Thách thức quản lý bền vững tài nguyên nước

Những năm qua hạn hán trở thành thách thức với nhiều địa phương.
Những năm qua hạn hán trở thành thách thức với nhiều địa phương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các số liệu thống kê cho thấy, nguồn tài nguyên nước quốc gia đang đứng trước nguy cơ suy giảm trầm trọng bởi sự tác động của dân số tăng lên và biến đổi khí hậu.

Tỉnh Hà Tĩnh vốn được đánh giá đứng đầu về trữ lượng nguồn nước trên cả nước, hiện đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Không chỉ do thói quen sử dụng nước của người dân mà diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu cũng là một nguyên nhân lớn.

Theo nghiên cứu mới đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, xu hướng biến đổi nhiệt độ, không khí những năm gần đây trên địa bàn có chiều hướng diễn biến phức tạp. Cụ thể, nhiệt độ trung bình đang có chiều hướng gia tăng theo mỗi thập kỷ từ 0,1 – 0,2 độ C; mùa đông có xu hướng ấm dần lên từ 0,6 -1,2 độ C.

Trong khi đó, tình trạng nắng nóng trong vòng 20 năm trở lại đây có chiều hướng gia tăng. Không chỉ nắng nóng gay gắt kéo dài, mức nhiệt độ cao trong khoảng từ 36 - 40 độ C ngày càng phổ biến, có thời điểm vượt ngưỡng 40 độ C. Lượng mưa lại có xu hướng giảm rõ rệt, mùa mưa thường xuất hiện muộn và kết thúc sớm. Thêm vào đó, Hà Tĩnh cũng là nơi phải hứng chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai, bão lũ, dông, lốc…

Như vậy, khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng, nguồn nước trên địa bàn tỉnh lại có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng, không chỉ trữ lượng mà cả chất lượng nguồn nước cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Tình trạng thiếu nước xảy ra ngày càng nhiều hơn trong những năm gần đây.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Hồng Quang - Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh cho biết: “Mùa hè, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi như các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang. Trong khi đó, ở một số vùng thuộc huyện Đức Thọ và huyện Can Lộc khan hiếm nước sạch khiến người dân phải tích trữ nước mưa để ăn, nước ao hồ và từ các giếng khơi nhiễm phèn chỉ để tắm giặt”.

Từ những bất cập về tài nguyên nước của tỉnh Hà Tĩnh, có thể thấy chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn về quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước – một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo đời sống kinh tế - xã hội của người dân.

Về giải pháp, bên cạnh công tác bảo vệ môi trường, tiết kiệm nước thì việc kiểm kê và quản lý nguồn tài nguyên này cũng cần được thực hiện thường xuyên.

Trong Đề án tổng thể kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến 2021 - 2025, mục tiêu chung được đề ra là công bố được các chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước (lần đầu) trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước trên cơ sở các thông tin, số liệu kiểm kê được thực hiện chính xác, đồng bộ, đúng thời gian.

Trên thực tế, nhiều năm nay, nước ta đã có nhiều hoạt động kiểm tra, khảo sát, đánh giá hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, các thông tin, số liệu để phục vụ công việc kiểm kê nói riêng và phục vụ cho công việc quản lý tài nguyên nước nói chung vẫn còn nhiều hạn chế như: số liệu điều tra còn phân tán, không được cập nhật thường xuyên, quy mô tổng hợp không thống nhất trên phạm vi cả nước.

Đơn cử, theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ xét riêng mục đánh giá chi tiết nước dưới đất, tỷ lệ đo đạc 1:100.000 thực hiện khoảng 6%; tỷ lệ 1:50.000 thực hiện khoảng 5%, điều tra, đánh giá chi tiết (tỷ lệ 1:25.000) gắn với việc tìm kiếm, phát hiện nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt thực hiện được 5% cho một số vùng đô thị lớn, đảo, vùng núi cao, khan hiếm thiếu nước...

Mặc khác, Việt Nam có 3.450 sông, suối, chiều dài từ 10km trở lên nằm trong 108 lưu vực với 331.000km2 lưu vực nằm trong lãnh thổ nước ta. Đến nay, toàn quốc đã đầu tư và đưa vào vận hành 23 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt độc lập, 23 trạm thủy văn lồng ghép trạm tài nguyên nước mặt, 412 điểm với 805 giếng quan trắc nước dưới đất.

So với thực tế, mạng lưới quan trắc, đo đạc nguồn tài nguyên nước quốc gia vẫn còn thiếu và yếu ở nhiều mặt. Dễ thấy nhất là số lượng và mật độ các công trình đo đạc, quan trắc còn thưa so với mạng lưới sông, suối và sự phân bố của các tầng chứa nước trên phạm vi cả nước. Số liệu còn chưa đầy đủ và thiếu chính xác khiến cho công tác tính toán, kiểm kê và quản lý tài nguyên nước quốc gia của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Đọc thêm

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.