa phương nhất quyết không cấp phép hoạt động. Đây là một tín hiệu rất tốt trong việc BVMT LVHT sông Đồng Nai”.

Ông Quân cho biết thêm, đến nay các nhà máy nằm trong hàng trăm KCN-KCX tại lưu vực sông đã có hệ thống xử lý nước thải. Nhưng còn một số doanh nghiệp vẫn tìm mọi cách né tránh. 

Trong thời gian qua, các tỉnh, thành cũng đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng đấu tranh, xử lý kiên quyết các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp này.

Tại hội thảo, các đại biểu đưa ra 3 vấn đề gồm kinh phí triển khai 16 dự án thuộc đề án lên đến hơn 1.900 tỷ đồng. Nhưng nguồn kinh phí này không được bố trí riêng nên khó huy động để triển khai dự án và vướng quy định của Luật Ngân sách nên không thể xây dựng cơ chế đặc thù cho công việc này. 

Bên cạnh đó, việc triển khai xây dựng các dự án cụ thể tại các địa phương chưa được quan tâm đúng mức, còn trông chờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ TW mà không chủ động bố trí nguồn kinh phí địa phương để thực các dự án hạ tầng kỹ thuật môi trường… 

Không cấp phép các dự án gây ô nhiễm

Bàn về vấn đề những dự án gây ô nhiễm môi trường mà tỉnh này không cấp phép hoạt động, nhưng qua các tỉnh khác lại được cấp phép, ông Lê Hoàng Quân cho biết: “Chuyện này chúng tôi có đã từng nghe, nhưng ngay lúc này, tôi khẳng định những dự án gây ô nhiễm đều được lãnh đạo các tỉnh, thành “cắt” hết”. 

Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang đã yêu cầu, các lãnh đạo 11 tỉnh, thành trong phiên họp phải khắc phục ngay những xung đột về lợi ích cục bộ để không làm ảnh hưởng đến các địa phương khác.

Năm 2012, sẽ tiếp tục công tác giám sát, đánh giá theo chuyên đề như năm 2011. Như vậy sẽ có 8 chuyên đề cụ thể gắn liền với thực trạng của từng tỉnh, thành khác nhau và 3 Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT sẽ có những chuyên đề bảo vệ môi trường riêng biệt bám sát vào các hoạt động chuyên môn của từng bộ. 

Ông Lê Hoàng Quân cho biết: “Bình Dương và TP.HCM hiện nay đang tập trung xử lý tình trạng ô nhiễm kênh Ba Bò. Đến giữa năm 2012, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành thi công và đưa vào hoạt động hồ sinh học để hạn chế mức độ ô nhiễm của con kênh này”.

Tại TP.HCM, với hơn 800 kênh, rạch, TP đã tập trung triển khai nạo vét như: Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tàu Hủ-Bến Nghé, Tham Lương-Bến Cát, Rạch Nước Lên. 

Hiện TP đã có nhà máy xử lý nước thải có công suất 150 ngàn m3/ ngày đêm, giai đoạn 2 sẽ nâng lên 450 ngàn m3/ ngày đêm. Sắp tới, TP sẽ đầu tư thêm nhà máy xử lý nước thải tại Thủ Thiêm, quận 2 với tổng kinh phí đầu tư 450 triệu USD.

Thọ Lang

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...