Giữ gìn Hà Nội cho muôn đời sau

Cầu Nhật Tân - công trình hiện đại vẫn mang tên xưa. Ảnh minh họa
Cầu Nhật Tân - công trình hiện đại vẫn mang tên xưa. Ảnh minh họa
(PLO) - Sáng qua (3/10), Hội thảo khoa học “60 năm giải phóng Thủ đô - thành tựu, thời cơ, thách thức và phát triển” được tổ chức nhằm khẳng định rõ hơn thành tựu của Thủ đô qua suốt chiều dài lịch sử và những nỗ lực hướng tới tương lai.
Hà Nội có quá trình tích tụ văn hóa lâu dài, tạo nên một di sản văn hóa có sức kết tinh, lắng đọng sâu và tỏa chiều rộng. Theo GS Sử học Phan Huy Lê: “Đó là công sức lao động sáng tạo và đấu tranh không biết mệt mỏi của biết bao thế hệ cư dân bản địa và cư dân các vùng miền đất nước quy tụ về”. Vì thế, trong tiến trình đổi mới và hội nhập, vấn đề đặt ra là: “Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội phải được bảo tồn, phát huy có hiệu quả cao nhất để tạo nên một trung tâm văn hóa của Thủ đô vừa tiếp nối con đường và truyền thống của Thủ đô qua hơn 1.000 năm lịch sử”.
Tuy nhiên, các nhà sử học và chuyên gia văn hóa nhấn mạnh, bảo tồn văn hóa của Hà Nội “không chỉ là bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di sản vật thể như các chùa, tháp, đền đình cổ kính, các di tích cách mạng, kháng chiến thời hiện đại mà còn bao hàm cả việc bảo tồn, phát huy di sản phi vật thể vốn chính là các truyền thống tốt đẹp và phong cách thanh lịch của người Hà thành”.
Đánh giá những giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội qua vai trò là “TP vì hòa bình”, “một TP của đối thoại liên văn hóa”, bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhận xét: “Hà Nội đã chứng tỏ xứng đáng với danh hiệu của mình bằng việc tạo ra ngôi nhà bền vững cho tất cả cư dân và du khách của TP này”. 
Trong nỗ lực đương đầu và vượt qua những thách thức mới nhằm đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ, viên mãn cho người dân, công việc được Hà Nội không ngừng nỗ lực là bảo tồn di sản văn hóa của Hà Nội mà theo bà Katherine Muller-Marin: “đó là thương hiệu độc nhất vô nhị của TP để giữ gìn, chia sẻ với những thế hệ tiếp theo”. 
Muốn vậy, các nhà văn hóa đều cho rằng, cần phát huy được những nét “thanh lịch Tràng An” nổi tiếng của người Hà Nội. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nhật, nguyên Viện trưởng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam), có 6 phẩm chất “làm nên chất văn minh, thanh lịch của người Hà Nội” là chất trí tuệ, hàn lâm, văn hiến; giàu nghĩa khí, có khí phách và tính kẻ sĩ; chất hào hoa, phong nhã, tài tử và sáng tạo; lòng nhân ái, chuộng hòa bình và hòa đồng với cộng đồng; tính chừng mực, vừa phải; tính tôn ti, trật tự, tính kỷ luật, tôn trọng pháp luật.
Tuy nhiên, quá trình phát triển, du nhập văn hóa và hội nhập cũng đem đến cho người Hà Nội không ít hạn chế trong nếp nghĩ và phong cách, đôi khi không phù hợp với sự chuyển động của thực tiễn, thậm chí “tụt lùi”. Do vậy, cùng với phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa thì người Hà Nội cần suy xét nghiêm túc về hạn chế trong nếp nghĩ và phong cách để thích nghi kịp thời với thời cuộc. Đánh giá cao những thành tựu của Thủ đô trong suốt 60 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển, 
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nhắc nhở: “Hà Nội lớn mạnh về mọi mặt đã tạo ra những cơ hội mới trong phát triển nhưng Hà Nội cũng đối mặt với nhiều thách thức. Vì thế, Hà Nội luôn trân trọng lắng nghe, tiếp thu ý kiến các nhà khoa học, người dân để xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch, mang đậm truyền thống ngàn năm văn hiến, ngày càng khẳng định được uy tín của Thủ đô ở khu vực và trên bình diện quốc tế”. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển.
"Nếu như thế hệ cha anh đã khắc ghi chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" bằng những hy sinh mất mát, thì thế hệ hôm nay phải biến lý tưởng đó thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới", Tổng Bí thư Tô Lâm nhắn gửi trong bài viết với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

(PLVN) - Buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước diễn ra sáng nay, 27/4. Trời TP HCM phong quang, gió nhẹ. Các đoàn, khối lần lượt tiến qua lễ đài chính, trực thăng mang theo cờ Tổ quốc bay lượn và tiêm kích trổ tài trên bầu trời trong ánh mắt đầy ngưỡng mộ, tự hào của hàng vạn người dân và du khách có mặt tại TP HCM, cũng như ánh mắt của muôn người Việt theo dõi qua màn hình ở khắp mọi miền đất nước và nước ngoài...

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(PLVN) -Tối 26/4, trong không khí hân hoan của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 – 27/4/2025). Đại tướng Phan Văn Giang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Không khí hào hùng nhắc nhớ những ngày tháng 4 lịch sử ở TP HCM

TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc ngập tràn trên mọi con đường, góc phố.
(PLVN) - Những ngày cuối tháng Tư, mọi con đường, góc phố TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc. Trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rất nhiều hình ảnh nhắc nhớ về một thời hào hùng của dân tộc...

Thủ tướng chỉ đạo giữ nguyên thời hạn khởi công hai 'siêu dự án' đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026. Trong quá trình triển khai, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"...

Sẽ bỏ Thanh tra Bộ, tổ chức cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Quang cảnh Phiên họp ngày 26/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Nhằm triển khai thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hai cấp ở Trung ương và địa phương, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) lược bỏ hoàn toàn quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện.

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc
(PLVN) -  Sáng 26/4, phát biểu tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định mỗi doanh nghiệp cần coi người lao động là tài sản quý giá nhất; mỗi công đoàn phải là điểm tựa tin cậy và mỗi công nhân cần không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo – để trở thành lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo.

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(PLVN) - Buổi sơ duyệt diễu binh với gần 40 khối thuộc lực lượng Quân đội, Công an, các khối Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và ba khối quân đội nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia. Đông đảo người dân và du khách tập trung hai bên đường theo dõi diễu binh với tâm trạng háo hức và ngập tràn lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước...

Hoàn thiện thể chế về văn học, nghệ thuật là sứ mệnh chung của cả hệ thống chính trị

Hội nghị khẳng định văn học, nghệ thuật Việt Nam trong 50 năm qua đã đi đúng hướng, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của đất nước.
(PLVN) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).