Tại sao doanh nghiệp khó tiếp cận nguyên liệu rác làm điện?

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Một nghịch lí hiện nay là nhiều DN muốn thu gom rác thải để làm nguyên liệu cho sản xuất điện năng nhưng lại không nhận được sự hợp tác từ địa phương. Nhiều người cho rằng có nguyên nhân vì việc xử lý rác thải như hiện nay bằng cách chôn lấp có lợi ích nhóm ở phía sau nên địa phương không chịu “nhả” nguồn rác.

Lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường

Tại một cuộc hội thảo mới đây, ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng tái tạo và Năng lượng mới (Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương) cho biết, ở Việt Nam mỗi ngày có 35.000 tấn chất thải rắn ở thành thị, số lượng ở nông thôn cũng tương đương. Dù là rác thải nhưng là nguồn tài nguyên, có thể biến thành năng lượng như phân bón, điện. Tuy nhiên, chúng ta chưa sử dụng triệt để lợi ích nguồn tài nguyên này. Ngoài ra, rác thải còn đem đến tiêu cực về ô nhiễm môi trường. “Hiện nay rác thải trở thành lĩnh vực rất nóng, chúng ta phải xử lí rác thải như thế nào là một bài toán khó khăn”, vị Vụ trưởng cho biết.

Theo Chiến lược Phát triển Năng lượng Tái tạo được Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2015, tỉ lệ xử lý chất thải rắn đô thị cho mục tiêu năng lượng được dự kiến sẽ tăng từ mức không đáng kể hiện nay lên 30% vào năm 2020, và xấp xỉ 70% vào năm 2030; phần lớn chất thải rắn sinh hoạt đô thị sẽ được sử dụng cho mục đích sản xuất năng lượng vào năm 2050. 

Để khuyến khích việc xử lý hiệu quả chất thải rắn cho sản xuất năng lượng, Chính phủ đã ban hành cơ chế khuyến khích mua điện với giá cao hơn cho các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn sử dụng công nghệ đốt trực tiếp theo Quyết định  31/2014/QD-TTg và Thông  tư 32/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu. 

Như vậy, Nhà nước đang có chính sách khuyến khích DN sản xuất điện từ rác thải. Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ Năng lượng tái tạo và Năng lượng mới, cái khó khăn nhất hiện nay đối với DN là nguồn cung rác không ổn định và chất lượng rác chưa cao. “Các thành phố lớn đều muốn xử lí vấn đề môi trường và rác thải, nhưng khi các nhà đầu tư đến đăng ký đều rất khó khăn”, ông Thực cho biết.

Theo vị Vụ trưởng, tài nguyên rác ở Việt Nam đang được sử dụng lãng phí và gây ảnh hưởng môi trường. So sánh với ở Đức, ông cho rằng đất nước này tận dụng hết các rác thải loại, biến chúng thành nguyên liệu và năng lượng. “Ở Đức, 1 tấn rác được mua với giá 40 Euro, trong khi ở Việt Nam 1 tấn rác chỉ xử lý bằng chôn lấp, phải bỏ tiền ngân sách vài chục đô la ra để làm”, vẫn lời ông Thực. 

Có hiện tượng thao túng rác?

Ông Ingmar Stelter, Giám đốc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng Bộ Công Thương (Tổ chức Hợp tác phát triển Đức tại Việt Nam), cho biết, ở châu Âu, một nửa rác thải được tái chế hoặc làm phân compost, 1/4 dùng để phát điện. Ở Đức, 1/3 lượng rác thải để phát điện. Theo ông Ingmar Stelter, với khoảng 35.000 tấn rác đô thị hàng ngày, và một lượng tương tự ở nông thôn, hiện Việt Nam đang tốn rất lớn diện tích đất để chôn rác, và đất này không dùng được cho hoạt động kinh tế, bất động sản cũng như nông nghiệp.  

Giám đốc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng Bộ Công Thương cho rằng, lượng rác khổng lồ như vậy là cơ hội chuyển đổi rác thành năng lượng điện. “Nhiều người nói sản xuất điện rác đắt hơn so thủy điện và điện than, điều này là đúng nếu chỉ nói đến điện sản xuất, phải tính đến những lợi ích khác như không cần đất để chôn lấp rác, thải loại rác thân thiện môi trường, sạch sẽ. Đây là những lợi ích lâu dài”, ông Ingmar Stelter cho biết.

Theo tìm hiểu của PLVN, hiện nay, việc xử lý rác thải ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu bằng cách chôn lấp; kinh phí để thực hiện là dùng ngân sách nhà nước, do đó có thể xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm. Một số DN có nhu cầu thu gom rác để sản xuất điện cho biết, hiện nay việc phân phối rác thải ở Việt Nam đang không minh bạch. “Có chuyện rác chia cho ông này từng này, ông kia từng kia. Tại sao lãnh đạo một số địa phương không muốn biến chất thải thành điện mà muốn chôn? Có lợi ích nhóm!”, lãnh đạo một DN cho biết.

Đồng quan điểm trên, ông Hoàng Quyết Tiến, Tổng Giám đốc CTCP An Sinh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, rất khó để tiếp cận nguồn rác từ các địa phương. Vị này lấy ví dụ, ông từng 5 lần xuống Hải Dương để tiếp cận lãnh đạo tỉnh này để bàn việc thu gom rác làm nguyên liệu cho nhà máy năng lượng tái tạo nhưng đều thất bại. Ông Tiến cho biết thêm, không chỉ Hải Dương mà một số tỉnh ông từng đến như Ninh Bình, Phú Thọ… đều rất khó tiếp cận nguồn rác thải. “Vấn đề rác thải ở Việt Nam đang có sự không minh bạch, bị thao túng, vì thế mà chúng tôi tiếp cận rất khó khăn. Rất mong cơ quan quản lý nhà nước ở Bộ Công Thương lưu ý vấn đề này”, Tổng Giám đốc CTCP An Sinh đề nghị.

80% bãi chôn lấp rác không hợp vệ sinh

Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức tại Việt Nam, tỷ lệ gia tăng dân số và mức tăng trưởng kinh tế nhanh tại Việt Nam là nguyên nhân gia tăng chất thải rắn trong những thập kỷ gần đây. Hiện nay, trung bình ở Việt Nam có gần 35.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt nông thôn thải ra mỗi ngày. Khoảng 85% lượng chất thải rắn này được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp đòi hỏi nhiều quỹ đất, trong đó 80% là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và chưa tận dụng được hiệu quả nguồn năng lượng sinh ra.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng toàn cầu

EU thúc đẩy hợp tác xây dựng khả năng phòng thủ mạng hiệu quả trong liên minh. (Ảnh: europeanfiles.eu)
(PLVN) - Kỷ nguyên số hóa đã mở ra một chương mới trong cách các quốc gia vận hành và bảo vệ chủ quyền. Từ việc xây dựng chính phủ số để cải thiện hiệu quả quản lý, đến chuyển đổi số trong quân đội nhằm nâng cao sức mạnh quốc phòng, các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh mạng trước các mối đe dọa toàn cầu ngày càng phức tạp.

VNPT chính thức cung cấp dịch vụ Vinaphone 5G

VinaPhone 5G phủ sóng 63/63 Tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Triển khai Kế hoạch năm 2025, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm.

Bảo đảm cung ứng điện trong các dịp lễ, Tết năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định và liên tục trong các dịp lễ, Tết và sự kiện chính trị, văn hóa lớn năm 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ban hành Chỉ thị yêu cầu các tập đoàn và đơn vị liên quan lập phương án vận hành, huy động tối ưu các nguồn điện, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhiên liệu và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, xử lý sự cố, góp phần phục vụ các hoạt động trọng đại của đất nước.

Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mùa đông, nhu cầu sưởi ấm và sấy khô tăng cao khiến nguy cơ cháy, nổ từ thiết bị điện trở nên đáng lo ngại. Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp an toàn PCCC như sử dụng thiết bị đạt chuẩn, không để gần vật liệu dễ cháy và luôn cảnh giác để bảo vệ tính mạng, tài sản.

Gỡ rối nỗi lo về hàng kém chất lượng trong thị trường vật liệu xây dựng cuối năm

Gỡ rối nỗi lo về hàng kém chất lượng trong thị trường vật liệu xây dựng cuối năm
(PLVN) - Cuối năm là thời điểm các gia đình, nhà thầu và công ty xây dựng tập trung vào các dự án sửa chữa nhà cửa và công trình thương mại, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ nhu cầu, thị trường cũng đối mặt với nhiều thách thức như biến động về giá, thiếu hụt nguồn cung và sự không đồng đều về chất lượng sản phẩm.

Diễn tập an ninh mạng quốc gia - đề cao sự phối hợp nhịp nhàng

Các đội diễn tập từ chính những tình huống có thật. (Ảnh: A05)
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp với Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức diễn tập an ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.

Cảnh báo nguy cơ từ pháo nổ tự chế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Pháo tự chế bị cơ quan Công an thu giữ (Ảnh: Công an TP Hà Nội).
(PLVN) -  Công an TP Hà Nội vừa đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng mua bán và sản xuất pháo nổ tự chế trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm soát, một số đối tượng vẫn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản và an ninh trật tự xã hội.

EU khởi động dự án hệ thống vệ tinh an ninh mới trị giá hơn 10 tỷ Euro

Mô phỏng mạng lưới vệ tinh Starlink trên quỹ đạo Trái Đất. (Ảnh: SpaceX)
(PLVN) - Liên minh Châu Âu vừa ký kết các hợp đồng quan trọng để triển khai dự án hệ thống vệ tinh IRIS² trị giá 10,6 tỷ euro (11,1 tỷ USD), nhằm đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của Starlink do Elon Musk dẫn đầu và các mạng internet vệ tinh khác. Đây là bước tiến lớn trong nỗ lực củng cố chủ quyền số và an ninh thông tin của Châu Âu.

AI và 5G sẽ thúc đẩy nền kinh tế, tạo “đột phá” trong các lĩnh vực y tế, cứu hộ cứu nạn…

Các chuyên gia ghi nhận tiềm năng to lớn của 5G trong việc trở thành trụ cột quan trọng cho kết nối thông minh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi số.
(PLVN) -  AI và 5G sẽ tạo được cuộc đột phá trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, y tế, cứu hộ, cải tiến sản xuất, công nghiệp truyền hình, sáng tạo nội dung… và thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, nếu các sản phẩm và giải pháp dựa trên AI được áp dụng rộng rãi thì nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ đạt được 200 tỷ USD vào 2030.

Bộ Công an diễn tập ứng phó sự cố tấn công mạng

Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội an ninh mạng quốc gia.
(PLVN) -  Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức Diễn tập An ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.