“Tấm thẻ vaccine”, giải pháp được kỳ vọng vực dậy nền kinh tế

 Nhiều nước trên thế giới lựa chọn giải pháp “Hộ chiếu vaccine”.
Nhiều nước trên thế giới lựa chọn giải pháp “Hộ chiếu vaccine”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Tấm thẻ vaccine” hay còn được gọi là “Thẻ xanh COVID”, “Hộ chiếu vaccine”… đang là tấm thẻ rất được quan tâm trên thế giới vào thời điểm hiện nay. Việt Nam cũng tăng cường nghiên cứu và thí điểm sử dụng “Thẻ xanh COVID” nhằm đưa ra giải pháp cân bằng giữa mục tiêu bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và phát triển kinh tế trong đại dịch COVID-19.

Những thí điểm đầu tiên tại Việt Nam

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, yêu cầu nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, xây dựng kế hoạch kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới. Nắm bắt được tình hình, sau thời gian nghiên cứu, Việt Nam đã có những thí điểm đầu tiên về “Tấm thẻ vaccine” nhằm đáp ứng yêu cầu trên.

Chiều 4/9 theo giờ địa phương, chuyến bay thí điểm chở khách có “Tấm thẻ vaccine” phòng COVID-19 đầu tiên đã hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Chuyến bay mang số hiệu VN5311, chở 297 công dân Việt Nam từ Nhật Bản.

Toàn bộ hành khách trên chuyến bay có “Tấm thẻ vaccine” đều đáp ứng đủ hai điều kiện: tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh); có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận.

Đồng thời, đây cũng là chuyến bay đầu tiên thí điểm chương trình cách ly y tế tập trung 7 ngày. Rút ngắn 7 đến 14 ngày so với quy trình bình thường, tùy thuộc vào chủng biến thể COVID-19 nơi hành khách xuất cảnh. Đây được coi là thí điểm đầu tiên tại Việt Nam về việc sử dụng “Tấm thẻ vaccine” nhập cảnh cho người tiêm đủ 2 mũi. Được biết, sau chuyến bay đầu tiên, Chính phủ cùng với tỉnh Quảng Ninh đã đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng vào thời gian tới.

Không chỉ dành cho khách nhập cảnh, thí điểm “Thẻ xanh COVID” đang dần được áp dụng với người dân tham gia lưu thông tại các tỉnh, thành. Ngày 6/9, một phần của tỉnh Bình Dương đã được nới lỏng giãn cách xã hội và là tỉnh đầu tiên áp dụng “Thẻ xanh COVID”. So với quy định hiện hành, ngoài lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, người dân đã tiêm 1 mũi vaccine sẽ được cấp “Thẻ vàng” khi lưu thông phải có thêm giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính. Đối với người đã tiêm 2 mũi vaccine sẽ được phép tham gia lưu thông bằng “Thẻ xanh”. Thế nhưng, việc này chỉ được áp dụng tại các huyện, thị xã, thành phố đã đạt tiêu chí là “vùng xanh” và đã nới lỏng giãn cách.

Tiếp đó, ngày 8/9 Khánh Hòa là tỉnh tiếp theo áp dụng “Thẻ xanh COVID” ngay khi hết thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh Khánh Hòa đã có Chỉ thị 18 về việc triển khai biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tương ứng với từng mức độ nguy cơ ở thôn, tổ dân phố. Trong đó, người tiêm vaccine 2 mũi đủ 14 ngày sẽ được ưu tiên đi làm, lưu thông.

Đặc biệt trong giai đoạn nhiều tỉnh, thành đang tăng tốc độ tiêm vaccine để sớm mở cửa trở lại trong thời gian tới. Thì những thí điểm, dự thảo về “Thẻ xanh COVID” tại nhiều nơi đang rất được người dân quan tâm.

Chiều ngày 10/9, UBND TP HCM tổ chức Hội nghị tiếp thu ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp, hoàn thiện dự thảo Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TP HCM sau ngày 15/9. Theo dự thảo kế hoạch, khi mở cửa, “Thẻ xanh, Thẻ vàng Covid” là điều kiện để người dân tham gia các hoạt động sản xuất, sinh hoạt theo mức độ kiểm soát dịch của thành phố.

Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho biết, mục tiêu của TP là phấn đấu đến 15/9 cơ bản kiểm soát dịch bệnh, nới lỏng và phục hồi kinh tế, đưa TP về trạng thái “bình thường mới”. “Quan điểm về việc nới lỏng phục hồi kinh tế tại TP HCM dựa trên nguyên tắc an toàn, linh hoạt theo kết quả phòng chống dịch. Tiêu chí đánh giá an toàn dựa trên Thẻ xanh, Thẻ vàng căn cứ trên kết quả tiêm vaccine” - ông Mãi nói.

Tuy nhiên, vào chiều ngày 13/9, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, để đảm bảo chống dịch bền vững hơn, hài hòa, an toàn và nhu cầu mở lại một số hoạt động, TP sẽ giãn cách xã hội thêm một thời gian. Còn về “Thẻ xanh COVID”, trong thời gian sắp tới dựa trên những tiêu chí an toàn để kiểm soát và quản lý, đây sẽ là một trong những biện pháp để giám sát an toàn cho người dân.

Ông Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP HCM chia sẻ thêm về “Thẻ xanh COVID-19, ông Thượng cho rằng thẻ này không thay thế cho giải pháp hết sức quan trọng là 5K và xét nghiệm, người dân tránh hiểu lầm là có Thẻ xanh thì không cần 5K và xét nghiệm. Vì có Thẻ xanh chỉ bảo vệ cá nhân nhưng chúng ta có thể có virus trong người, có thể lây bệnh cho người khác, cho cộng đồng. Vì vậy, Thẻ xanh phải kết hợp với 5K, xét nghiệm.

TP HCM dự kiến mở lại các hoạt động cho người có “Thẻ xanh, Thẻ vàng COVID”.

TP HCM dự kiến mở lại các hoạt động cho người có “Thẻ xanh, Thẻ vàng COVID”.

Có thể thấy, “Thẻ xanh COVID” đang là phương án được nhiều tỉnh, thành quan tâm cũng như nghiên cứu nhằm nới lỏng giãn cách xã hội với những người đã tiêm 1 – 2 mũi vaccine. Nhiều ý kiến cho rằng, cần đồng thời áp dụng “Thẻ xanh Covid” với những biện pháp khác để đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu quả tối đa.

Giải pháp vực dậy nền kinh tế

Sự ra đời của vaccine COVID-19 vào tháng 12/2020, đã làm dấy lên hy vọng thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi lại nền kinh tế thế giới sau một năm xuống dốc. Ngay lúc này, cả thế giới đang tập trung mọi nỗ lực nhằm bảo đảm dịch bệnh COVID-19 không tiếp tục lây lan, cướp đi các sinh mạng; song song với đó là phục hồi kinh tế và khôi phục lại sự sôi động của giao thương quốc tế.

Để đối phó với đại dịch COVID-19 kéo dài như hiện nay, nhiều quốc gia đã lựa chọn giải pháp “Hộ chiếu vaccine”. Trung Quốc - quốc gia khởi phát đại dịch đã ra mắt “Hộ chiếu vaccine” dưới dạng ứng dụng WeChat mini vào tháng 3/2021. Các nước như Israel có Green Pass, Đan Mạch có Coronapas, Liên minh Châu Âu (EU) ứng dụng Chứng chỉ COVID Kỹ thuật số EU.

Tại Pháp, người dân và du khách tới các rạp chiếu phim, bảo tàng, sân vận động và những sự kiện có sức chứa hơn 50 người sẽ phải chứng minh đã tiêm chủng đủ hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19. Italy cũng đã bắt đầu triển khai “Thẻ xanh Covid” nhằm từng bước đưa cuộc sống trở lại bình thường. Kể từ ngày 6/8/2021, người dân cần xuất trình “Thẻ xanh” trước khi vào nhà hàng, bảo tàng, phòng tập thể dục, nhà hát.

Thủ tướng Anh Boris Johnson hồi cuối tháng 07/2021 thông báo “Hộ chiếu vaccine” sẽ là quy định bắt buộc của nước này tại các địa điểm đông người, trong đó có hộp đêm kể từ cuối tháng 9 này. Mới đây nhất hôm 6/9, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cũng chính thức phê duyệt “Hộ chiếu vaccine điện tử” tại nước này. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng đang nghiên cứu và thí điểm “Tấm thẻ vaccine”, đây được coi là giải pháp hàng đầu trong việc phục hồi nền kinh tế.

Tại nước ta, vừa chống dịch, vừa nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đang là một bài toán khó. Sự ra đời của “Thẻ xanh COVID” có thể là giải pháp giúp đáp ứng cả hai mục tiêu trên. Trong bối cảnh hiện nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, “Thẻ xanh COVID” có thể là cơ sở để chúng ta tái thiết hoạt động giao lưu, phá vỡ tình trạng đóng băng của nhiều ngành kinh tế khi đại dịch vẫn đang tiếp diễn. Đây cũng được đánh giá là một con đường nghiêm túc để thúc đẩy du lịch và giao lưu quốc tế.

Thêm vào đó, đây cũng có thể là chìa khóa đưa xã hội trở lại trạng thái bình thường khi những người đã tiêm phòng được cho phép tham gia các hoạt động xã hội. Từ đó các doanh nghiệp, hộ kinh doanh lớn, nhỏ có thể trở lại “quỹ đạo” phát triển. Dần dần, nền kinh tế sẽ được phục hồi và thúc đẩy theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh điểm quan trọng nhất để có thể phục hồi nền kinh tế đó là cần phải phòng chống dịch hiệu quả. Việc phục hồi nền kinh tế chỉ có thể thực hiện sớm, mở rộng nhanh khi tình hình dịch bệnh cải thiện tốt.

Có thể thấy rõ lợi ích thiết thực mà “Tấm thẻ vaccine” có thể mang lại trong bối cảnh đại dịch hiện nay. Nếu áp dụng đúng và hiệu quả với những biện pháp song song, đây có thể là giải pháp giúp thực hiện mục tiêu “kép” vừa phục hồi, phát triển kinh tế vừa phòng chống, dịch COVID-19.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Các trang trại tại Vinamilk đều sử dụng năng lượng mặt trời để giảm lượng điện năng tiêu thụ, giảm phát thải khí nhà kính. (Ảnh: Mekong Asean)

Chiến lược carbon thấp đưa thương hiệu Việt ra quốc tế

(PLVN) - Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng khi những thị trường xuất khẩu chính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… áp dụng các yêu cầu khắt khe về môi trường. Việc xây dựng một chiến lược carbon thấp để vượt qua rào cản và tận dụng cơ hội không hề đơn giản, trở thành một thách thức cho các thương hiệu Việt muốn chinh phục thị trường quốc tế.

Đọc thêm

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 9,5%, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tháng 8, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này, với mức tăng 10,6%.

CPI tháng 8 ổn định bất chấp giá tăng ở 10 nhóm hàng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khá ổn định so với tháng trước mặc dù trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá.

Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ
(PLVN) - Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu dự kiến được ban hành trước ngày 31/10/2024. Cơ quan Thuế khuyến cáo doanh nghiệp (DN) cần chủ động trao đổi thông tin trước với công ty mẹ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần vốn hỗ trợ doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
(PLVN) - Tổng số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được đàm phán, ký kết và thực thi đến nay là 19. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA này, các Bộ, ngành và doanh nghiệp cần làm gì? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân về vấn đề này.

Năm 2024: Có thể đạt được mức tăng GDP 7,0%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua vào cuộc cuộc sống. (Ảnh minh họa - VNEconomy)
(PLVN) - Nhiều nhận định cho thấy, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam đang nghiêng về kịch bản tích cực và trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng cả năm nay có thể vượt mục tiêu cận trên của Chính phủ và có thể đạt được mức tăng 7,0%.

Quyết tâm gỡ được 'thẻ vàng' IUU trong năm 2024

Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân chống khai thác IUU.
(PLVN) - Việc gỡ “thẻ vàng” không còn chỉ là sự quyết liệt ở Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương mà ngư dân cũng đã hiểu được đây là sự sống còn, bởi không phải là IUU nữa mà là một nghề cá bền vững cho chính chúng ta trong tương lai.

Trách nhiệm người đứng đầu với IUU

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp, các cơ quan, các địa phương nếu không thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chống khai thác IUU.

Supe Lâm Thao bổ nhiệm Tân Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Quốc An vào vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. (Ông An đứng thứ 5 từ phải sang trái).
(PLVN) - Ngày 29/8, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới và trao Quyết định nghỉ chế độ hưu trí cho một lãnh đạo lâu năm của công ty.

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực
(PLVN) -  Lào Cai cần c hú trọng đầu tư hạ tầng logistics, kho, bãi, nhất là ở Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tạo thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa và khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu, góp phần xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc và xa hơn nữa là Đông Âu

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện mới đạt 6,63% so với cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (15%). Do đó, căn cứ vào điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh hạn mức tín dụng cho một số tổ chức.

Tọa đàm trực tiếp với các doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực da giày tại Hải Phòng

Toàn cảnh buổi tọa đàm tại Hải Phòng.
(PLVN) - Trong khuôn khổ triển khai Hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), vừa qua tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công thương đã phối hợp với Sở Công thương thành phố Hải Phòng tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA, trong lĩnh vực da giày ”.