Tết mùa mưa – Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Hà Nhì ở Lai Châu

Tết mùa mưa – Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Hà Nhì ở Lai Châu
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vào tháng 5 âm lịch hàng năm, khi bắt đầu mùa mưa, cây lúa vừa qua kỳ bén rễ, đang lúc sinh trưởng, phát triển là thời điểm người Hà Nhì (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) tưng bừng đón một trong những cái Tết to nhất trong năm - Tết mùa mưa.

Đối với người Hà Nhì, Tết mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một lễ Tết quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân tộc Hà Nhì, được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm khi mà công việc mùa vụ mới vừa hoàn tất. Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển và bản làng đoàn kết.

Tết Mùa mưa được tổ chức trong 4 ngày, từ ngày Hợi, Tí, Sửu đến hết ngày Dần. Trong 4 ngày này, mọi người trong gia đình không được đi làm mà chỉ vui chơi và cùng nhau ăn uống, múa hát vui vẻ để lấy lại sức sau một năm lao động vất vả. Trong Tết mùa mưa, các nghi thức, lễ thức chủ yếu diễn ra trong ngày đầu tiên, các ngày tiếp theo diễn ra phần hội.

Để chuẩn bị cho ngày Tết, từ chiều hôm trước, phụ nữ trong nhà sẽ đi lấy lá chuối, ngâm gạo nếp, chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng cho lễ cúng trong bản của Tết mùa mưa. Hai lễ vật quan trọng nhất và không thể thiếu trong Tết mùa mưa của đồng bào dân tộc Hà Nhì là thịt lợn và bánh dày. Gạo nếp được lựa chọn để giã bánh dày là loại gạo nếp do chính tay của những người trong gia đình cấy trồng, được lựa chọn kỹ càng của mùa vụ trước, được cất giữ, bảo quản cẩn thận nên hạt mẩy, khi đồ lên rất thơm, dẻo.

Bánh dày và thịt lợn là hai lễ vật không thể thiếu trong Tết màu mưa của người Hà Nhì

Bánh dày và thịt lợn là hai lễ vật không thể thiếu trong Tết màu mưa của người Hà Nhì

Trong ngày Tết đầu tiên, bà con thường dậy rất sớm làm bánh dày, mổ lợn để làm lễ cúng tổ tiên. Công đoạn giã bánh dày có sự tham gia của nhiều người trong gia đình, họ hàng để thể hiện tình đoàn kết, sự sẻ chia. Khi hoàn tất việc giã bánh, các gia đình sẽ nặn thành ba chiếc bánh để dâng cúng tổ tiên. Do nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp, chăn nuôi nên đối với người Hà Nhì, bánh dày là thành quả của quá trình lao động chăm chỉ và vất vả thể hiện tấm lòng thành kính, tri ân của thế hệ con cháu đối với các đấng sinh thành, tổ tiên.

Việc cúng lễ của người Hà Nhì, người đóng vai trò chủ lễ phải là chủ nhà, hoặc có vai trò quan trọng trong cộng đồng như già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ. Họ cúng cả hai bên nội, ngoại. Khi chủ lễ cúng xong, bánh dày sẽ được hạ lễ, chia cho các thành viên trong gia đình cùng thụ lễ.

Các trò chơi trong dịp Tết mùa mưa cũng rất đa dạng và phong phú như đi cà kheo, đánh cù, hát đối giao duyên đến chơi đu lăng, bập bênh xoay vòng... Nhưng, trò chơi được xem là không thể thiếu trong dịp này là đu lăng.

Người Hà Nhì quan niệm rằng, việc chơi đu lăng là một hình thức sám hối cho những tội lỗi mà họ vướng phải trong suốt quãng thời gian trước. Cụ thể là việc săn bắn, giết hại những con vật trên rừng, mà mỗi con vật đều có linh hồn nên phải có hình phạt nhất định để giải oan cho linh hồn của những con vật để chúng không còn tìm về làm hại bản làng.

Người Hà Nhì sẽ dựng hai cây đu được trong đó cây đu trong nhà cho trẻ nhỏ, còn người lớn cùng nhau chơi cây đu ở khu đất giữa bản.

Các thành viên trong gia đình cùng nhau 'thụ lễ"

Các thành viên trong gia đình cùng nhau 'thụ lễ"

Tết mùa mưa, cũng là dịp để mọi người trong bản đến nhà chúc tụng, thăm hỏi nhau. Khi đến chúc Tết bất cứ nhà nào trong bản, các vị khách đều được gia chủ đón tiếp bằng những mâm cỗ đầy rượu, thịt và sản vật mà chính gia đình mình làm ra. Đây là truyền thống hiếu khách và là một nét văn hóa đẹp trong đời sống của người Hà Nhì ở Lai Châu.

Tết mùa mưa của đồng bào Hà Nhì hiện nay đã có nhiều thay đổi trong khâu tổ chức và mang tính chất lễ hội nhiều hơn. Không gian Tết mùa mưa cũng có sự thay đổi. Trước đây nghi lễ cúng thường diễn ra tại ruộng nương, thì giờ đây nghi lễ có thể được tổ chức trong khuôn viên gia đình ông trưởng thôn, hay gia đình người sản xuất giỏi trong bản. Những phụ nữ chọn cho mình bộ trang phục mới và đẹp nhất để mặc trong ngày này.Tuy nhiên, nghi lễ vẫn giữ được không khí uy nghiêm, thể hiện sự thanh tịnh, thành kính của con người với thần linh.

Trước khi kết thúc Tết, tất cả các hộ gia đình đều mổ gà để làm lễ tạ. Trong lễ tạ này, một lần nữa bà con lại xin với đấng tối cao cho mưa thuận gió hòa, trồng cấy, chăn nuôi không sâu, không bệnh. Tết kết thúc, bà con Hà Nhì lại trở về với cuộc sống thường ngày với niềm tin vào sức khỏe dồi dào, mưa thuận gió hòa, một vụ mùa mới bội thu.

Đọc thêm

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)
(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Ấm tình đoàn kết tôn giáo từ những mái nhà cho người nghèo Bài 2: Từ bi, bác ái bằng những việc làm cụ thể

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Linh mục Gioan Bùi Văn Kế cùng khánh thành nhà tình nghĩa tặng người nghèo ở giáo xứ Đồng Bài. (Ảnh: MTTQ cung cấp)
(PLVN) - Giáo lý nhà Phật đề cao hạnh từ bi. Triết lý Công giáo nhấn mạnh tinh thần bác ái, yêu người. Chia sẻ với PLVN, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho rằng: Qua những việc làm cụ thể của các chức sắc, chức việc đã góp phần phát huy nét đẹp của các tôn giáo và đóng góp vào khối đoàn kết toàn dân tộc.

Xử phạt nghiêm hành vi 'xúc phạm' di tích

Hình ảnh nam ca sĩ đứng trên nóc nhà phố cổ Hội An gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa - Nguồn: FBNV)
(PLVN) - Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra đó là có một bộ phận những cá nhân, thậm chí cả người nổi tiếng để thể hiện “đẳng cấp” đã sẵn sàng lựa chọn cách hành xử phản văn hóa tại chốn linh thiêng, di tích văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong cộng đồng.

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ
(PLVN) -  Tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã làm triệu trái tim người Việt Nam như nấc nghẹn. Biến nỗi đau buồn thành hành động, một số tác phẩm nghệ thuật có một không hai đã ra đời, khắc họa chân dung Tổng bí thư giản dị mà rực rỡ, ấm áp; thể hiện lòng kính yêu vô bờ của tác giả dành cho Tổng bí thư.

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Du lịch 6 tháng cuối năm và “đòn bẩy” chính sách visa

Hàn Quốc điều chỉnh chính sách visa và thành công chinh phục thị trường du khách Việt. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục đà tăng trưởng trong nửa cuối năm. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chính sách visa phù hợp để tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách.

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đình Bảo Đà là di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993. Đình thờ ba vị thánh Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và tướng quân Cương Trực - đây là tam vị đại vương thượng đẳng thần, có công trạng “bảo dân hộ quốc” của Đức Thánh Tản Viên.

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: UBDT)
(PLVN) - Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.