Thành Cha - dấu tích cổ bị lãng quên

Thuở vàng son, thành Cha có tên là Phật Thệ, thành đô của kinh đô Vijaya. Đây là một trong bốn thành cổ Chăm Pa ở Bình Định, từng là trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực này khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XV. Thế nhưng ngày nay, thành Cha chỉ là một phế tích …

Thuở vàng son, thành Cha có tên là Phật Thệ, thành đô của kinh đô Vijaya. Đây là một trong bốn thành cổ Chăm Pa ở Bình Định, từng là trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực này khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XV. Thế nhưng ngày nay, thành Cha chỉ là một phế tích …

Dấu xưa để lại
Thành Cha nằm ở phía nam kinh thành Vijaya, nay thuộc địa phận thôn An Thành xã Nhơn Lộc huyện An Nhơn – Bình Định. Nằm trên một dải đất cao ở bờ nam sông Kôn, thành Cha gồm hai khu thành lớn nhỏ được xây dựng gần nhau (còn gọi là thành nội, thành ngoại), đều có bình đồ hình chữ nhật.  
Đường vào di tích thành Cha
Đường vào di tích thành Cha
Ở khu vực thành lớn, các cặp tường thành đối diện nhau với chiều dài chênh lệch không đáng kể. Khi xây dựng, người xưa dựa vào hướng sông Kôn, nên chiều dài của bức tường thành phía bắc dài hơn phía nam một đoạn khoảng 100m. Cặp tường thành phía đông và phía tây dài gần 350m, còn cặp tường thành phía bắc và phía nam dài gần 950m. Ngoại trừ mặt thành phía bắc do gần sông Kôn nên bị xói lở gần hết, các mặt còn lại tương đối nguyên vẹn.
Ở góc tây bắc của khu vực thành lớn còn có dấu tích một khuôn viên hình chữ nhật, được bao bọc xung quanh một gò gạch mà trong đó số lượng gạch ngói còn sót lại rất lớn với những thềm cửa, trụ cửa có kích thước lớn, đặc biệt là có rất nhiều viên gạch ngói âm dương và ngói ống - loại vật liệu kiến trúc có trang trí chỉ tìm thấy tại kinh đô cũ của ChămPa như Trà Kiệu. Tại khu vực này, người ta đã phát hiện ra bức tượng bán thân của nữ thần Kabêra  Yakshini rất đẹp cùng với những bức phù điêu được làm bằng đất nung rất tinh xảo, là minh chứng cho sự tồn tại hiện thực của một kiến trúc đô thành. 
Khu thành nhỏ được nằm giáp lưng với khu thành lớn theo hướng tây bắc, có chiều rộng 134 m và chiều dài 240m. Một điều thú vị ở đây là nhà kiến tạo nên thành cổ Phật Thệ này đã cố tình bố trí hai khu thành lớn nhỏ theo thế liên hòan, được thể hiện ở chỗ là bức tường phía đông thành nhỏ cũng chính là một phần bức tường phía tây thành lớn nối thêm một đoạn nữa.
Tại khu thành nhỏ này, người ta không tìm thấy dấu vết bức tường ở phía bắc và nó lấy sông Kôn làm hào để tạo thành lá chắn bảo vệ thành. Chính điều này cho thấy khu thành nhỏ được người đời xưa bố trí như một tiền đồn của khu thành lớn, là tuyến giao thông đường thủy rất quan trọng.  
Từ các đoạn trích trong Đại Việt sử ký toàn thư , nữ sĩ Trần Thị Huyền Trang (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội văn học nghệ thuật Bình Định) đã cho rằng, thành nằm ở bờ nam sông Ngũ Bồ có tên là Phật Thệ. Từ cửa Thi Lị Bi Nại có thể lên thành theo đường sông tu Mao (sông Tân An bây giờ).
Theo người dân địa phương thì tại khu vực thành Cha ngày nay vẫn còn các địa danh như Đồng Mây, Đồng La. Căn cứ theo sự mô tả trong các tư liệu như Đại Nam Nhất Thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư thì thành Phật Thệ hòan tòan trùng khớp với địa cuộc của thành Cha ở thôn An Thành – Nhơn Lộc huyện An Nhơn. Vì vậy, Thành Cha chính là thành Phật Thệ thuở xưa.
Ngày nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng thành Phật Thệ chính là một cái tên gọi khác của thành Đồ Bàn, cũng bởi vì cái tên Phật Thệ cứ được nhắc lại nhiều lần trong nhiều tư liệu lịch sử với tư cách là thành đô của kinh đô Vijaya. 
 Lời khẩn cầu của thành cổ … 
Thành Cha được xếp hạng Di tích văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 27/11/2003, thế nhưng do nó đã sớm trở thành phế tích nên có rất ít thông tin trong các sử liệu. Trên thực tế, tòa thành cổ này hiện vẫn còn rất nhiều bí ẩn, cần được khám phá, tìm hiểu.
Một số nhà khảo cổ học đã tìm về Bình Định để khảo sát, nghiên cứu thành Cha. Nhưng những thông tin các nhà nghiên cứu đưa ra cũng vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát và mô tả ban đầu về tòa thành cổ của người ChămPa này mà thôi.
Mãi đến tận năm 2001, khi Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định lập hồ sơ, đề nghị công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia thì thành Cha lúc bấy giờ mới được khảo sát, tuy nhiên nó cũng chỉ được khảo sát trên mặt đất mà thôi.
Thành Cha được xây đắp bằng đất, bên trong có trộn gạch vữa và ngói ống. Theo các nhà nghiên cứu, thành Cha có thể từng giữ chức năng là trung tâm chính trị, quân sự của châu Vijaya và sau đó nó gần như đóng vai trò là kinh đô ChămPa trong giai đoạn người Chiêm Thành dời đô từ đất Quảng Nam vào Bình Định.  
Dau tich thanh Cha: Thành Cha giờ chỉ là một tấm bia nằm thoi loi giữa gò
Dau tich thanh Cha: Thành Cha giờ chỉ là một tấm bia nằm thoi loi giữa gò
Cho tới hiện nay, mặc dù được công nhận là Di tích văn hóa cấp Quốc gia nhưng lối vào thành Cha vẫn chỉ là một con đường đất nhỏ, thậm chí khi hỏi đường, người dân địa phương vẫn không biết thành Cha nằm ở đâu. Trên một gò đất cao, ngoại trừ tấm biển công nhận di tích nằm trơ trọi ra, người ta khó có thể hình dung khu vực này từng có một tòa thành cổ ChămPa tồn tại. 
Dấu tích bờ thành xưa cũng không thể nào nhận rõ được, bởi xung quanh bị cây dại che phủ, rồi người dân cư trú và đất trong thành thì trở thành nơi trồng hoa màu, thậm chí trở thành bãi rác. 
Theo ông Trần Phan An - một người dân sống lâu năm gần thành cổ, vào năm 1991, tại ngã ba ông Tề (gần trung tâm thành), người ta tìm thấy được 10 hiện vật bằng đất nung. Căn cứ vào hình dáng và đề tài thể hiện , nhiều người cho rằng đó là phù điêu trang trí cho một công trình kiến trúc. Nhiều người dân thôn An Thành còn cho hay tại một số nơi trong thành Phật Thệ khi đào xuống đất chừng 7 – 8 tấc, họ đã bắt gặp những đường rãnh, hai bên bờ là đất nhưng bên trong chứa đầy cát trắng (!?).  
Xung quanh thành Cha chỉ là rác và phân bò
Xung quanh thành Cha chỉ là rác và phân bò
Theo lời ông Cao Văn Nghĩa – Chủ tịch UBND xã Nhơn - năm 1998, Hợp tác xã nông nghiệp 1 Nhơn Lộc đã thuê máy ủi san bằng vòng thành thì phát hiện thành được xây khoảng 8m bằng gạch hời (đất nung), mỗi viên gạch khoảng 4 tấc vuông. Cả dãy vòng thành giờ được dân cất nhà trên bờ thành.
Năm 2004, có một người dân vét mương đã phát hiện một tượng đá của ChămPa cao 8 tấc, ở phía dưới tượng là một bệ sen có 8 cạnh, trên  Linga là hình lục giác. Cũng trong năm 1998, người dân xã Nhơn Lộc ra vùng thành lấy củi thì phát hiện rất nhiều vật dụng bằng kim loại vàng như: xuyến, cong, nhẫn…
Người ta đồn nơi đó có một cái giếng, khi thành Cha thất thủ, người Chiêm đã chôn vàng bạc, châu báu dưới giếng … 
Tiến sĩ Đinh Bá Hòa – Giám đốc Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định cho rằng, thành Cha vẫn còn nguyên vẹn hơn thành Đồ Bàn. Thành Cha nằm ở vị trí rất thuận lợi về mặt giao thông, lại được thiết kế khá kiên cố. Rất có thể thành Cha giữ vai trò rất quan trong trong lịch sử. 
Tới nay thành Cha vẫn còn nhiều bí ẩn chưa giải đáp được. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần phải có những động thái tích cực hơn trong việc bảo vệ những dấu tích còn lại. 
Phi Phi

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.