Tại sao Pháp là đích ngắm của các phần tử khủng bố?

Hội chợ thường niên “Grande Braderie de Lille” có tuổi đời 900 năm của Pháp cũng bị hủy vì lý do an ninh
Hội chợ thường niên “Grande Braderie de Lille” có tuổi đời 900 năm của Pháp cũng bị hủy vì lý do an ninh
(PLO) - Cứ ba người Pháp thì hai người cho rằng Tổng thống Pháp François Hollande và Chính phủ của Thủ tướng Manuel Valls “đã không thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đối phó với các mối đe dọa khủng bố”. Đây là kết quả một cuộc thăm dò dư luận vừa được Viện Elabe thực hiện theo yêu cầu của báo điện tử Atlantico. 

Các kết quả cuộc thăm dò dư luận công bố ngày 6/8 trên báo mạng Atlantico cho biết, khoảng 65% số người được hỏi đã chỉ trích các hành động của Chính phủ Pháp liên quan đến việc thắt chặt an ninh và giám sát các đối tượng tình nghi nhằm ngăn chặn khủng bố. 

Viện Elabe lưu ý rằng kết quả này cho thấy bước chuyển trong dư luận theo hướng ngày càng có nhiều người không đồng tình với những việc làm của Chính phủ. Tỷ lệ phản đối đặc biệt cao trong số những người có quan điểm trung hữu (78%) và những người ủng hộ đảng đối lập “Những người Cộng hòa” (85%). 

Liên quan đến hiệu quả của cuộc chiến chống khủng bố, 77% số người được hỏi cho rằng cuộc chiến chống khủng bố là “không hiệu quả”. Tỷ lệ này tăng 24% so với cuộc thăm dò đã nêu trước đó. Thực vậy, các vụ tấn công khủng bố xảy ra liên tiếp thời gian quan khiến dư luận Pháp nghi ngờ tính hiệu quả của các biện pháp mà Chính phủ đã triển khai cũng như năng lực dự báo của lực lượng an ninh Pháp.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng có nhiều nguyên nhân khiến Pháp trở thành đích ngắm của các phần tử khủng bố và không dễ gì có thể ngăn chặn các vụ tấn công bất chấp những nỗ lực không nhỏ của lực lượng an ninh Pháp thời gian qua.

Thực tế, chính quyền Pháp thời gian qua đã cực kỳ cứng rắn trong việc đấu tranh với khủng bố và mọi biểu hiện có liên quan. Gần đây nhất, Tòa án thành phố Bove miền Bắc nước Pháp hôm 5/8 đã kết án một thanh niên 19 tuổi, người Pháp, 1 năm tù giam về tội truyền bá tư tưởng khủng bố chỉ vì đối tượng này đã có những tuyên bố trên mạng xã hội Facebook ủng hộ tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tự xưng. Theo phán quyết của tòa án, sau khi mãn hạn tù, người thanh niên này sẽ bị quản thúc 3 năm. Trong trường hợp bị cáo tìm cách trốn tránh quản thúc thì sẽ bị tống giam vào tù thêm 8 tháng.

Bên cạnh đó, chính quyền Pháp cũng đã quyết định hủy một trong những hội chợ ngoài trời lớn nhất châu Âu được tổ chức tại thành phố Lille, miền Bắc nước này, vì quan ngại an ninh sau khi xảy ra các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu khiến hàng trăm người thương vong trong thời gian qua.

Thị trưởng thành phố Lille Martine Aubry đã đưa ra thông báo trên ngày 5/8, nêu rõ chính quyền đã nỗ lực hết sức, song “có những nguy cơ không thể giảm”. Thị trưởng thành phố La Baule cũng đã quyết định không tổ chức lễ hội pháo hoa truyền thống dự kiến được tổ chức vào ngày 15/8.

 “Đống lửa” khủng bố đã làm cho nước Pháp - điểm đến du lịch hàng đầu thế giới với khoảng 85 triệu lượt du khách mỗi năm đã ghi nhận sự sụt giảm mạnh lượng du khách quốc tế thời gian qua. 

Theo Quốc vụ khanh phụ trách ngoại thương Pháp, Matthias Fekl cho biết tính đến hết tháng 7, lượng khách quốc tế đến Pháp giảm đã 10 % so với cùng kỳ năm trước. 

Paris và vùng thủ đô Ile-de-France bị ảnh hưởng nặng nề hơn các địa phương khác với mức du khách sụt giảm 12%; doanh thu các khách sạn cao cấp cũng giảm sút. Xu hướng này tiếp tục tăng trong tháng 7, tháng có lượng du khách quốc tế cao nhất theo thông lệ. Đặc biệt, lượng khách có sức mua cao đến từ Mỹ, châu Á hay các nước vùng Vịnh đã sụt giảm nghiêm trọng sau các cuộc tấn công đẫm máu. Tuy nhiên, phần đông khách du lịch người châu Âu vẫn chọn Pháp là điểm đến. 

Quốc vụ khanh Matthias Fekl cũng thông báo nhiều biện pháp sẽ được triển khai nhằm tháo gỡ các khó khăn như lùi thời hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp du lịch, cho phép sử dụng lao động tạm thời, tích cực xúc tiến du lịch trên phạm vi quốc tế và tăng cường an ninh tại các địa điểm du lịch. Ngoài ra, Quỹ Du lịch với số vốn 1 tỷ euro (1,11 tỷ USD) sẽ được sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng thị trường. Mục tiêu hướng đến là Pháp sẽ đón 100 triệu du khách vào năm 2020.

Theo nhiều nhà quan sát, cũng như châu Âu, nếu không có biện pháp hữu hiệu dập tắt “đám cháy loang” của chủ nghĩa khủng bố, không chỉ đời sống kinh tế – xã hội của nước Pháp bị chao đảo mà sự yên bình của châu Âu cũng đang trở nên ngày một hiếm hoi... 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.