Thảm họa khiến nhiều người thiệt mạng nhất trong lịch sử nhân loại

Những ngọn sóng thần khổng lồ cuốn ập vào bờ phá hủy mọi thứ.
Những ngọn sóng thần khổng lồ cuốn ập vào bờ phá hủy mọi thứ.
(PLO) -Ngày 26/12/2004, chỉ một ngày sau đêm Giáng sinh, trận động đất Ấn Độ Dương hay còn được biết đến như là cơn địa chấn Sumatra-Andaman, một trận động đất kinh hoàng với sức mạnh lên tới 9,3 độ richter, cùng với những đợt sóng thần đã cướp sinh mạng của 225.000 người thuộc 14 quốc gia. Cho đến nay, nó vẫn là thảm họa khiến cho nhiều người thiệt mạng nhất trong lịch sử nhân loại. 

Thảm họa này đi vào lịch sử với tên gọi Sóng thần Ấn Độ Dương, Sóng thần Nam Á hay Sóng thần Giáng sinh. Có đến 14 nước chịu ảnh hưởng bởi thảm họa này, đó là Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Maldives, Myanmar, Somalia, Sri Lanka, Thái Lan, Bangladesh, Nam Phi, Madagascar, Kenya, Tanzania và Seychelles.

 Hơn 500.000 người đã bị thương do sóng thần, với hơn 150.000 nguy cơ từ mắc các bệnh truyền nhiễm do hậu quả mà thảm họa để lại sau đó. Số người chết chính xác là chưa biết, nhưng hơn 230.000 được cho là đã thiệt mạng và hàng nghìn người mất tích.

Tỉnh Aceh của Indonesia là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất với hơn 170.000 người chết, tổn thất về kinh tế khi đó vào khoảng 4,5 tỷ USD.

Cả một dải bờ biển ven Ấn Độ Dương chìm trong hoang tàn, tang tóc và tuyệt vọng. Đâu đâu cũng có xác người. Có những đại gia đình chết hết không còn một ai. Có những gia đình bố mẹ con cái đang tận hưởng kỳ nghỉ Giáng sinh êm đềm bên bờ biển bỗng chốc lâm vào cảnh ly biệt.

Gần 50 nước, trong đó có Việt Nam, đa phần là các nước châu Âu và châu Mỹ đã có từ hàng chục đến hàng trăm công dân đang đi nghỉ Giáng sinh thiệt mạng, khiến đây là một trong những thảm họa mang tính toàn cầu nhất từ trước đến nay.

Nguyên nhân gây nên động đất

Được biết, trận động đất với cường độ lên tới 9,3 độ Richter này bao gồm 3 chấn động diễn ra cách nhau vài giây. Cú trượt đầu tiên của mảng kiến tạo xảy ra về phía tây của mũi Bắc quần đảo Sumatra, theo sau là 2 cú trượt về phía bắc. Năng lượng khổng lồ tỏa ra từ trận động đất này được ví tương đương với năng lượng của 23.000 quả bom nguyên tử từng thả xuống Hiroshima vào cuối thế chiến thứ II.

Có thể nói, nguyên nhân gây ra động đất là kết quả của một quá trình ép trượt diễn ra từ hơn 200 năm qua giữa hai mảng kiến tạo Ấn Độ và Burma với tốc độ 6cm/năm. Chuyển động tương đối giữa hai mảng kiến tạo này đã tích tụ một lực ép rất lớn dọc theo đường biên của mảng Burma.

Rãnh Sunda được tạo ra dọc theo ranh giới này. Các trận động đất trong khu vực này nói chung bị gây ra bởi phay nghịch chờm, trong đó phay địa chất trượt vuông góc với rãnh; hoặc là do phay trượt bằng, trong đó các loại vật liệu đất đá dịch chuyển ngang về phía đông của phay đang trượt dọc theo hướng của rãnh. 

Được biết, theo các kết quả phân tích dữ liệu của dư chấn ban đầu, mảng kiến tạo đã trượt trên một độ dài khoảng1300km. Độ rộng của vùng đứt gãy đo thẳng góc với Rãnh Sunda theo ước lượng là 150km và mảng trượt có thể đã dịch chuyển tối đa 20m. Do đó, nền biển phía trên máng trượt có thể bị nâng hẳn lên vài mét.

Sóng thần hình thành từ động đất

Trận động đất vừa qua đã giải phóng một năng lượng đủ lớn. Khi 2 mảng kiến tạo ở trên va chạm nhau, một mảng kiến tạo sẽ bị đẩy lên cao trong khi một mảng khác bị đẩy xuống, đồng thời nó sẽ tạo nên những trận động đất lớn dưới đại dương.

Sự dâng cao đột ngột của đáy biển lên đến vài mét khiến hàng tấn đất đá bị đẩy lên đồng thời tác động một lực vô cùng lớn lên khối lượng nước ở trên nó, khối nước khổng lồ bị đẩy lên sau đó dưới tác dụng của trọng lực lại kéo nó xuống sẽ tạo nên những đợt sóng thần đánh vào bờ biển Ấn Độ Dương.  

Khi sóng thần tiến vào bờ biển, chúng tạo nên triều dâng, triều hạ đột ngột và nhanh chóng như những đoàn sóng lớn đánh ập vào bờ, có những ngọn sóng cao lên tới 30 mét. 

Sóng thần một khi đổ bộ vào bờ có thể tiến sâu vào lục địa. Với sức mạnh và khối lượng khổng lồ của khối nước biển, sóng thần đã quét sạch hầu như mọi vật trên đường đi của nó.

Sóng thần không phải là một đợt sóng duy nhất mà là tập hợp các đoàn sóng cách nhau từ 10 phút cho đến thậm chí 2 giờ đồng hồ. Gần 1/3 nạn nhân của đợt sóng thần Ấn Độ Dương chính là trẻ em vì rất nhiều đứa bé không đủ sức chống chọi với dòng cuốn mãnh liệt của đợt triều.

Khung cảnh hoang tàn sau thảm họa ở tỉnh Aceh, Indonesia.

Khung cảnh hoang tàn sau thảm họa ở tỉnh Aceh, Indonesia.

Diễn biến tang thương

Trận động đất đã đẩy một đợt sóng thần với sức tàn phá cực độ càn quét toàn bộ vùng vành đai Ấn Độ Dương. Những đợt sóng có độ cao lên tới 30 mét thật sự thể hiện sức mạnh hủy hoại khủng khiếp của nó. Hàng ngàn km bờ biển dọc Ấn Độ Dương từ Á Châu đến Phi Châu bị tàn phá nặng nề và một số hòn đảo nhỏ đã bị phủ chìm hoàn toàn.

Trong vòng 15 phút đầu tiên, đợt sóng thần tràn vào bờ biển Sumatra, nơi có khu vực dân cư đông đúc là tỉnh Aceh, Indonesia. Nơi đây phải hứng chịu những đợt sóng cao nhất lên tới 30 mét. Toàn bộ mọi thứ bị cuốn phăng trong vòng vài phút. Số người chết ở Indonesia được ước tính vào khoảng 130.000 và 160.000 người, trong đó có khoảng 1/3 nạn nhân là trẻ em, thêm vào đó là 500.000 người mất nhà cửa. 

Những con sóng khổng lồ lại tiếp tục đi từ bờ biển của Indonesia ở phía bắc đi vào Thái Lan, cũng khiến cho khoảng 5.000 đến 8.000 người chết. Sóng thần cũng di chuyển về phía đông qua Ấn Độ Dương. Tại Sri Lanka, sóng thần ập vào bờ khoảng 90 phút sau khi động đất.

Mặc dù những con sóng không cao như ở Aceh, nhưng hậu quả tai họa cũng nặng nề không kém. Khoảng 35.000 người đã thiệt mạng và khoảng nửa triệu người khác mất nhà cửa. Ngoài ra, khoảng 15.000 người đã thiệt mạng ở Ấn Độ. Những con sóng chết thậm chí còn đi sâu đến 5.000 dặm vào Nam Phi, nơi hai người thiệt mạng... 

Bùng nổ dịch bệnh

Những cảnh tượng kinh hoàng mà thảm họa để thật đáng sợ, xác người tràn làn, nhà cửa đổ nát toàn bộ và trở thành đống rác khổng lồ. Những người sống sót sau cơn sóng thần Ấn Độ Dương đang phải đối mặt với các dịch bệnh nguy hiểm chết người do các nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước biển và các trại tị nạn đang quá tải.

Có khoảng 3 đến 5 triệu người đang ở trong tình trạng không có nước sạch, thức ăn, chỗ ở và các chăm sóc sức khỏe tối thiểu.

Vào thời gian đầu, đa số các tổ chức cứu trợ y tế trong đó bao gồm Tổ chức Sức Khỏe Thế giới (WHO) đều cho rằng dịch tả sẽ là mối hiểm họa lớn nhất với những người còn sống sót sau cơn sóng thần hung dữ ở Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, chưa có một dấu hiệu nào về sự bùng nổ của dịch tả sau một tháng kể từ khi thảm họa sóng thần xảy ra. Tuy nhiên, các tổ chức y tế cho biết các trường hợp viêm đường hô hấp đang có xu hướng gia tăng đáng kể.

Bệnh viêm phổi là mối nguy hiểm chết người nhất. Các trận mưa lớn và tình trạng chỗ ở chật chội quá tải cũng góp phần tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho các cư dân ở các nước bị ảnh hưởng trầm trọng như Sri Lanka.

Trong những ngày sau thảm họa, người ta phải làm việc cật lực để chôn cất tử thi nhằm tránh bùng nổ dịch bệnh. Với số lượng người chết khổng lồ thì việc chôn cất quả là một vấn đề hóc búa. Tại Sri Lanka và Indonesia, nhằm giảm nguy cơ lây lan các dịch bệnh, họ đã sử dụng các hố chôn tập thể để chôn thi thể những nạn nhân xấu số. Đó cũng là cách giải quyết thường gặp sau mỗi đại thảm họa.

Trước tình hình về những thiệt hại nặng nề như hạ tầng cơ sở, thiếu thốn nước, thực phẩm và những thiệt hại về kinh tế, dịch bệnh... Chương trình Lương thực Thế giới đã trợ giúp cho hơn 1, 3 triệu người là nạn nhân sóng thần. Ngoài ra, các nước trên thế giới cũng đã quyên góp số tiền lên đến 13,5 tỷ USD và đưa chuyên gia đến để giúp tái thiết các khu vực xảy ra sóng thần. 

Có thể nói, thảm họa ngày 26/12/2004 là một bi kịch của thế giới hiện đại. Số phận con người thật là mong manh trước sức mạnh của thiên nhiên. Cho đến nay, nỗi đau mà thảm họa để lại vẫn khiến cho nhiều quốc gia bị ảnh hưởng cảm thấy kinh sợ, đặc biệt là Indonesia. 

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.