Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính

(PLO) -Tuần qua, nhiều độc giả thắc mắc: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính (ĐGHC) được quy định như thế nào? Về vấn đề này, tại khoản 4 Điều 29 Luật Đất đai 2013 quy định về giải quyết tranh chấp ĐGHC như sau:

Tranh chấp ĐGHC giữa các đơn vị hành chính do UBND của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định ĐGHC hoặc việc giải quyết làm thay đổi ĐGHC thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:

– Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình QH quyết định;

– Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH)  quyết định.

– Bộ TN&MT, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp ĐGHC.

Quy định trên về giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC đã được chuyển từ Mục 2 Chương VI về giải quyết tranh chấp của Luật Đất đai 2003 sang Mục 1 Chương III Luật Đất đai 2013, nằm trong các quy định cụ thể của quản lý hành chính nhà nước.

Theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2003, nếu UBND của các đơn vị có liên quan không nhất trí được về phương án giải quyết hoặc việc giải quyết làm thay đổi ĐGHC thì:

– Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do QH quyết định;

– Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn thì do Chính phủ quyết định.

Như vậy, Luật Đất đai 2013 có 2 sự điều chỉnh xung quanh quy định này:

– Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết trên cơ sở được Chính phủ trình.

Luật Đất đai 2003 chỉ quy định về thẩm quyền của các cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến ĐGHC nên có thể hiểu trực tiếp là các địa phương có liên quan sẽ trực tiếp đệ trình vụ việc có tranh chấp về địa giới lên QH, hoặc Chính phủ mà không cần qua bất kỳ cơ quan trung gian nào vấn đề đặt ra là cần có một “bộ phận” đứng ra tổng hợp, xác thực thông tin mà các UBND liên quan đến vụ việc cung cấp. Bộ phận này cũng cần phải có chuyên môn hoạt động nhất định trong quản lý hành chính nhà nước để có thể tham mưu, đề xuất giải pháp giải quyết cho cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, quy định bổ sung của Luật Đất đai 2013 là rất cần thiết và sự tham gia của Chính phủ là hoàn toàn phù hợp với vai trò này.

– Thẩm quyền giải quyết trong trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn thuộc về UBTVQH, thay vì Chính phủ theo quy định trước đây.

Có sự sửa đổi này của Luật Đất đai 2013, trước hết phải đề cập đến điểm mới của Hiến pháp 2013 về thẩm quyền quyết định ĐGHC. Hiến pháp 2013 được thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014. Điều 74 Hiến pháp 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của UBTVQH, trong đó, khoản 8 quy định UBTVQH có quyền “Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.

Thẩm quyền trên được chuyển từ Chính phủ sang UBTVQH – cơ quan thường trực của QH. Thực tế, điều chỉnh ĐGHC là vấn đề không chỉ liên quan đến việc thay đổi các điểm, đường, mốc địa giới mà còn liên quan đến nhân lực, tài lực, thậm chí có thể phải tổ chức lại bộ máy chính quyền… khi triển khai thực hiện. Chính vì vậy, quyết định về ĐGHC phải do QH thực hiện.

Cụ thể, Hiến pháp và Luật Đất đai quy định QH có thẩm quyền điều chỉnh địa giới đối với cấp tỉnh. Còn đối với cấp dưới cấp tỉnh, thẩm quyền này nên thuộc về UBTVQH hay Chính phủ là hợp lý? Xét về sự tương quan thẩm quyền, cùng là thẩm quyền điều chỉnh địa giới nhưng theo quy định của Luật Đất đai 2003, đối với cấp tỉnh thì thẩm quyền thuộc về cơ quan lập pháp – QH, nhưng đối với cấp dưới cấp tỉnh thì thẩm quyền lại thuộc về Cơ quan hành pháp – Chính phủ.

Trong khi đó, UBTVQH là cơ quan thường trực của Quốc hội, với cơ cấu thành phần gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch QH và các ủy viên làm việc theo chế độ chuyên trách, không đồng thời là thành viên Chính phủ. Đây là một cơ cấu nằm trong tổ chức của QH hoạt động thường xuyên, có quyền quyết định các vấn dề, chính sách quan trọng trong thời gian QH không họp. Vì vậy, nếu trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp liên quan đến địa giới hành chính của cấp dưới cấp tỉnh thể hiện sự hợp lý hơn so với việc trao thẩm quyền này cho Chính phủ.

Trên cơ sở đệ trình của Chính phủ, UBTVQH sẽ quyết định giải quyết trong trường hợp tranh chấp liên quan đến ĐGHC của cấp dưới cấp tỉnh là một quy trình kết hợp được sự tham gia của cả cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp, sẽ là cơ sở cho những quyết định điều chỉnh địa giới chặt chẽ hơn và có hiệu quả hơn.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.