Thái giám dâm loạn và những bí ẩn đời sống tình dục chốn hậu cung

Thái giám suồng sã cung nữ
Thái giám suồng sã cung nữ
(PLO) - Thái dám mặc nhiên được hiểu là đã 'tịnh thân" (thiến), nhưng trong cung vua, có không ít vị thái giám dâm loạn, thiết lập 'quyền năng' đối với sinh hoạt tình dục của vua và các cung tần

Là hoàng đế chưa chắc đã sướng…

Không ít người hâm mộ cuộc sống của hoàng đế “hậu cung ba ngàn người đẹp”, nhưng kỳ thực hoàng đế cũng là kẻ khổ sai, vừa quản lý quốc gia vừa phải quan tâm đến hậu cung, tinh lực hoàng đế có tốt đến mấy cũng không thể ban “mưa móc” đều cho mọi cung phi. Trừ số rất ít người được sủng ái ra, chỉ có một số ít nàng có cơ hội được hoàng đế lâm hạnh, đại đa số cả năm được nhìn mặt rồng một lần đã là may mắn chứ đừng nói đến chuyện có được sinh hoạt vợ chồng như người bình thường. Suốt thời gian dài bị áp chế, thường dẫn đến cảnh từng người vốn đẹp như hoa tựa ngọc phải chết trong cô đơn.

Đời sống tình dục của hoàng đế nhìn chung do thái giám thuộc Kính sự phòng phụ trách. Mỗi buổi tối, khi hoàng đế có nhu cầu phòng sự, thái giám thuộc Kính sự phòng liền mang tới một chiếc hộp trong có các thẻ bài có ghi tên từng cung phi. Hoàng đế bốc được tên ai thì người đó được chọn để lâm hạnh đêm đó.

Trong quy trình này, thái giám có tác dụng ảnh hưởng rất lớn trong việc hoàng đế lựa chọn người phi nào hầu hạ giường chiếu. Thái giám sẽ ghé tai vua nhắc nhỏ nàng này thân thể rất đẹp, nàng kia gần đây có bệnh… đó thực ra đều là những gợi ý biến tướng. Trước mấy ngàn người đẹp trong cung, hoàng đế như trong mê hồn trận, chả biết chọn ai, lời nhắc của thái giám khi đó thường có tác dụng quyết định.

Tuyển cung phi - Ảnh mình họa: nguồn internet.
Tuyển cung phi - Ảnh mình họa: nguồn internet.

Quyền uy thái giám

Chính vì vậy, đã nảy sinh ra một số “quy tắc ngầm”. Các cung phi không chỉ không dám đắc tội với các thái giám ở Kính sự phòng, mà một số người phải đưa hối lộ, tạo mối quan hệ tốt với họ. Có khi những thái giám này còn suồng sã, sờ soạng các cung phi này mà họ dù rất tức giận cũng không dám kêu.

Sau khi hoàng đế sủng hạnh một cung phi, sau mấy ngày đã quên bẵng tên nàng vì cung phi quá nhiều, không sao nhớ xuể. Vì vậy nếu cung phi muốn lại được hoàng đế sủng hạnh chỉ đành phải đợi. Hoàng đế chỉ có một, cả hậu cung trông chờ vào một người giống đực, các cung phi có nhu cầu sinh lý bình thường thường phải tìm cách chạy vạy vì chữ “đợi” này.

Một thái giám phục vụ một bà phi lâu ngày rất dễ sinh tình. Có bà khi dục vọng quá mạnh, “đói không chọn món”, bèn chọn cách ôm ấp thái giám để bớt cô đơn. Những bà phi này hành xử như thế với một người đàn ông tàn phế cũng thật khốn khổ và đáng thương.

Một số thái giám và cung phi có quan hệ rất thân mật. Trong chính sử Trung Quốc đã ghi chép một số chuyện dâm loạn cung đình. Nổi tiếng nhất là chuyện giữa Ngụy Trung Hiền với nhũ mẫu Khách Thị của hoàng đế Minh Hi Tôn. Khách Thị lúc đầu có quan hệ thân mật với Ngụy Triêu, thủ lĩnh thái giám; về sau nghe nói thái giám Ngụy Trung Hiền bản lĩnh giường chiếu phi thường bèn cho vời Ngụy Trung Hiền tới để thỏa mãn.

Kết quả Ngụy Triêu và Ngụy Trung Hiền trở thành tình địch của nhau. Hai người đấu nhau kịch liệt, Minh Hi Tôn biết chuyện, chẳng những không hề tức giận, còn hỏi Khách Thị thích ai hơn, tùy bà lựa chọn. Khách Thị chọn Ngụy Trung Hiền khiến Ngụy Triêu rất đau khổ vì thất tình và thất sủng. Về sau Ngụy Trung Hiền được Khách Thị giúp đỡ, quan vận hanh thông, quyền uy bao trùm khắp hậu cung.

Trong cung “tồn ứ” rất nhiều cung nữ. Họ không có quyền tự do cá nhân, không được gặp cha mẹ, mắc bệnh cũng không có người chăm sóc, bệnh tự khỏi lại bò dậy tiếp tục hầu hạ chủ. Vô hình trung, những cung nữ đó với các thái giám “đồng bệnh tương liên”, chăm sóc lẫn nhau, an ủi nhau cho bớt cô quạnh. Trong tình hình đó, sự giao du của họ không những không bị các bà hậu, phi, tần trách mắng, mà còn được ủng hộ. Nguyên nhân cũng bởi một “quy tắc ngầm” vì các cung nữ thực ra cũng là các phi tần tiềm tại, phàm những cô gái được tuyển vào cung đều rất xinh đẹp.

Ngày nào đó, một cung nữ được hoàng đế ban cho “tình một đêm” là có thể từ cung nữ trở thành cung phi, ngang hàng với họ. Vì vậy, các phi tần không quá chặt chẽ khi cung nữ giao du với thái giám để giảm bớt một số mối đe dọa có thể có sau này.

Hoàng đế Chu Nguyên Chương nhà Minh rất căm ghét kiểu quan hệ thân mật giữa các cung nữ và thái giám nên đã áp dụng hàng loạt hình phạt tàn khốc như lột da những thái giám dám lấy vợ, thành gia thất khiến người ta ghê sợ. Về sau những hình phạt tàn khốc này dần bị xóa bỏ.

Thái giám dâm loạn

Thời cổ, các thái giám sau khi bị “tịnh thân” (thiến) mới được vào cung, sau khi “tịnh thân” họ sẽ mất khả năng giường chiếu của đàn ông. Nhưng đó chỉ là biểu hiện bên ngoài, còn bên trong cơ thể hormone nam vẫn rất mạnh, không còn bộ phận sinh dục không có nghĩa là họ đã mất đi nhu cầu tình dục.

Thái giám Tiểu Đức Trương nhà Thanh bị thiến từ nhỏ để vào cung. Nhưng khi vào thời kỳ thanh xuân, hứng thú với phụ nữ ở ông ta đột nhiên trỗi dậy. Sau đó ông ta lấy mấy người vợ, mọi người phỏng đoán gã hoạn quan này tịnh thân chưa triệt để (thiến sót).

Theo sách sử, thái giám trong cung cứ 3 năm thì kiểm tra lại 1 lần, nhưng một số cung phi khi thích viên thái giám nào đó bèn mang tiền bạc đến chào hỏi để được miễn kiểm tra, đó cũng là một “quy tắc ngầm”.

 

Trong giới bình dân khốn khổ, cũng có người để tìm con đường sống đã tìm cách “tịnh thân” con trai họ từ khi nó còn nhỏ. Có những bà mẹ chọn cách ngày ngày bóp day hạ bộ con trai để nó nhỏ dần. Lâu ngày khiến công năng tự nhiên của sinh thực khí bị mất đi. Các tiểu thái giám đó vào cung được vui chơi, đọc sách với các hoàng tử, công chúa.

Khi đến thời kỳ thanh xuân, công năng tình dục của họ tự nhiên được phục hồi, dĩ nhiên nảy sinh hứng thú tình dục với người khác giới. Nếu họ có chỗ dựa mạnh, các thái giám làm nhiệm vụ “kiểm định” sẽ không dám đụng đến họ để tránh chuốc họa vào thân, bởi “đánh chó cũng phải nhìn chủ”. 

Thái giám do không thể có được sinh hoạt vợ chồng bình thường, đa số cả đời cảm thấy tiếc nuối, vì vậy rất khao khát khôi phục lại được công năng tình dục của bản thân. Loại khát vọng đó nhiều khi gây nên những tấn bi kịch.

Thời Minh có một số lang băm rêu rao: ăn não và tủy sống của các bé trai có thể giúp phục hồi sinh thực khí đã mất. Tà thuyết này đã khiến nhiều bé trai bị giết hại rất tàn nhẫn. Có sách viết Ngụy Trung Hiền đã ăn não, tủy của 7 tù nhân, dĩ nhiên hắn làm như thế có tác dụng hay không? Sinh thực khí có “mọc lại” hay không thì chỉ mình hắn biết…/.

Tin cùng chuyên mục

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời” (ảnh BTC).

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”

(PLVN) - Trong suốt thời gian phát động sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”, Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 tác phẩm âm nhạc được sáng tác giàu cảm xúc và mang giá trị tinh thần sâu sắc. Điều này không chỉ thể hiện tài năng, tâm huyết của các tác giả mà còn là minh chứng cho sự lan tỏa mạnh mẽ của Phật pháp trong đời sống văn hóa và nghệ thuật.

Đọc thêm

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Các thí sinh với trang phục dân tộc tại bán kết 'Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024'

Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. (ảnh BTC)
(PLVN) - Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tiết mục đã khiến tất cả mọi người trong như vừa được sống lại với không khí hào hùng và mang đầy hào khí của dân tộc Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử tại đêm Bán kết “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 - Miss Brand VietNam 2024” vừa diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.