Tăng cường tính thực tiễn trong chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư

Học viên lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khóa 4 đi thực tế.
Học viên lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khóa 4 đi thực tế.
(PLVN) -Thời gian qua, Học viện Tư pháp đã đặc biệt chú trọng tính thực tiễn của chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chú trọng kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn hành nghề của thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình.

Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Học viện Tư pháp đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy về đào tạo nghề luật tại Việt Nam. Trong đó, đào tạo nghiệp vụ xét xử, đào tạo nghiệp vụ kiểm sát và đào tạo nghề luật sư là những lĩnh vực đào tạo truyền thống của Học viện, đã khẳng định được chất lượng, hiệu quả đào tạo, góp phần đáng kể vào công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp và đội ngũ luật sư. Thời gian gần đây, bên cạnh việc triển khai đào tạo riêng từng chức danh, Học viện Tư pháp đã triển khai mô hình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Chương trình đào tạo chung có những đặc điểm nổi bật như:

- Đối tượng đào tạo là những người đã có bằng cử nhân luật trở lên, có thể có kinh nghiệm nghề nghiệp nhất định tại Tòa án, Viện kiểm sát, cơ sở hành nghề luật sư. Điều này đòi hỏi chương trình đào tạo phải có tính kết nối nhưng không trùng lặp với chương trình đào tạo cử nhân luật; phương pháp đào tạo, môi trường đào tạo phù hợp với đối tượng học viên là người lớn.

- Tính chất của chương trình đào tạo nghề, học viên tham gia chương trình đào tạo nhằm học hỏi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng điều kiện về đào tạo theo quy định pháp luật để có thể hành nghề Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Tính chất đào tạo nghề chi phối tất cả các yếu tố của chương trình đào tạo như nội dung chương trình đào tạo (các bài học mang tính chất trang bị kỹ năng nghề nghiệp; phần đào tạo thực tế chiếm tỉ lệ đáng kể trong chương trình đào tạo); phương pháp đào tạo (thực hành, đóng vai, giải quyết tình huống…); tài liệu học tập (hồ sơ tình huống từ các vụ án thực tế là tài liệu đào tạo đặc thù không thể thiếu) và đội ngũ giảng viên (với sự tham gia của những người đã hoặc đang thực tế hành nghề). 

Học viên lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khóa 4 lần 2 tại Hà Nội đi thực tế tại trại giam
 Học viên lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khóa 4 lần 2 tại Hà Nội đi thực tế tại trại giam

Nhận thức được những đặc trưng của chương trình đào tạo, Học viện Tư pháp đã đặc biệt chú trọng tính thực tiễn của chương trình đào tạo, chú trọng kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn hành nghề của thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Cụ thể là:

Về nội dung chương trình: So với các chương trình đào tạo khác tại Học viện Tư pháp, chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư có tỉ lệ thời lượng cho kiến tập, thực tập cao nhất. Cụ thể, học viên có 01 tuần kiến tập đầu khóa học và 03 tháng thực tập các kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại các Tòa án, Viện kiểm sát, Văn phòng Luật sư, Trại giam…kết hợp với thực tập tại chỗ ở Học viện Tư pháp. 

Các bài học diễn án, thực hành tình huống, trao đổi kinh nghiệm, bình luận án cũng chiếm tỉ lệ đáng kể trong chương trình đào tạo. Thực tế triển khai các khóa đào tạo trong thời gian qua, học viên lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đã được đi kiến tập tại nhiều đơn vị như: Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, Viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp, Trại giam Long Hòa (Bộ Công an), Văn phòng luật sư Lê Nguyễn tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh… (đối với lớp đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh); Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân, Trại giam Tân Lập (Phú Thọ), Trại giam Ngọc Lý (Bắc Giang), Trại giam Vĩnh Quang (Vĩnh Phúc), Văn phòng luật sư Hoàng Hưng, Văn phòng luật sư Trung Hòa…(đối với lớp đào tạo tại Hà Nội). Tại các buổi kiến tập, học viên đã được nghe lãnh đạo các đơn vị giới thiệu cụ thể về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; hệ thống tổ chức, thực tiễn thực hiện nhiệm vụ giam giữ, cải tạo của Trại giam… 

Có thể nói, hoạt động kiến tập trong chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư rất hữu ích, đã mang lại cho học viên những kiến thức, kinh nghiệm và cơ hội tiếp xúc với thực tiễn nghề nghiệp. Đây cũng là “bài kiểm tra ban đầu” để học viên kiểm nghiệm về năng lực, tố chất của mình đối với nghề nghiệp sẽ lựa chọn trong tương lai. Đối với hoạt động thực tập, học viên thực tập tại các Tòa án, Viện kiểm sát, Văn phòng luật sư trên địa bàn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương, qua đó có cơ hội quan sát, tiếp xúc với thực tiễn nghề nghiệp. Cụ thể các bạn học viên đã tham dự các phiên tòa hình sự, dân sự hành chính; thực hành một số hoạt động nghề nghiệp như tiếp công dân, nghiên cứu hồ sơ, dự thảo văn bản, tư vấn pháp luật …dưới sự hướng dẫn của các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư giàu kinh nghiệm tại đơn vị tiếp nhận thực tập. Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập, Học viện Tư pháp đã tổ chức một số buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, diễn án với sự tham gia đóng vai của các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đang hành nghề…

Các hoạt động thực tập đa dạng đã giúp học viên có cơ hội kiểm chứng kiến thức, kỹ năng đã được trang bị tại nhà trường; phát hiện và điều chỉnh cách tiếp cận giữa lý thuyết và thực tiễn giải quyết vụ việc; trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp giúp cho việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt ghiệp. 

Về phương pháp đào tạo: Để chương trình đào tạo được triển khai một cách hiệu quả, Học viện Tư pháp đã áp dụng các phương pháp đào tạo phù hợp với môi trường sư phạm hiện đại, chuyên nghiệp, hướng vào người học, phù hợp với đặc thù trong công tác đào tạo kỹ năng hành nghề cho các chức danh tư pháp và bổ trợ tư pháp. Đó là các phương pháp: Thuyết trình tích cực, áp dụng trong các bài chuyên đề, lý thuyết kỹ năng, chuyên đề chuyên sâu, chuyên đề bổ trợ; Giải quyết tình huống; Thực hành đóng vai, làm việc nhóm trong các bài tình huống, thực hành theo hồ sơ, thực tập; Toạ đàm, Hội nghị bàn tròn và đối thoại; Nghiên cứu chuyên đề, bình luận án, tiểu luận, khóa luận; Ứng dụng kỹ năng mềm vào đào tạo kỹ năng nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Đặc biệt, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào việc triển khai đào tạo sẽ được tăng cường trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và hoạt động giáo dục, đào tạo nói riêng. Học viên tham dự các khóa đào tạo tại Học viện sau khi tốt nghiệp đều khá thành thạo các phương pháp học tập hiện đại (đóng vai, làm việc nhóm, giải quyết tình huống) đồng thời tự tích lũy các kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn thông qua các hoạt động thực hành trong buổi học diễn án, tình huống, đào tạo thực tế.

  Về đội ngũ giảng viên: Phù hợp với tính chất của chương trình đào tạo, sự tham gia của giảng viên thỉnh giảng  là những Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư giàu kinh nghiệm vào hoạt động đào tạo là yêu cầu khách quan, không thể thiếu để giúp học viên tiếp cận không chỉ với các kỹ năng nghề nghiệp mà còn với các kinh nghiệm nghề nghiệp đã được giảng viên tích lũy từ thực tiễn hành nghề. Học viện Tư pháp đã xây dựng được đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đông đảo, giàu kinh nghiệm nghề nghiệp thực tiễn và có khả năng sư phạm tốt. 

Thực tế giảng dạy các khóa đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư cho thấy số giờ giảng do giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm chiếm hơn 50% tổng số giờ giảng và đều được học viên đánh giá cao. Đặc biệt, một số buổi giảng, tọa đàm với sự “tam giảng” của 03 giảng viên thỉnh giảng là Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên đang hành nghề đã tạo sự thu hút lớn đối với học viên, tạo cơ hội để học viên trao đổi, học hỏi, bày tỏ nguyện vọng, định hướng nghề nghiệp.

Về hệ thống giáo trình, tài liệu: Xây dựng giáo trình, tài liệu là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Học viện Tư pháp khi triển khai các chương trình đào tạo. Đối với chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, Học viện đã xây dựng đầy đủ hệ thống giáo trình cho tất cả các môn học. Giáo trình được xây dựng theo hướng làm rõ kỹ năng nghề nghiệp cụ thể của từng chức danh trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính; giáo trình có nhiều ví dụ, tình huống được phân tích từ góc nhìn nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư qua đó học viên tích lũy được các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết. Đặc biệt, Học viện đã sưu tầm, biên tập, nghiệm thu hệ thống hơn 50 hồ sơ tình huống từ những hồ sơ vụ án thực tế phục vụ cho các buổi học tình huống, diễn án, thực tập tại chỗ trong chương trình đào tạo.

Có thể nói, tăng cường tính thực tiễn của chương trình đào tạo là một trong những định hướng lớn trong việc phát triển các chương trình đào tạo tại Học viện Tư pháp nói chung và chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư nói riêng. Trên cơ sở kinh nghiệm đào tạo thời gian vừa qua, Học viện Tư pháp đang tiến hành chỉnh sửa chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư để bảo đảm chương trình đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của thực tiễn, nâng cao hiệu quả thực hành, thực tập các kỹ năng nghề nghiệp của học viên ngay từ quá trình đào tạo để học viên có thể thực hiện tốt công việc sau khi tốt nghiệp theo đúng triết lý “thực học, thực nghề” – triết lý nền tảng của việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. 

Tin cùng chuyên mục

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Đọc thêm

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.

Tập huấn tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên

Toàn cảnh Lớp tập huấn.
(PLVN) - Ngày 9/4, Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp phối hợp với UNICEF tại Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn về tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật cho luật sư (LS), tư vấn viên pháp luật (TVVPL) có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho NCTN tại Khu vực phía Bắc.