Tạo điều kiện để phụ nữ tận dụng cơ hội của chuyển đổi số

Chủ đề “Phụ nữ trong nền kinh tế số” được thảo luận tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII. (Ảnh minh họa - Thúy Hạnh/Báo BP)
Chủ đề “Phụ nữ trong nền kinh tế số” được thảo luận tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII. (Ảnh minh họa - Thúy Hạnh/Báo BP)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phụ nữ Việt Nam được đánh giá là tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực kinh doanh và đạt được thứ hạng, sự tiến bộ vượt xa mong đợi. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh như hiện nay, doanh nhân nữ cũng như doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cần chủ động thích nghi cũng như sự hỗ trợ từ nhiều phía.

Vai trò của nữ doanh nhân được khẳng định

Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2022, toàn quốc có 263.444 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, chiếm 29,8% trong tổng số 883.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong số 263.444 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đang hoạt động trên toàn quốc thì có đến gần 3/4 số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực dịch vụ, 21,9% trong khu vực công nghiệp - xây dựng và 1,19% trong khu vực nông, lâm, thủy sản.

Theo Chỉ số Doanh nhân nữ của Mastercard (MIWE) năm 2021, Việt Nam đứng thứ 38/65 quốc gia được đánh giá về khả năng kinh doanh và lãnh đạo của phụ nữ trong nền kinh tế, với 27,4% vị trí lãnh đạo doanh nghiệp do phụ nữ nắm giữ (xếp thứ 44/65 toàn cầu); tỷ lệ khởi sự kinh doanh ở nữ giới đạt 22,1% (cao hơn nam giới là 18,4%). Mặc dù nằm trong nhóm các quốc gia có thu nhập kém giàu có hơn nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn được đánh giá là đang tham gia mạnh mẽ vào thế giới kinh doanh, đạt được thứ hạng, tiến bộ vượt xa mong đợi. Theo MIWE 2021, tốc độ tham gia vào các hoạt động kinh doanh của phụ nữ tại Việt Nam không chỉ ngang bằng mà còn nhanh hơn nhiều so với nam giới, với tốc độ tăng trưởng chạm ngưỡng hơn 20%.

Năm 2019, theo một khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cứ 4 doanh nghiệp đang hoạt động thì có 1 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ (khoảng 25 - 25%). Tỷ lệ này ngang bằng với một số nền kinh tế như Singapore 24%, Thái Lan 23%, Indonesia 21%, Hồng Kông 20%, Pháp 24%...

Những con số qua nhiều năm trên đây cho thấy vị trí và vai trò của doanh nhân nữ tại Việt Nam ngày càng được khẳng định, không chỉ là lực lượng quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của quốc gia mà còn giúp thúc đẩy các giá trị nhân đạo, bình đẳng giới và bền vững. Tuy nhiên, các doanh nhân nữ tại Việt Nam vẫn gặp rất nhiều rào cản, khó khăn, như các rào cản từ môi trường kinh doanh, hay áp lực cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình, định kiến xã hội…

Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh như hiện nay, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp do nữ làm chủ nói riêng cần có sự chủ động thích ứng và song hành cùng các cơ quan quản lý, các đối tác và đông đảo cộng đồng người tiêu dùng để không tụt lại phía sau trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Do đó, việc trang bị cho các doanh nghiệp nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ các kiến thức và kỹ năng số cơ bản là một trong những biện pháp quan trọng, giúp quản lý và mở rộng kinh doanh để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thành công trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Vững vàng trong nền kinh tế số

Tháng 3/2023, tại buổi đối thoại chính sách với chủ đề “Bình đẳng giới trong chuyển đổi số ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức” do cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp Bộ LĐ-TB&XH, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh việc nhận thức rõ các vấn đề giới nảy sinh trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ giúp các cơ quan chức năng liên quan hoàn thiện khung khổ chính sách, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ và trẻ em gái có nhiều cơ hội hơn.

Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn Nâng cao “Nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ số - cơ hội khởi nghiệp thành công” do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương (TYM) tổ chức tháng 10/2021, ông Bùi Huy Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp nữ trong bối cảnh chuyển đổi số, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo về kinh doanh trên thương mại điện tử ở các tỉnh, thành trên cả nước giúp doanh nghiệp, doanh nghiệp nữ làm chủ nhìn nhận được tầm quan trọng của chuyển đổi số, tiếp cận với kiến thức thương mại điện tử.

Từ góc độ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã xác định: "Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội là khâu đột phá quan trọng nhằm giúp hội viên, phụ nữ và tổ chức Hội tận dụng được cơ hội của chuyển đổi số và tích cực tham gia vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia”. Từ đó, một trong những mục tiêu, nhiệm vụ của các cấp Hội phụ nữ toàn quốc trong nhiệm kỳ này cũng là thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong kinh tế số.

Ngày 5/1/2024 vừa qua, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lần thứ 8, khóa XIII diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, để thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2024, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức lễ phát động chủ đề công tác năm 2024 “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội” và phát động cuộc thi “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội”... “Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội mong muốn, Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành phố, đơn vị sẽ từng bước thực hiện chuyển đổi số trong tổ chức hoạt động Hội; nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ Hội các cấp; tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò trung tâm và sự tham gia tích cực của các tầng lớp phụ nữ tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia”, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga nhấn mạnh.

“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Chính phủ ban hành xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành một quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Đổi mới căn bản, toàn diện các hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số vừa hình thành các doanh nghiệp số ở Việt Nam...

Tin cùng chuyên mục

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

(PLVN) - Ngày 15 tháng 11 năm 2024, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” .

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Lắng nghe để bảo vệ trẻ em

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra hai Tọa đàm với những nội dung thiết thực liên quan đến bảo vệ trẻ em. (Ảnh: MSD)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hà Nội, Dự án “Phòng, chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật” (AVAC) được Bộ Nội vụ phê duyệt theo Quyết định số 1210/QĐ-BNV ngày 21/12/2022, Hội thảo tổng kết dự án vừa diễn ra với sự tham gia của gần 80 đại biểu đại diện các cơ quan nhà nước, trường học và các tổ chức xã hội.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Kiên Giang: Bộ CHQS tỉnh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024

Kiên Giang: Bộ CHQS tỉnh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024
(PLVN) - Chiều ngày 13/11/2024, tại Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Giang Thành, Cụm thi đua số 1 – Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024. Đại tá Vũ Thế Văn - Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh dự và chủ trì hội nghị. 

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang

Ông Mai Văn Huỳnh, phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
(PLVN) - Chiều ngày 13/11, tại cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang đã công bố quyết định chỉ định bổ sung ban chấp hành, Ban Thường vụ, phó Bí thư Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với đại tá Phạm Văn Thắng - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.