Tết Thanh Minh trong văn hóa Việt - giữ gìn đạo hiếu muôn đời

Cả gia đình lau dọn để nơi yên nghĩ của các cụ thêm khang trang, sạch đẹp.
Cả gia đình lau dọn để nơi yên nghĩ của các cụ thêm khang trang, sạch đẹp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, hiếu nghĩa, Lễ Tảo mộ - Tết Thanh minh từ bao đời nay ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Để đến nay trong nhịp sống hiện đại, vẫn vẹn nguyên giá trị, ý nghĩa với từng người, từng gia đình Việt.

Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang Tiết Thanh Minh. Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.

Giữ gìn truyền thống ngàn năm

4h sáng một ngày đầu tháng Tư, bà Phạm Thị Điền (ở Tây Hồ, Hà Nội) đã lục tục thức giấc, sau một đêm thao thức ngủ không sâu giấc. Nhẹ nhàng đi xuống tầng dưới, bật điện, bà Điền tỉ mẩn kiểm tra lại từng ngọn hoa, trái quả mà bà đã bỏ công sức chuẩn bị từ ngày hôm trước. “Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này là tôi không thể ngủ được dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, bởi với tôi, Thanh minh là dịp để về nhà với ông bà, mẹ cha”, bà Điền tâm sự.

Chồng bà, ông Nguyễn Hữu Thìn cũng trở dậy, sửa soạn cùng vợ. Bao năm chung sống, ông Thìn cũng đã hiểu rõ thói quen khi đến những ngày này của vợ mình. “Ngày Tảo mộ là ngày hết sức quan trọng với mỗi gia đình, để con cháu nhớ về tổ tiên. Trong xã hội hiện nay, có những lễ tiết có thể thay đổi cho phù hợp với thời đại, nhưng ngày này là truyền thống ngàn năm của dân tộc, thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của người Việt ta. Dù thế nào cũng nhất quyết phải gìn giữ, bảo tồn và giáo dục thế hệ trẻ”, ông Thìn chia sẻ.

Bà Phạm Thị Điền, ông Nguyễn Hữu Thìn sửa soạn chuận bị đồ lễ cho Tết Thanh Minh.

Bà Phạm Thị Điền, ông Nguyễn Hữu Thìn sửa soạn chuận bị đồ lễ cho Tết Thanh Minh.

Sau hơn một giờ di chuyển, hai vợ chồng bà Điền đã tới được Công viên tưởng niệm Thiên Đức ở Phú Thọ để “về thăm lại mẹ cha”. Lúc này, những thành viên khác trong gia đình cũng đã có mặt đông đủ tại phần mộ các đấng sinh thành. Sớm nay, họ di chuyển từ Việt Trì tới đây theo lời hẹn đã có từ hàng chục năm nay trong nếp nhà này.

Giữa không gian tĩnh mịch của buổi sáng đầu tháng tư, ba thế hệ trong đại gia đình chia nhau, người sắp lễ, kẻ nhanh tay tỉa lại cành lá quanh mộ phần. Tấm bia đá được người cháu trai cẩn trọng lau lại một lượt trước khi hành lễ. “Với tôi, đây không phải nghĩa vụ cũng chẳng phải trách nhiệm hay thói quen mà đơn giản xuất phát từ sâu trong con người. Đến ngày nay, thăm viếng phần mộ ông bà đã thành điều tự nhiên. Hiếu kính với tổ tiên là truyền thống đã ăn sâu trong tâm hồn người Việt”, anh Nguyễn Mạnh Hùng (45 tuổi ở Việt Trì, Phú Thọ) cho biết.

Cách đó không xa, ông Nguyễn Hữu Tuất (ở Việt Trì, Phú Thọ) đứng lặng im ngắm nhìn phần mộ khang trang, ngay ngắn của cha mẹ. Sau khi thắp lên một nén hương thơm, ông chia sẻ: “Những người đang sống phải luôn nhớ về cha mẹ mình, nhớ về những ngày cha mẹ vất vả, thiếu thốn, cha mẹ nhường từng bát cơm cho con cái. Về đây (Công viên tưởng niệm Thiên Đức – PV), khung cảnh cây cối rất gần gũi, không như một nghĩa trang, cảm giác như cha mẹ vẫn còn sống”.

Công Viên Tưởng Niệm Thiên Đức với khuôn viên rộng rãi và kiến trúc quy hoạch cụ thể, tỉ mỉ, nhiều khu nghỉ ngơi.

Công Viên Tưởng Niệm Thiên Đức với khuôn viên rộng rãi và kiến trúc quy hoạch cụ thể, tỉ mỉ, nhiều khu nghỉ ngơi.

Tết Thanh Minh cũng là ngày đoàn tụ

Không chỉ dừng lại ở việc cúng lễ tưởng nhớ tổ tiên, Tết Thanh minh trong truyền thống của người Việt đã trở thành ngày để cả gia đình Việt gặp gỡ, quây quần. “Tôi luôn luôn giáo dục con cháu trong gia đình, đến ngày này phải sắp xếp công việc, dành thời gian để thăm mộ tổ tiên, cúng viếng ông bà. Đó là hiếu đạo. Không chỉ cả con mà cả các cháu nhỏ, cũng cần phải đưa các cháu theo để giáo dục về truyền thống tốt đẹp của cha ông. Hơn nữa cũng là để gặp gỡ mọi người trong đại gia đình” - bà Đinh Thị Thuỷ (ở Việt Trì, Phú Thọ) chia sẻ.

Cùng chung quan điểm, anh Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Thực ra trong cuộc sống ngày nay, chúng ta bị cuốn theo những xô bồ để đôi lúc những kỷ niệm với người đã khuất lắng xuống, nhưng chính những thời điểm đứng trước phần mộ ông bà như thế này thì những cảm xúc lại ùa về. Điều đó là sợi dây vô hình kết nối mọi người trong đại gia đình với nhau”.

Sau khi cùng đại gia đình thăm viếng mộ cha mẹ, ông Nguyễn Hữu Thìn cùng đoàn con cháu, dâu rể trong gia đình trở về nhà người thân ở Việt Trì, Phú Thọ thăm chơi. Say sưa trong câu chuyện đoàn tụ gia đình, ông Thìn tâm sự: “Đưa phần mộ của cha mẹ về Công viên tưởng niệm Thiên Đức, gia đình rất vui mừng vì một phần thuận tiện đi lại cho mọi người nhưng hơn nữa đây là nơi sẽ ổn định lâu dài. Thực tế là trong cơn bão đô thị hoá, những khu nghĩa trang cũ hoàn toàn có khả năng bị di dời. Lựa chọn đưa cha mẹ về đây là chúng tôi đã hoàn toàn yên tâm về “ngôi nhà” của cha mẹ”.

Ông Thìn chia sẻ “Những người đang sống phải luôn nhớ về cha mẹ mình, nhớ về những ngày cha mẹ vất vả, thiếu thốn, cha mẹ nhường từng bát cơm cho con cái.

Ông Thìn chia sẻ “Những người đang sống phải luôn nhớ về cha mẹ mình, nhớ về những ngày cha mẹ vất vả, thiếu thốn, cha mẹ nhường từng bát cơm cho con cái.

Bổ sung cho lời chồng, bà Điền còn cho biết thêm, gia đình bà rất tin tưởng khi giao phần mộ của song thân cho những nhân viên của Công viên tưởng niệm Thiên Đức. Hằng ngày đều có nhân viên chăm sóc cảnh quan, từng gốc cây, cành hoa quanh phần mộ. “Khoảng thời gian nào không lên thăm phần mộ các cụ, tôi lại gọi điện lên cho các cháu trên đó. Mọi người lại chụp ảnh gửi về, nhìn từng gốc cây xanh tươi, cành hoa rực rỡ quanh mộ phần, lòng mình cũng ấm áp lắm”, bà Điền cho biết.

Ngồi bên cạnh các cháu nhỏ, bà Đinh Thị Thuỷ cũng say sưa kể về những kỷ niệm cũ về những người đã khuất: “Đó cũng là một cách giáo dục thế hệ trẻ phải luôn hiếu kính với người sinh thành. Mình thương yêu cha mẹ mình ra sao thì các con, các cháu mình sẽ đối xử với mình như vậy. Từ cuộc sống hằng ngày đến những ngày lễ Tết luôn hướng về tổ tiên, đó là con người Việt Nam”.

Theo đại diện của Công viên tưởng niệm Thiên Đức, trong dịp Thanh Minh, trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 khách đến viếng thăm, tảo mộ thân nhân. Đặc biệt, trong những ngày cuối tuần, số lượng người sẽ tăng cao hơn nữa. Với nhiều gia đình, sau khi viếng thăm phần mộ của thân nhân, mọi người đều lựa chọn vãn cảnh chùa và nghỉ ngơi ngay trong khuôn viên công viên.

Đặc biệt, Công viên tưởng niệm Thiên Đức cũng thường xuyên tổ chức lễ cầu an tại chùa Thiên Long – ngay trong khuôn viên khu vực để phục vụ những người có nhu cầu. Mặc dù đón tiếp lượng khách lớn trong những ngày này, tuy nhiên, với khuôn viên rộng rãi và kiến trúc quy hoạch cụ thể, tỉ mỉ, nhiều khu nghỉ ngơi, Công viên tưởng niệm Thiên Đức luôn mang đến một không gian an lành, an nhiên cho cả những người đã khuất và thân nhân thăm viếng mộ phần.

Chùa Thiên Long với khuôn viên, nơi tổ chức Lễ Cầu An cho các hương linh và gia quyến.

Chùa Thiên Long với khuôn viên, nơi tổ chức Lễ Cầu An cho các hương linh và gia quyến.

Có thể nói Tết Thanh minh tuy không phải là Tết lớn nhưng gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của những người đi trước. Bởi đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên. Hay nói như vị đại diện Công viên tưởng niệm Thiên Đức: “Gia đình nào cũng vậy, không chỉ một thế hệ mà có cả ông bà, cha mẹ và rất nhiều các cháu nhỏ cùng đến thăm mộ phần người đã khuất. Rõ ràng, Tết Thanh Minh là một lễ tiết đặc biệt của Việt Nam, vừa để thăm viếng tổ tiên vừa là dịp đoàn tụ gia đình”.

Tin cùng chuyên mục

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật

GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.

Đọc thêm

Người trẻ 'truy tìm' giấc ngủ bình yên

Nhiều người phải chi hàng chục triệu đồng để tìm lại giấc ngủ ngon. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Mẹ và Con)
(PLVN) - Áp lực học hành, thi cử, công việc, cuộc sống, khiến nhiều người trẻ ngày nay dễ bị mất ngủ sớm. Căn bệnh mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn cả tinh thần của giới trẻ. Vì vậy, nhiều người đã chi cả chục đến cả trăm triệu đồng để tìm lại giấc ngủ sâu, yên bình.

Tĩnh lặng trước những lời không hay: Nghệ thuật sống giữa đời xô bồ

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta phải đối mặt với những lời không hay, những nhận xét tiêu cực hoặc thậm chí những lời đồn đoán ác ý từ người khác. Những lúc như vậy, phản ứng đầu tiên thường là muốn lên tiếng bảo vệ bản thân, muốn hơn thua, muốn chứng minh mình đúng. Nhưng có lẽ cách hay nhất chính là im lặng.

Chia tay vì những câu nói trong lúc nóng giận

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, có bao nhiêu mối tình, bao nhiêu mối quan hệ đã kết thúc không phải vì thiếu tình yêu, mà vì những lời nói vô tình thốt ra trong cơn giận dữ? Lời nói, dù không sắc bén như dao kiếm, nhưng lại có sức mạnh tàn phá những gì đẹp đẽ nhất. Điều đau đớn nhất là khi người ta nhận ra, những câu nói ấy không đại diện cho tình cảm thật sự, mà chỉ là sản phẩm của sự mất kiểm soát trong thoáng chốc.

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.