Tháng 11 và 12 có thể là đỉnh dịch sốt xuất huyết năm nay

Gia tăng số ca nhập viện vì sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa)
Gia tăng số ca nhập viện vì sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mới đây Bộ Y tế cho biết, khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục ghi nhận số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết ở mức cao. Trong khi đó, tại phía Bắc đỉnh dịch sốt xuất huyết có thể vào tháng 11 và 12.

Từ đầu năm đến nay, riêng ở 20 tỉnh, thành phía Nam đã phát hiện hơn 200.000 ca sốt xuất huyết. Trong đó, sốt xuất huyết người lớn chiếm 53%. Những con số cho thấy sự tăng cao bất thường của số ca sốt xuất huyết ở người lớn cùng những biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ sốt xuất huyết ở trẻ cũng đáng báo động càng cho thấy không nên chủ quan với chứng bệnh truyền nhiễm này.

Tại TP HCM, tính từ đầu năm đến tuần 42, ghi nhận 66.699 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2021, với số ca sốt xuất huyết nặng là 1.477 ca, tỉ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc là 2,2%, tăng hơn 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Cũng trong tuần 42, toàn thành phố ghi nhận 113 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 76 phường, xã thuộc 18/22 quận huyện, TP Thủ Đức, tăng 5 ổ dịch mới so với tuần 41.

Theo ghi nhận, hiện số ca mắc sốt xuất huyết đang tiếp tục có dấu hiệu gia tăng tại Cần Thơ. Từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận đến gần 5.000 ca mắc sốt xuất huyết. Các chuyên gia lo ngại, tháng 11 và 12 tới có thể sẽ là đỉnh dịch của sốt xuất huyết năm nay. Ngành Y tế Cần Thơ dự báo số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn có nguy cơ tiếp tục gia tăng trong các tháng cuối năm, do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, đồng thời, khuyến cáo người dân chủ động vệ sinh môi trường trong và diệt lăng quăng để phòng bệnh hiệu quả.

Trong tuần qua ở miền Bắc, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội vẫn tiếp tục tăng cao, ghi nhận thêm nhiều ổ dịch mới. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần vừa qua, trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.420 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 386 ca so với tuần trước đó) và có thêm 38 ổ dịch. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 720 ổ dịch sốt xuất huyết, hiện còn 156 ổ dịch đang hoạt động tại 25 quận, huyện.

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, trung bình một ngày có 10 - 20 bệnh nhân nặng có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện. Các bệnh nhân đều đến trong tình trạng tiểu cầu giảm nặng hoặc biểu hiện cô đặc máu, sốc, suy đa tạng... nhiều bệnh nhân tiểu cầu chỉ còn dưới 5G/L.

Đến thời điểm hiện tại, Hà Nội có số ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó đã có 5 trường hợp tử vong. Đáng lo ngại, số ca mắc mới đang tiếp tục gia tăng đột biến và liệu đây có phải dấu hiệu cho một vụ dịch sốt xuất huyết bùng phát lớn theo chu kỳ 5 năm 1 lần?

Trước tình hình gia tăng đột biến số ca mắc sốt xuất huyết cộng với chu kỳ 4 - 5 năm thường xảy ra một vụ dịch lớn, nguy cơ dịch chồng dịch là có thể xảy ra, do đó các bác sĩ dự báo sốt xuất huyết tại Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. “Các năm vừa rồi thì lẻ tẻ nhưng năm nay chúng tôi thấy số lượng bệnh nhân tăng đột biến nên dự báo tháng 11 sẽ là đỉnh của dịch. Đây lại đang là giai đoạn chuyển mùa, nhiều bệnh dịch khác như cúm, adenovirus, sởi, thủy đậu… đều có những triệu chứng dễ nhầm với sốt xuất huyết nên người dân cần hết sức lưu ý”, PGS. TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo.

Còn tại miền Trung, đặc biệt là tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 24/10 đã ghi nhận 11.880 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 21,9 lần so với cùng kỳ năm 2021), cao nhất khu vực miền Trung. Cả tỉnh ghi nhận 248 ổ dịch. Số ca mắc sốt xuất huyết tập trung nhiều ở các huyện Điện Bàn (hơn 2.047 ca), Thăng Bình (2.358 ca), TP Tam Kỳ (1.584 ca)…

Giám đốc Trung tâm Y tế TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) Nguyễn Thanh Bình cũng vừa xác nhận ca mắc sốt xuất huyết tử vong đầu tiên tại địa phương tính từ đầu năm đến nay. Trường hợp này là người dân phường Hòa Thuận. Các ngành cơ quan chức năng đang điều tra dịch tễ của ca tử vong.

Hiện TP Tam Kỳ đang ghi nhận tình hình bùng phát dịch sốt xuất huyết với số bệnh nhân trong tháng 10 lên đến 284 ca. Địa phương nhiều nhất là phường Hòa Thuận với 65 ca. Từ đầu năm đến nay, TP đã ghi nhận gần 1.600 ca mắc sốt xuất huyết.

Các chuyên gia y tế lưu ý, người dân khi thấy sốt nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện sốt xuất huyết sớm từ những ngày đầu tiên. Nếu đúng sốt xuất huyết sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời. Một số trường hợp có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện nếu không có chỉ định, tránh dẫn đến quá tải bệnh viện.

Hiện nay một số bệnh dịch khác vẫn còn (COVID-19, cúm, thủy đậu...) nên dễ chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết. Điều này có thể dẫn đến điều trị phác đồ sai, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bác sĩ các tuyến cũng cần cập nhật hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế để xử lý điều trị đúng.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.