'Tắm Tất niên' với mùi già

Những bó mùi già ngày giáp Tết. (Nguồn ảnh: suckhoedoisong.vn)
Những bó mùi già ngày giáp Tết. (Nguồn ảnh: suckhoedoisong.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày áp Tết trời thường rét. Nhiều năm rất buốt. Bộn bề với bao nhiêu công việc cùng lo toan để chuẩn bị Tết, thế nhưng người Việt Nam chúng ta bao nhiêu đời nay vẫn không quên một tập tục rất hay là tắm rửa sạch sẽ để đón Tết. Tắm như thế gọi là “tắm tất niên”. Phong tục của người dân các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là người Hà Nội khi xưa là “tắm tất niên” bằng nước nấu từ cây mùi già.

Thấy mùi già là Tết đã cận kề

Cây rau mùi, một loại rau dùng làm gia vị thì ai cũng biết. Người Bắc gọi là rau mùi, người Nam gọi là ngò rí. Đông y người ta gọi là Hồ tuy, Nguyên tuy, Hương tuy... Khoa học ngày nay đã chứng minh cây mùi có nhiều loại sinh tố và khoáng chất rất tốt cho cơ thể con người cả khi dùng làm rau gia vị hoặc làm sản phẩm tắm gội.

Về ăn thì khỏi phải nói: Trong mâm cỗ, nhất là mâm cỗ ngày Tết, đĩa xào, hay bát ninh măng miến… mà thiếu mấy cọng rau mùi xanh, thơm ngát bày lên trên thì hương vị mâm cỗ có lẽ kém ngon đến phân nửa.

Còn tắm bằng nước nấu từ cây mùi già có từ bao giờ, nào ai biết. Để có được những cây mùi già ấy, các gia đình trồng rau thường bớt lại ở luống rau những cây mùi to, khỏe để chúng ra hoa kết quả lấy hạt làm giống vụ sau hoặc dùng nấu nước tắm chiều 30 Tết.

Những cây mùi còn bớt lại ấy vươn cao chừng nửa mét là bắt đầu trổ hoa. Mùi ra hoa rồi kết quả. Những quả mùi màu xanh ngắt, tròn xoe, chỉ to chưa bằng hạt đỗ xanh, treo khắp thân cây. Lúc ấy, nhìn những thân cây rau mùi già khẳng khiu và mong manh như những cây tăm gầy đeo những chùm hạt căng mẩy, nhỏ nhắn tròn xoe đứng phất phơ trên những mảnh ruộng giữa cánh đồng lộng gió lạnh bấc cuối năm khiến ai cũng thấy nao lòng...

Những ngày chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán là thấy những gánh, rồi xe đạp, xe máy đầy ắp mùi già xuất hiện trong các phiên chợ Tết ở làng quê và nhiều ngõ ngách nơi phố thị. Mùi già chỉ bán trong những buổi chợ cuối năm Âm lịch, cho nên cứ thấy mùi già là Tết đã cận kề.

Để nấu nước tắm, cây mùi già mua về phải rửa sạch bụi đất nhưng chú ý không để dập nát, rồi cho vào nồi nước đun sôi. Chỉ cần hai bó mùi già nho nhỏ thì khi nồi nước sôi đã bốc hương thơm lừng, ấm áp, tinh khiết, tinh dầu nhẹ nhàng lan tỏa khắp nhà.

Có người đầu tắt mặt tối bận bịu với việc lo cho cái Tết, thậm chí là phải đến khi những chiếc bánh chưng đã gói xong và bắc lên bếp, bếp cho nồi bánh chưng đã đỏ lửa, khi ấy mới ngơi việc và nghĩ đến chuyện “tắm tất niên”. Tiện thể chiếc chậu đồng với lượng nước độ nửa chậu cùng nắm mùi già đặt luôn vào nồi bánh chưng đang sôi sùng sục, chỉ ít phút sau là có chậu nước mùi già thơm ngào ngạt để tắm buổi “tất niên”.

Theo quan niệm dân gian, khi tắm thứ nước lá mùi này, mọi vận đen đủi, buồn phiền, lo lắng trong năm cũ được gột bỏ, chỉ còn lại trong người một cảm giác sảng khoái để đón một năm mới với nhiều niềm vui, hạnh phúc và may mắn hơn…

Mặc dù đời sống bây giờ khác xưa nhiều lắm, xà phòng tắm, sữa tắm của các hãng nổi tiếng bày bán không thiếu gì, nhưng rất nhiều người lại quay về tục cũ là “tắm tất niên” bằng nước mùi già. Có cầu ắt có cung. Bây giờ, ở huyện Thanh Oai, ngoại thành Hà Nội vẫn còn một làng duy nhất là làng Hoạch An giữ được nghề trồng cây mùi già bán trong dịp Tết Nguyên Đán với gần 40 hộ dân canh tác…

Nhằm đáp ứng yêu cầu cuộc sống hiện đại và giúp mọi người đỡ phải đun nồi nước tắm lỉnh kỉnh, mấy năm gần đây, một số cơ sở sản xuất đã thu mua cây mùi già của bà con nông dân đem chưng cất thành tinh dầu mùi già có thể bảo quản được lâu, vừa thuận tiện cho người tiêu dùng…

Tới chuyện nhà tắm công cộng

Ấy là chuyện tắm ngày Tết. Còn tắm hàng ngày, nhất là những ngày mùa đông ở các thành phố phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội, cũng không thiếu gì chuyện có thể nói. Mùa đông nhiều ngày rét buốt lại mưa rả rích suốt ngày. Rét lại càng rét hơn. Cái rét ấy có khi kéo dài đôi ba tuần. Ẩm ướt làm sương mù và hơi nước mù mịt. Chui vào chăn vẫn rét.

Rét như thế mà tắm thì ngại chết! Nhà có bình nóng lạnh đã ngại huống chi những người ở nhà trọ, điều kiện tắm gội rất khó khăn. Tôi biết nhiều thanh niên ngoại tỉnh lên Hà Nội làm thuê, ở trọ mong có được chỗ tắm công cộng có nước nóng. Nhưng Hà Nội bây giờ kiếm đâu ra nhà tắm công cộng như thế!

Hà Nội trước đây cũng có một số nhà tắm công cộng. Tôi nhớ nhất là nhà tắm ở góc phố Đào Duy Từ và phố Chợ Gạo (gần dốc cầu Chương Dương đâm xuống bây giờ). Ngày đó “xuỳ” 2 hào (tiền thập niên 60 của thế kỷ trước) ra là có thể tắm nước nóng. Bây giờ cái khu nhà tắm công cộng ấy đã biến thành cao ốc văn phòng và trụ sở ngân hàng. Chỗ nhà tắm công cộng thuở nào đã thành “đất vàng”. Nhà tắm công cộng hết cửa.

Đừng nghĩ rằng giờ hiện đại, văn minh rồi thì không cần nhà tắm công cộng. Đến ngay bên “Tây văn minh ngời ngời” cũng còn đầy nhà tắm công cộng.

Nhà tắm công cộng ở Paris, Pháp. (Nguồn ảnh: wikimedia)

Nhà tắm công cộng ở Paris, Pháp. (Nguồn ảnh: wikimedia)

Đơn cử như Paris. Nhiều người cứ ngỡ rằng ở xứ văn minh tráng lệ như Paris nhà tắm công cộng không còn tồn tại. Nhầm to. Hiện tại Thủ đô nước Pháp vẫn còn 17 nhà tắm công cộng, mỗi năm đón tiếp hơn 1 triệu lượt người sử dụng. Những người tới đây, không chỉ có người vô gia cư, mà còn có nhiều sinh viên, người làm công ăn lương, người hưu trí …

Tháng 3/2000, thành phố quyết định ngưng thu phí sử dụng phòng tắm công cộng, tạo điều kiện cho người có hoàn cảnh khó khăn được tắm gội thường xuyên hơn. Tưởng chừng là nơi bị những người có điều kiện kinh tế khá giả cho “qua”, thì không ngờ sau 3 năm, số người sử dụng nhà tắm công cộng tại Paris đã tăng lên hơn 3 lần, đạt ngưỡng 1 triệu lượt người/năm. Và con số này hiện nay vẫn không ngừng tăng hàng năm.

Phần lớn các nhà tắm công cộng đều nằm ở phía tây Thủ đô Paris. Quận 19 và 20 có nhiều nhà tắm nhất, mỗi quận có tới 3 nhà tắm. Một trong những nhà tắm công cộng đông khách nhất Paris là “B.D des Haies”, nằm ở phố Les Haies, quận 20, phía tây Paris. Được xây vào năm 1928, bên ngoài lát gạch đỏ, “B.D des Haies” được xếp hạng “Công trình lịch sử” từ năm 2005.

Nhà tắm miễn phí, nhưng có những quy định phải tuân thủ. Cứ mỗi khi có người vào phòng tắm, nhân viên nhà tắm lại dùng phấn trắng ghi giờ lên tấm bảng đen treo bên ngoài cánh cửa sơn màu đỏ. Nhân viên giải thích: Phải ghi giờ đánh dấu vì thời gian mỗi lần tắm được giới hạn không quá 20 phút. Hết giờ mà người tắm chưa ra thì nhân viên sẽ vào giục ra nhanh.

Rất nhiều người ở Paris đi làm với chiếc ba lô, trong ba lô có một cục xà phòng nhỏ và một bộ quần áo sạch để “tiện đâu tắm đấy”.

Quá tiện!

Trở lại với Hà Nội. Trời rét như thế này, không phải nhà ai ở Hà Nội cũng có nhà tắm nước nóng, nhất là các khu trọ cho người lao động ngoại tỉnh. Ước gì Hà Nội khôi phục lại các nhà tắm công cộng.

Ngày Tết, người thì lo “chơi” Tết, tìm thú vui “hưởng” Tết, thì còn biết bao người lao động, nhất là lao động ngoại tỉnh, vất vả với nhiều nỗi lo toan. Mong rằng trong những ngày thường, xã hội sẽ có sự quan tâm nhiều hơn để giảm bớt những khó khăn cho mưu sinh của họ, ví như rất nhỏ đó là việc “tắm” của họ trong những ngày giá rét.

Làm được việc nhỏ ấy chắc sẽ có nhiều người vui hơn mỗi khi Tết về…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.