Tên phim như 'chửi bậy' lại... ăn khách

Tên phim như 'chửi bậy' lại... ăn khách
Em là bà nội của anh (làm lại từ Miss Granny của Hàn Quốc) đang rất ăn khách tại các rạp chiếu, song lại làm dấy lên tranh luận về mức độ sáng tạo và sao chép ở một tác phẩm phim 'làm lại' (remake).
Suốt hơn 2 tuần qua, bộ phim Em là bà nội của anh đã tạo nên cơn sốt tại các phòng vé rạp chiếu Việt với doanh thu 10 ngày là 42 tỉ đồng. Đây là bộ phim được thực hiện dựa trên nguyên tác Miss Granny (2014) của điện ảnh Hàn Quốc, được đối tác tại Việt Nam mua bản quyền, do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh dựng lại.
Nguyên tác từng thu hút hơn 8,65 triệu lượt khán giả trong nước và sau đó được phía nhà sản xuất “xuất khẩu” ra nhiều thị trường quốc tế.
Kỳ cục, mất cảm tình...
Lý giải sự thành công về doanh thu của bộ phim Em là bà nội của anh tại Việt Nam, nhiều chuyên gia trong giới nhận định đó là do tình hình rạp chiếu thiếu vắng phim bom tấn, và đây là phim hài tình cảm - gia đình có nội dung ấm áp, dàn diễn viên đẹp và chiến dịch PR bài bản. Một lý do khác mà khán giả có thể hoặc không có ý định mua vé xem phim này, hoặc sẽ ùn ùn xem vì… tò mò, đó là do tên phim.
Nhiều khán giả cho biết “tên phim nghe mất cảm tình, kỳ cục…” vì chữ “bà nội” khiến tựa phim như một câu chửi bậy. Chính đạo diễn Nhật Linh cũng từng nói nửa đùa nửa thật “vì nhiều khán giả ác cảm nên tôi muốn đổi cả tên phim”. Phía Hàn Quốc khi chiếu phim gốc ở Việt Nam lấy tựa Ngoại già tuổi 20. Vì sau khi tìm hiểu văn hóa Việt Nam, họ hiểu rằng là không nên đưa chữ “bà nội” vào tựa. Trong khi đó, đạo diễn Việt lại cho rằng “đó là câu mắng yêu, rất dễ thương chứ không phải bậy bạ” (!).
Tuy nhiên, phim thắng hay thua về doanh thu khác hoàn toàn với việc phim có được đánh giá cao hay không. Vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng Em là bà nội của anh như bản sao của Miss Granny bởi giống từng khuôn hình, góc quay, ánh sáng, cả xử lý diễn xuất khóc cười của diễn viên… Vì thế, bộ phim không thể hiện được sự sáng tạo. Dấu ấn riêng của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh trong phim chưa thực sự rõ ràng.
Đạo diễn Bá Vũ nêu quan điểm chung về việc làm lại (remake) một bộ phim: “Nếu làm giống y chang thì không có sự sáng tạo nào cả ở đạo diễn. Trên thế giới có nhiều phim được làm lại, nhưng phải có góc nhìn, xử lý khác, riêng biệt của đạo diễn đối với tác phẩm. Làm thêm một bộ phim sinh đôi nữa để làm gì?”.
Đạo diễn Nhật Linh nhìn nhận: “Tôi cũng đồng ý nếu khán giả nói phim này đa phần không khác gì nội dung bản gốc. Họ có cái lý của họ. Khi viết kịch bản, tôi đã suy nghĩ làm khác đi và đã thực hiện như vậy. Nhưng sau đó, tôi thấy những cái mình sửa khác đi không làm phim hay hơn. Tôi nhận ra cách hay nhất không phải là sáng tạo cái mới mà là làm bộ phim cho thật cảm xúc và thuần Việt”. Tuy nhiên, cái tên phim chẳng “thuần Việt” tí nào.
Trào lưu phim “làm lại”
Phim làm lại đã không còn xa lạ với người yêu điện ảnh. Mỹ, Trung Quốc, Nhật… đều có rất nhiều tác phẩm làm lại, xuất phát từ sức hút của các bản gốc và do thiếu những kịch bản mới, hay. Vì mua lại hoàn toàn bản quyền của bộ phim nên phim làm lại sẽ mang dấu ấn của bộ phim gốc ở những mức độ khác nhau, thậm chí có thể giống hệt nhau. Phải nói rằng từ trước đến nay, lịch sử điện ảnh thế giới cũng đã chứng minh rằng, hầu hết các phiên bản làm lại đều không thể vượt qua được cái bóng quá lớn của bản gốc, nhưng lợi nhuận thì rất khả quan, cũng nhờ danh tiếng quá lớn của bản gốc.
Hiện tại ở Việt Nam không chỉ có Em là bà nội của anh là phim làm lại, mà trước đó còn có phim Yêu của đạo diễn Việt Max mua bản quyền từ phim The love of Siam của Thái Lan, Không nói được của đạo diễn Trần Việt Anh làm lại từ phim My name is Love của Thái Lan…
Không ít đạo diễn nói thẳng rằng nếu các hãng “làm lại” quá nhiều, số phim “làm lại” lấn át cả số lượng phim sáng tác mới sẽ kéo theo hệ lụy là thị trường phim Việt sẽ nở rộ những bộ phim “con lai”, “hồn Trương Ba, da hàng thịt” thiếu tính sáng tạo.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.