Tăng học phí đại học - chất lượng có tăng theo?

Học phí đại học tăng, chất lượng có tăng? (Ảnh minh họa)
Học phí đại học tăng, chất lượng có tăng? (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo thông tin từ các trường đại học, học phí từ năm học 2022-2023 tới dự kiến tăng. Dẫn đầu vẫn là khối trường Y - Dược, có trường dự kiến tăng 40%...

Dự kiến tăng học phí từ 10-40%

Đại học (ĐH) Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã công bố học phí dự kiến với mức tăng hơn 12 triệu đồng so với năm ngoái. Theo đó, mức học phí chưa bao gồm 2 học phần bắt buộc, Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh được thu theo quy định hiện hành.

Trường dự kiến học phí cả năm 2022 cao nhất khoảng 44,5 triệu đồng/sinh viên đối với ngành Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt. So sánh với mức học phí 32 triệu đồng/năm/sinh viên của năm 2021, năm nay, học phí của trường tăng 40%.

Trường ĐH Hoa Sen có học phí năm học 2022 với 33 ngành và 10 chương trình đào tạo bậc ĐH chính quy sẽ dao động từ 80-85 triệu đồng/năm học. Riêng chương trình song bằng sẽ có mức phí trung bình 85,5 triệu đồng/năm, Hoa Sen Elite sẽ có mức học phí 115-120 triệu đồng/năm.

Năm 2022, học phí tại Trường ĐH Bách khoa TP HCM, với chương trình chất lượng cao, tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh), sẽ được thu theo Đề án định mức Kinh tế - Kỹ thuật của nhà trường. Dự kiến, học phí chương trình chất lượng cao năm 2022-2023 là 72 triệu đồng/năm và năm 2023-2024 là 80 triệu đồng/năm. Đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, học phí dự kiến năm 2022-2023 là 55 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 60 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến học phí theo các mức: Chương trình Đào tạo chuẩn, dao động từ 22 - 28 triệu đồng/năm; Chương trình ELiTECH dao động từ 40 - 45 triệu đồng/năm.

Các chương trình, học phí dao động từ 50 - 60 triệu đồng/năm như: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10, IT-E10x); Công nghệ thông tin Việt - Pháp (IT-EP, IT-EPx); Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14, EM-E14x). Chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế dao động từ 45 - 50 triệu đồng/năm; Chương trình Đào tạo quốc tế dao động từ 55 - 65 triệu đồng/năm, Chương trình TROY (học 3 kỳ/năm) dao động từ 80 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng dự kiến tăng học phí ở khóa tuyển sinh năm 2022. Mức thu cho năm học 2022 - 2023 tương đương 42 triệu đồng, năm học 2023 - 2024 là 44 triệu đồng, năm học 2024 - 2025 là 46 triệu đồng và năm học 2025 - 2026 là 48 triệu đồng. Như vậy, mức học phí năm học 2022 - 2023 so với năm trước đã tăng thêm 24,5%.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa ra dự kiến mức học phí năm 2022 đối với các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) được miễn học phí; các ngành khác hệ đại trà là 440.559 đồng/tín chỉ; hệ chất lượng cao là 1.321.677 đồng/tín chỉ. Lộ trình tăng học phí cho từng năm là tối đa 10%.

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng dự kiến tăng học phí. Cụ thể, học phí ngành Răng Hàm Mặt chương trình tiếng Việt năm 2022 là 105 triệu đồng/học kỳ/sinh viên, trong khi mức cũ là 91 triệu đồng/học kỳ/sinh viên. Với chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, mức học phí tăng từ 110 triệu đồng/học kỳ lên mức 125 triệu đồng/học kỳ/sinh viên. Với các ngành học khác của trường, mức tăng nhẹ hơn.

ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), nhà trường dự kiến tăng học phí ngành khoa học xã hội từ 16 - 20 triệu đồng/sinh viên/năm học; học phí nhóm ngành ngôn ngữ và du lịch từ 21 - 24 triệu đồng/sinh viên/năm học. Mức học phí chương trình chất lượng cao (theo chi phí thực tế) gấp 3 lần mức trần học phí chương trình đào tạo hệ chuẩn trình độ ĐH, dự kiến là 60 triệu đồng/sinh viên/năm…

Sẽ tăng học phí theo lộ trình

Năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên các trường ĐH thực hiện Nghị định 81 của Chính phủ cho lộ trình tăng học phí mới từ 2022 đến 2026. Theo lý giải của các trường ĐH, việc học phí tăng dựa theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021 (Nghị định 81). Mức thu các năm sau có thể được điều chỉnh trượt giá theo quy định. Học phí được dùng để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hành và năng lực ngoại ngữ.

Theo Bộ GD&ĐT các trường ĐH tăng học phí theo Nghị định 81 là: Học phí năm học 2021 - 2022 ở các cấp học không thu vượt mức trần khung học phí năm 2020 - 2021. Từ năm học 2022 trở đi, học phí mới sẽ áp dụng theo Nghị định 81. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư (chưa tự chủ) được áp dụng theo khối ngành, chuyên ngành đào tạo.

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc tự chủ giúp các trường tự cân đối thu bù chi và cân đối đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để người học được tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực cho tương lai. Đồng thời, thúc đẩy các trường công nâng cao chất lượng, cạnh tranh bình đẳng với các trường ngoài công lập.

Bên cạnh đó, các trường đồng loạt tăng học phí cũng cần chú ý đến các chính sách hỗ trợ học bổng, vay tín chấp với lãi suất 0% với sinh viên khó khăn, vùng sâu, vùng xa để các em có tiền đóng học phí và trang trải chi phí học tập. Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) vẫn được được miễn học phí.

Các ngành khác hệ đại trà tăng từ 276.000 đồng/tín chỉ (chương trình toàn khóa 143 tín chỉ) lên 440.559 đồng/tín chỉ; hệ chất lượng cao tăng từ 771.200 đồng/tín chỉ lên 1.321.677 đồng/tín chỉ.

Theo đó, từ năm học 2022, học phí khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên là 12,5 triệu đồng/năm (tăng 2,7 triệu đồng); khối ngành nghệ thuật là 12 triệu đồng/năm (tăng 0,3 triệu đồng); khối ngành kinh doanh và quản lý, pháp luật là 12,5 triệu đồng/năm (tăng 2,7 triệu đồng); khối ngành khoa học sự sống, khoa học tự nhiên 13,5 triệu đồng/năm (tăng 0,8 triệu đồng); khối ngành toán và thống kê, máy tính và Công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật 14,5 triệu đồng/năm (tăng 2,8 triệu đồng); khối ngành y dược 24,5 triệu đồng/năm (tăng 10,2 triệu đồng); các khối ngành sức khỏe khác 18,5 triệu đồng/năm (tăng 4,2 triệu đồng); khối ngành nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội 12 triệu đồng/năm (tăng 2,2 triệu đồng).

Theo cách tính mới này, mức học phí của các cơ sở giáo dục ĐH chưa tự chủ của 7 khối ngành tăng từ 3 - 10,2 triệu đồng/năm, tùy từng khối ngành. Tăng nhiều nhất là khối ngành Y - Dược và các khối ngành sức khỏe khác với mức tăng từ 4,2 - 20,2 triệu đồng/năm.

Với cơ sở giáo dục ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (tự chủ), mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí với các cơ sở chưa tự chủ.

Với cơ sở giáo dục ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (tự chủ hoàn toàn), mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí với trường chưa tự chủ. Trong khi đó, mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở giáo dục ĐH công lập được xác định cao hơn từ 1,5 - 2,5 lần so với học phí ĐH. Nhiều trường ĐH công lập ở phía Nam hiện đang có mức học phí lên đến gần trăm triệu đồng/năm ở các chương trình chất lượng cao, chương trình liên kết.

Học phí tăng, chất lượng có tăng?

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, việc công khai học phí là yêu cầu bắt buộc trong Quy chế tuyển sinh hằng năm. Năm nay, tuy Bộ GD&ĐT chưa ban hành Quy chế tuyển sinh nhưng các trường đã công khai thông tin tuyển sinh và đã tổ chức xét tuyển. Vì thế, thí sinh có quyền được biết học phí của các trường áp dụng từ năm 2022. Tuy nhiên, hiện không phải trường nào cũng công khai lộ trình tăng học phí.

Theo một số chuyên gia, việc không công khai học phí sẽ mang đến nhiều rủi ro cho thí sinh vì khoảng 70% sinh viên đến từ các gia đình nông thôn, miền núi, nhiều gia đình khó khăn. Thực tế, ở một số trường, năm đầu, để thu hút thí sinh, học phí có thể chỉ công bố ở mức vừa phải, nhưng những năm sau, học phí tăng vọt.

Hay có những cơ sở giáo dục ĐH công bố mức học phí tính theo đơn vị tín chỉ nhưng lại không công bố tổng số tín chỉ sinh viên phải hoàn thành đến khi ra trường. Do đó, nhiều sinh viên “đâm lao, theo lao”, sẽ khó khăn thêm khó khăn nếu không biết về lộ trình tăng học phí để “lượng sức”.

Cùng với đó, câu hỏi cũng được đặt ra khi hàng loạt trường ĐH công và tư điều chỉnh tăng học phí trong năm 2022, liệu chất lượng đào tạo có được tăng theo?

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.