Từ khóa: #tố tụng

Từ 1/12, phải xử kín án xâm hại tình dục trẻ em

Từ 1/12, phải xử kín án xâm hại tình dục trẻ em
(PLO) - Thông tư 02/2018/TT-TAND quy định, những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì tòa án phải xét xử kín. Không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.

Công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại Lễ Công bố.
(PLO) - Theo Bộ Quy tắc, Thẩm phán không được sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng; truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực…

Vướng mắc trong thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp: Xác định thẩm quyền trọng tài như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLO) - Góp ý về việc phối hợp rà soát và đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng và pháp luật giải quyết tranh chấp dân sự bằng phương thức tố tụng ngoài tòa án, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, trung tâm trọng tài, cho rằng cần quy định thống nhất về thẩm quyền giải quyết của trọng tài trong các tranh chấp trong hệ thống pháp luật.

Hà Nội nhiều khó khăn trong thi hành án kinh tế, tham nhũng

Việc thi hành án những vụ án kinh tế, tham nhũng còn nhiều khó khăn (Ảnh minh họa)
(PLO) - Kết quả công tác THADS 10 tháng đầu năm 2018 của các cơ quan THADS thành phố Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn và có những tồn tại, hạn chế nhất định, đặc biệt là kết quả về tiền đạt tỷ lệ rất thấp (13,3%). Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả thi hành án là lượng án hình sự kinh tế, tham nhũng lớn trên địa bàn thành phố ngày càng gia tăng với tính chất phức tạp. 

Gỡ “nút thắt” cho theo dõi thi hành án hành chính

Ảnh minh họa
(PLO) - Theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) được hiểu là việc cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) chủ động nắm thông tin và cập nhật về tình hình thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, trên cơ sở đó đề nghị người phải thi hành án chấp hành nghiêm bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có giải pháp bảo đảm thực thi bản án, quyết định của Tòa án. 

Tăng cường quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý

Ảnh minh họa
(PLO) - Nhằm tiếp tục đưa các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 đi vào cuộc sống, mới đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 12/2018/TT-BTP về một số hoạt động nghiệp vụ TGPL và quản lý chất lượng vụ việc TGPL (Thông tư). Thông tư này gồm 4 chương, 19 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 12/10/2018 và thay thế, bãi bỏ nhiều điều khoản trong một số thông tư liên quan.

Luật Cạnh tranh 2018: Kiểm soát được những cái “bắt tay” ngoài biên giới

Với Luật Cạnh tranh 2018, cơ quan chức năng có thể kiểm soát được những thương vụ mua bán ngoài biên giới
(PLO) - Tại Hội thảo phổ biến Luật Cạnh tranh 2018 do Cục Cạnh tranh và Bả vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) phối hợp với dự án “Tăng cường các thể chế cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng” (Aus4Reform) tổ chức hôm 13/9, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Cục trưởng Cục CT&BVNTD cho biết, so với Luật 2004, Luật 2018 có nhiều thay đổi theo hướng tăng cường hiệu quả thực thi. 

Ghét thay những kẻ “bôi bẩn màu áo công vụ”

Hình ảnh tranh cãi giữa bảo vệ bệnh viện và người nhà bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương về việc gửi xe 3 ngày hết 1,75 triệu đồng.
(PLO) - Cách ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức là biểu hiện thể diện của chính quyền chứ không phải là trụ sở to lớn và trang bị tiện nghi như người ta thường biện minh cho việc xây trụ sở hoành tráng vì đó là bộ mặt của chính quyền.

Thẩm phán, Kiểm sát viên nể nang, ngại va chạm với chính quyền địa phương

Người dân nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công
(PLO) - Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp đối với các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2018 cho biết, riêng đối với án hành chính, có chuyện Kiểm sát viên, thẩm phán nể nang, ngại va chạm với chính quyền địa phương.

Thực thi nghiêm các biện pháp xử lý trách nhiệm trong thi hành án hành chính

Ảnh minh họa
(PLO) - Thực tiễn thi hành án hành chính (THAHC) hiện nay còn nhiều ngổn ngang, tình trạng bản án hành chính có hiệu lực nhưng không được thi hành hoặc thi hành không hiệu quả đã gây nên tâm lý bất an cho các bên. Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm thi hành án của các nước trên thế giới là rất cần thiết để có thể rút ra kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế THAHC Việt Nam trong thời gian tới.

Hoàn thiện quy định về tạm đình chỉ thi hành án

Ảnh minh họa
(PLO) -Tạm đình chỉ thi hành án dân sự (THADS) là việc cơ quan THADS tạm ngừng thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án khi có căn cứ do pháp luật qui định. Tạm đình chỉ thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tổ chức thi hành án, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên đương sự.

Xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự: Cần sửa đổi một số quy định để tăng tính răn đe

Bảo đảm hiệu quả xử phạt VPHC trong THADS (ảnh minh họa).
(PLO) - Đối với hoạt động thi hành án dân sự (THADS), xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) là một trong những chế định quan trọng của pháp luật nhằm đấu tranh phòng và chống các VPHC, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, góp phần đưa các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án được thực thi trên thực tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 

“Tư duy điều tra”

Một nơi tiếp nhận hồ sơ kê khai thuế và báo cáo thuế (Ảnh minh họa)
(PLO) - Tại cuộc họp giữa lãnh đạo Chính phủ và một số bộ, ngành, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội ngày 27/8, ông Trần Xuân Hà - Thứ trưởng Bộ Tài chính đề nghị trước mắt chưa bổ sung chức năng điều tra ban đầu của cơ quan thuế vào Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi. Lý do được Thứ trưởng Tài chính đưa ra “để nghiên cứu kỹ hơn, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo lộ trình với ngành Thuế”.

Văn hóa đối thoại của lãnh đạo

Ảnh minh họa
(PLO) -  Người dân được trình bày, được nêu thực trạng, chỉ ra khuất tất, tìm lẽ công bằng, thậm chí được khóc lóc trước lãnh đạo là họ đã một phần nguôi ngoai rồi. Lãnh đạo biết nghe, biết chia sẻ, thậm chí biết xin lỗi, hứa hẹn là người dân đã an tâm phần nào, “ngòi nổ” đã được tháo.