Từ khóa: #Nhà Nguyễn

Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư - Vua ghi công, dân tưởng nhớ

Sắc phong Thư Ngọc hầu Nguuyễn Văn Thư
(PLO) -“Sinh vi tướng, tử vi thần”, ấy là trường hợp của Thư Ngọc hầu Nguyễn Văn Thư, một vị tướng tài của chúa Nguyễn buổi trung hưng triều đại. Sinh thời, là một vị tướng trận mạc, đảm đương chức Phó tướng Hậu quân, khi mất đi, được thờ nơi miếu công thần nhà Nguyễn. Và giờ đây, nhiều nơi trên đất Tây Nam Bộ, vẫn dành phần hương khói mà tưởng nhớ đến ông. 

Oan án công thần Thoại Ngọc hầu

Tượng Thoại Ngọc hầu
(PLO) -Vụ án oan của vị công thần này, được sách "Thoại Ngọc hầu và cuộc khai phá miền Hậu Giang" cho hay: sau khi tên Du tố cáo, vua Minh Mạng cho mở cuộc điều tra. Dẫu Thoại Ngọc hầu đã mất, vẫn bị giáng xuống hàng ngũ phẩm. Con ông là Lâm thì bị cách đoạt hết ấm chức. Gia sản của ông lúc sinh thời bị tịch thu đem chia cho dân Miên. Đất của ông ở huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn bị phát mãi. Nghĩa là ông từ công thần có công trở thành kẻ tội đồ.

Truyền thuyết ly kỳ về điềm báo 'mệnh đế vương'

Vua Lý Thái Tổ (Hình minh họa )
(PLO) -Lý Thái Tổ - Vị vua sáng lập vương triều Lý - là một nhân vật có nhiều điều bí mật mà sử sách chưa thể khám phá cho tỏ tường, từ xuất thân mờ ảo cho đến những giai thoại, truyền thuyết ly kỳ về điềm báo “mệnh đế vương”.

Tuyệt kỹ roi Thuận Truyền, quyền An Thái

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận biểu diễn nhạc võ Tây Sơn
(PLO) - Nhân dịp Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VI diễn ra tại Bình Định từ ngày 2- 4/8/2016, Báo PLVN giới thiệu bài viết về Làng võ Thuận Truyền nổi tiếng đất Tây Sơn từng đi vào thành ngữ dân gian “Roi Thuận Truyền, quyền An Thái”.

Nửa đêm ra đồng đổi mộ cho cha để được thăng quan

Con đường dẫn vào xã Viên Nội, quê hương của Tiến sĩ Nguyễn Danh Thế.
(PLO)  - Vị khách lạ lấy hai nửa bánh giày ghép lại với nhau rồi nói: “Nhà mày nghèo nhưng tốt bụng, tao sẽ đổi mộ cho ông bố đẻ mày, mày sẽ được thăng tiến sự nghiệp”. Nói rồi người khách lạ nán lại một ngày, chờ đêm đến cùng với cậu bé Thế vác thuổng ra đồng đổi lại mộ cho cha”.

Làng Yên Thái trong ca dao xưa

Cổng chính làng Yên Thái (cổng Giếng).
(PLO) - Câu ca dao về Hà Nội xưa từng đi vào tâm tưởng của nhiều thế hệ: “Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ” cứ ngỡ không còn những vết tích trong cuộc sống hiện đại này… Nhưng không, giữa con phố Thụy Khê (ngõ 530) tên làng Yên Thái vẫn còn được in đậm trên chiếc cổng làng còn nguyên những dấu tích của một ngôi làng cổ xưa bên bờ hồ Tây. 

Dấu tích rêu phong đang phủ bóng thành cổ Luy Lâu

Một Lầu voi ghi lại trận chiến của Hai Bà Trưng đã được xây dựng xong.
(PLO) - Theo chân những người đang dùng tâm sức của mình để giữ gìn, truyền bá những giá trị lịch sử của thành cổ Luy Lâu cho đời sau, chúng tôi mới nhận ra rằng hình như ngay cả với những người con thành cổ, với chung một tư liệu thông tin nhưng những tranh cãi về thành cổ vẫn còn theo họ, kể từ ngày họ nhận ra mảnh đất mình đang sinh sống đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ như thế nào…

Chuyện huyền bí xung quanh một ngôi đền Hà Nội

Cổng vào đền Voi  Phục.
(PLO) -  Trong tiềm thức dân gian, đền Voi Phục là tối linh từ thờ thần Linh Lang – vị thần được tin là giúp Nhà Vua coi sóc sự an bình cho phía Tây Hoàng thành... Ngày nay còn tồn tại câu chuyện huyền bí về vị thần được thờ trong đền.

Đón Mùi, “đàm tiếu”… chuyện dê

Dê trong lễ “tam sinh”
(PLO) - Quanh một vòng 12 con giáp, năm nay, đến lượt chú dê giữ nhiệm vụ “hành khiển”. Bản tính hiền lành, chỉ ăn cỏ cây hoa lá, ấy thế mà con dê lại là một hình tượng có nhiều “lời đàm tiếu” nhất từ xưa đến nay, thuộc đủ mọi cung bậc “trên đến thánh thần, dưới chí phàm tục”…Lượm nhặt vài chuyện cổ kim quanh chú dê, đọc chơi những ngày xuân nhàn…

Đi tìm nhục thân thiền sư Từ Đạo Hạnh

 Chùa Thầy.
(PLO) - Trong 3 pho tượng Phật, Thánh, Vua của thiền sư Từ Đạo Hạnh ở Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội), pho tượng nào chứa nhục thân thiền sư? Hỏi khắp nơi cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Gần 1.000 năm đã đi qua, chuyện về vị thiền sư nổi tiếng này vẫn thấm đẫm huyền thoại.   

Giả thiết phong thủy về sự phát tích 13 đời vua nhà Nguyễn

 Kinh thành Huế
(PLO) - Tương truyền, nhà Nguyễn phát tích nhờ mộ Triệu Tổ Nguyễn Kim được hổ táng, thiên táng vào long khẩu (miệng rồng) núi Triệu Tường phía sau làng Gia Miêu. Nhà Nguyễn định đô ở Huế và đồi Hà Khê, nơi có chùa Thiên Mụ nổi tiếng được xác định là long mạch đế vương nhà Nguyễn.

longformChâu bản Triều Nguyễn góp phần xác lập chủ quyền, biên giới Việt Nam

Châu bản Triều Nguyễn góp phần xác lập chủ quyền, biên giới Việt Nam
(PLO) -Sáng ngày 30/7, Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước – Bộ Nội Vụ đã đón nhận bằng di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn thuộc chương trình Ký ức Thế Giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Unesco. Châu bản Triều Nguyễn có những giá trị nổi bật về mặt nội dung và hình thức phong phú, tính duy nhất không thể thay thế và có tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là những tài liệu gốc đặc biệt quan trọng trong việc xác lập chủ quyền, biên giới và lãnh thổ VN.

Kỳ bí ngọn núi thiêng xứ Nghệ

Hang Thần Đồng là biểu tượng của tinh thần hiếu học của người dân địa phương.
(PLO) - Từ xa xưa, núi Hai Vai ( Diễn Châu - Nghệ An) không chỉ gắn liền với truyền thống lịch sử mà còn có những sự tích ly kỳ, đặc biệt là hang Thần Đồng. Người dân địa phương cho rằng nhờ có hang đá linh thiêng nên mảnh đất này mới sản sinh ra nhiều người tài giỏi.

Bắt giam “tú bà” xây phòng kín nuôi gái mại dâm

Bắt giam “tú bà” xây phòng kín nuôi gái mại dâm
(PLO) - Ngày 23/12, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết vừa phá Chuyên án MD 1213, ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam có thời hạn 3 tháng đối với Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1978) về hành vi “chứa gái mại dâm”. 

Giấc mộng kỳ lạ của ông lão canh lăng chúa Nguyễn

Túp lều tranh của lão Lô nằm chắn ngang trên lối đi dẫn vào lăng chúa được ví như chiếc chòi canh bảo vệ cho giấc ngủ ngàn thu của chúa Nguyễn

Giữa cái nắng chang chang như thiêu ngư đốt của những ngày hè ở Huế, chúng tôi viếng thăm lăng chúa Nguyễn Phúc Thái. Trên lối chính dẫn vào khuôn viên của lăng chúa Nguyễn, trước mắt chúng tôi hiện ra một túp lều nhỏ được dựng bằng tranh tre nứa lá rất đơn sơ nằm chắn ngang trên con đê nhỏ cũng là con đường độc đạo để vào lăng, hai bên bao bọc bởi hồ sâu. Đó là túp lều của người gác lăng Nguyễn Lô.