Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị đã nêu rõ 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác CCTP. Đó là tiếp tục quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện các quan điểm, định hướng CCTP nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược CCTP đến năm 2020, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW. Đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy TAND, Viện KSND, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là đội ngũ cán bộ thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên phải thực sự liêm chính, công tâm, chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp…
Nắm vững tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương, các Cục THADS địa phương đã chỉ đạo các cơ quan thi hành án tổ chức phổ biến, quán triệt và ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 84-KL/TW. Như Cục THADS tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch 09/KH-CTHADS triển khai thực hiện Kết luận số 84-KL/TW. Trong đó tập trung vào việc quán triệt, thực hiện hiệu quả các quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị; các Kết luận của Bộ Chính trị; Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS về CCTP. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Tăng cường nghiên cứu, góp ý xây dựng pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về công tác THADS, thi hành án hành chính.
Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án đảm bảo thống nhất, toàn diện. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của cấp ủy chi bộ trong các cơ quan THADS đối với đảng viên, công chức, người lao động theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị.
Cùng với đó, thường xuyên tổ chức các đợt cao điểm về công tác thi hành án nhằm tập trung giải quyết loại việc có điều kiện thi hành; đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Chủ động phối hợp chặt chẽ, tham mưu cho cấp có thẩm quyền tập trung xử lý có hiệu quả các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác chuyên môn của ngành. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường cải cách hành chính trong hoạt động THADS. Nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng đội ngũ công chức THADS có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chiến lược CCTP theo tinh thần Kết luận của Bộ Chính trị; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS năm 2014, ngày 22/1/2021, Ban thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/TU về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác THADS giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về THADS trên địa bàn và chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan thực hiện nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ trong công tác THADS; nghiên cứu, xây dựng, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Nâng cao hiệu quả công tác THADS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025”.
Đối với Cục THADS tỉnh, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành; giảm tỷ lệ án chuyển kỳ sau, tăng tỷ lệ thi hành án tín dụng ngân hàng; tập trung chỉ đạo cơ quan thi hành án hai cấp phát huy vai trò cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo THADS; chủ động phối hợp, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả thi hành án nhất là các vụ án kinh tế, tham nhũng, án giá trị thi hành lớn, án khó khăn phức tạp có nhiều đơn thư. Tăng cuờng sự phối hợp giữa cơ quan THADS với các cấp ủy đảng và các cơ quan chức năng trong thực hiện nhiệm vụ; thực hiện có hiệu quả Quy chế phối họp giữa cơ quan THADS với các ban, ngành liên quan.
Tương tự, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi cũng đã ban hành Chỉ thị 05-CT/TU tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác THADS, thi hành án hành chính trên địa bàn tỉnh. Trong đó, yêu cầu Cục THADS tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp để quyết liệt đổi mới, nâng cao chất lượng công tác THADS, THAHC, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền tư pháp Nhân dân trong sạch, vững mạnh như: Giúp Ban Chỉ đạo THADS tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các nội dung liên quan đến công tác THADS, THAHC; chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan để đẩy nhanh tiến độ thi hành án, giảm án tồn đọng, tập trung giải quyết các vụ việc phức tạp, bức xúc, kéo dài. Tiếp tục kiện toàn, xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ chấp hành viên và công chức thi hành án thật sự liêm chính, công tâm, chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, nắm vững chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với chấp hành viên và công chức thi hành án thiếu trách nhiệm, có hành vi sai phạm, tham nhũng…