Thăng Long - Hà Nội: Từ “phi chiến địa” đến “Thành phố vì hòa bình”

Thăng Long - Hà Nội: Từ “phi chiến địa” đến “Thành phố vì hòa bình”
(PLO) - Những ngày tháng 10 lịch sử đối với Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, chắc rằng không ai có thể quên hai câu thơ dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của những người con đất Việt: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”. Cảm xúc của những người con đã từng gắn bó cùng Hà Nội sao mà thiết tha đến thế!

“Thăng Long phi chiến địa”
Kể từ khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về Thăng Long (1010) cho đến thời điểm chúng ta đang sống, Hà Nội đã đi vào lịch sử hơn một nghìn năm tuổi. Hơn một nghìn năm, cả dặm dài đất nước. Từ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, miền đất này đã phải trải qua không ít thăng trầm. Cổ nhân có câu: “Thăng Long phi chiến địa”. Vậy nhưng, là trái tim của một đất nước, của một dân tộc anh hùng, kẻ thù không ít lần mang gót sắt giày xéo đất thiêng, muốn dập tắt ý chí đấu tranh của những người con đất Việt.
Lần giở lịch sử ngàn năm, suốt thời phong kiến, không ít lần quân xâm lược phương Bắc tràn vào chốn kinh thành. Thời nhà Trần chống quân Nguyên Mông, Thăng Long từng đỏ lửa. 10 năm kháng chiến “nếm mật nằm gai” của Lê Thái Tổ, Thăng Long lúc ấy là thành Đông Quan đầy dấu ngựa bè lũ nhà Minh. Rồi đến thời Quang Trung - Hoàng đế bách chiến bách thắng, ngài cũng phải thần tốc kéo quân ra quét sạch giặc Thanh khỏi kinh thành, để xác chúng chất đầy gò Đống Đa gần trung tâm Hà Nội. 
Tiếp nối truyền thống đánh giặc phương Bắc, đến thời hiện đại, khi quân xâm lược đã là bè lũ thực dân, có trong tay tàu đồng, súng thép, ông cha ta vẫn đánh giặc kiên cường. Đó là Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (năm 1873) rồi Tổng đốc Hoàng Diệu (năm 1882), đều quyết sống chết giữ thành Hà Nội. Ý chí ấy, tấm lòng son giữ đất kinh kỳ ấy cứ cuộn chảy trong huyết quản của những người con đất Việt, rồi bùng cháy kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. 
Trải qua 9 năm gian khổ kháng chiến chống Pháp, Thăng Long - miền đất thiêng Hà Nội mới được chào đón những đoàn quân cách mạng kéo về giải phóng Thủ đô. Ngày 10/10/1954 đã đi vào lịch sử, trở thành mốc son chói lọi chứng minh tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, bằng chứng hùng hồn cho câu nói cổ nhân “Thăng Long phi chiến địa”. Thăng Long và từ ngày ấy mãi mãi mang tên Hà Nội, đúng là mảnh đất dạn dày lửa đạn. 
Tuy thế, “phi chiến địa” ở chỗ Hà Nội trở nên một tòa thành bách chiến bách thắng. Bất cứ kẻ thù nào chạm tới mảnh đất thiêng này cũng đều phải bại vong. Mỗi tấc đất Thăng Long - Hà Nội còn ghi dấu biết bao sự tích oai hùng và cũng thắm đượm máu đào bao liệt sĩ từ ngàn xưa cho đến ngày nay. 
Kể từ ấy, từ cái ngày 10/10 không biết vô tình hay hữu ý mà rất tròn trịa, Hà Nội sạch bóng quân thù. Từ một Hà Nội (vùng đất trong sông) nhỏ bé, cho đến ngày nay với một không gian văn hóa ngày càng rộng mở, Hà Nội như vẫn ôm trọn, bao chứa trong lòng tất cả tinh hoa dân tộc Việt. Hà Nội được ấp ôm, bao bọc trong núi Tản, sông Đà, trong sông Hồng, sông Đáy; khí thiêng sông núi tụ về hun đúc một Hà Nội mới, Hà Nội của thế kỷ 21, mang trong mình một trầm tích văn hóa, ngày càng được bồi đắp thêm dày hơn, lắng sâu hơn.
Thành phố vì hòa bình
Lịch sử về Hà Nội không dừng lại mà vẫn còn tiếp diễn một cách tốt đẹp đến trường tồn. Cách đây 15 năm (ngày 16/7/1999), tại thành phố La Paz (Cộng hòa Bolivia), Hà Nội vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những thành tựu nổi bật của Thủ đô Hà Nội trong quá trình đổi mới cũng như khát vọng về hoà bình của nhân dân Việt Nam. Thành phố hơn 1.000 năm tuổi đang mỗi ngày một đổi thay.
Trong 15 năm hành động vì hòa bình, quy hoạch và xây dựng luôn là lĩnh vực được thành phố chú trọng và đi trước một bước. Việc xây dựng đô thị được định hướng hợp lý, phù hợp với yêu cầu của người dân và đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Nhiều chỉ tiêu, tiêu chí đã được đặt ra, trong đó lồng ghép việc bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị. Những nỗ lực này đã mang lại nhiều thành tựu cho Thủ đô Hà Nội.
Cách đây không lâu, TS, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng TP.Hà Nội cho báo chí biết: “Phát triển đô thị của Hà Nội đã đạt được tốc độ lớn và có chất lượng. Hiếm có đô thị nào trong 9 năm có hơn 260 dự án khu đô thị, đưa 13.000ha đất vào trong phát triển đô thị. Sau khi mở rộng địa giới, chúng ta lại đạt được những thành tựu vượt bậc hơn nữa. Trong bối cảnh chung, kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng, Hà Nội vẫn gấp 1,5 lần so với cả nước. Các thành phần kinh tế khác cũng phát triển. Đặc biệt, phát triển nông thôn mới, Hà Nội là một trong những đô thị mở rộng địa giới nhưng rất chú trọng nông thôn mới”.        
Một trong những tiêu chí cốt yếu của “Thành phố vì hòa bình” theo quan điểm của UNESCO là phải đạt được những thành tựu đáng kể trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục thế hệ trẻ. Thành phố Hà Nội đã dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, coi đó như một trọng điểm ưu tiên trong chính sách phát triển. Hà Nội hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, trung học phổ thông; 100% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ đúng độ tuổi; 83% đối tượng trong độ tuổi hoàn thành phổ cập trung học phổ thông…
Một chuyên gia về giáo dục cho rằng, chất lượng và hiệu quả của sự nghiệp giáo dục hiện nay là điều kiện quan trọng để giúp thế hệ trẻ chuẩn bị tốt hành trang tri thức và văn hóa để kiến tạo tương lai của Thủ đô và đất nước. Thành phố Hà Nội cần đề cao và thực hành có hiệu quả hơn nữa nguyên tắc “nêu gương, làm gương” trong giáo dục nhân cách và lối sống của công dân Thủ đô, nhất là đối với thế hệ trẻ. 
Thành phố cũng cần phát huy vai trò của các trường đại học và các viện nghiên cứu, của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, đóng góp có hiệu quả hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế tri thức và cải thiện diện mạo văn hóa Thủ đô.
15 năm qua, Hà Nội vẫn là Thủ đô duy nhất trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương được nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Đó là vinh dự, là động lực và cũng là thách thức lớn. Chính quyền thành phố với phương châm: “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội” đang từng bước xây dựng Thủ đô theo quy hoạch đã đề ra đến năm 2030, tầm nhìn 2050 để Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, để nhân dân có cuộc sống thanh bình, ngày càng sung túc. 
Làm được như thế cũng là thực hiện mục tiêu của UNESCO: Xây dựng đô thị, giữ gìn môi trường sống, thúc đẩy phát triển văn hóa giáo dục, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ và sự bình đẳng trong cộng đồng. Hà Nội mãi mãi xứng đáng với sự tin yêu của bạn bè thế giới đã vinh danh Thủ đô Hà Nội là “Thành phố vì hòa bình”.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.