Xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự: Cần sửa đổi một số quy định để tăng tính răn đe

Bảo đảm hiệu quả xử phạt VPHC trong THADS (ảnh minh họa).
Bảo đảm hiệu quả xử phạt VPHC trong THADS (ảnh minh họa).
(PLO) - Đối với hoạt động thi hành án dân sự (THADS), xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) là một trong những chế định quan trọng của pháp luật nhằm đấu tranh phòng và chống các VPHC, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, góp phần đưa các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án được thực thi trên thực tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 

Tuy nhiên, trên thực tế việc xử phạt VPHC trong hoạt động THADS vẫn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra là răn đe, phòng ngừa vi phạm để từ đó nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. 

Bỏ qua vi phạm vì “ngại” phạt

Trong hoạt động THADS thì cơ quan THADS là cơ quan thường xuyên và trực tiếp phải xử lý những VPHC của người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác. Theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP), thẩm quyền này của cơ quan THADS được quy định cụ thể là chấp hành viên THADS đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500 nghìn đồng.

Chi cục trưởng Chi cục THADS có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2,5 triệu đồng. Chấp hành viên THADS là Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5 triệu đồng. Cục trưởng Cục THADS, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 20 triệu đồng. Tổng cục trưởng Tổng cục THADS có quyền xử phạt đối với tất cả các hành vi VPHC trong lĩnh vực THADS và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 52 của Nghị định 110/2013.

Bất cập lớn nhất hiện nay là có rất nhiều hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của chấp hành viên, nhưng chấp hành viên không thể xử phạt được, vì mức phạt tiền vượt quá thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý VPHC năm 2012.

Cụ thể, theo quy định nêu trên, chấp hành viên chỉ được phạt tiền ở mức cao nhất đến 500 nghìn đồng, nhưng Nghị định 110/2013 lại quy định phạt tiền mức thấp nhất đối với VPHC trong lĩnh vực THADS có khung từ 500 nghìn – 1 triệu đồng. Như vậy, chấp hành viên không thể ra quyết định xử phạt được khi có khung trên 500 nghìn đồng nên đa phần là chuyển thẩm quyền lên cấp trên (Cục trưởng, Chi cục trưởng).

Để có căn cứ thực hiện các bước tiếp theo, chấp hành viên phải lập hồ sơ đề nghị người có thẩm quyền của cơ quan THADS cấp trên ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên, thành phần hồ sơ chuyển lên cấp trên thế nào, gồm những giấy tờ gì, thủ tục ra sao thì pháp luật lại không quy định, dẫn đến tình trạng mỗi nơi làm một kiểu.

Bởi thế, không ít trường hợp, chấp hành viên vì muốn giải quyết xong việc dễ dàng bỏ qua những lỗi như đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không đến địa điểm mà không có lý do chính đáng, không cung cấp thông tin, không thực hiện quyết định khấu trừ thu nhập của người có thẩm quyền…

Còn nhiều “khoảng trống” 

Nghị định 110/2013 cũng quy định thẩm quyền xử phạt VPHC đối với hành vi không thực hiện công việc phải làm theo bản án. Về quy định này, khi thực hiện còn nhiều phát sinh, mâu thuẫn chưa rõ về thẩm quyền xử phạt, mức xử phạt.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật quy định chấp hành viên ra quyết định phạt tiền trong trường hợp người phải thi hành án không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Tuy nhiên, theo Nghị định 110/2013, với hành vi không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định thì thẩm quyền xử phạt thuộc Cục trưởng. 

Trường hợp người phải thi hành án không kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án thì tùy theo mức độ vi phạm, chấp hành viên có thể xử phạt hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.

Tuy nhiên, Điều 162 Luật THADS (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) không có quy định xử phạt hành vi này. Hay theo điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013, hành vi không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định có mức phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng. Tuy nhiên, tại Điều 49 Luật Xử lý VPHC và Điều 68 Nghị định 110/2013 thì mức phạt từ 3 triệu lại thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục THADS… 

Đặc biệt, hiện vẫn chưa có cơ chế hiệu quả để xử lý những trường hợp không thi hành án, mặc dù Điều 314 Luật Tố tụng Hành chính 2015 có quy định: “(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định, quyết định buộc thi hành án của Tòa án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt VPHC, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; (2) Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt VPHC, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Đây là quy định mang tính răn đe nhưng chưa có cơ chế để thực hiện trên thực tế; pháp luật hiện hành chưa có quy định hướng dẫn cụ thể việc thực hiện xử phạt VPHC, hành vi vi phạm phải xử lý trong lĩnh vực này nên quy định trên chỉ mang tính hình thức, không hiệu quả. Có thể nói, với những vướng mắc trên cần có sự rà soát Luật THADS và một số Luật, văn bản khác có liên quan để đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định, nâng cao hiệu quả công tác xử phạt VPHC trong THADS.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Từ 1/7, UBND xã cấp 'sổ đỏ' lần đầu

(PLVN) -  Từ ngày 1/7, bộ máy mới theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức vận hành. Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, đặc khu sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người dân.

Đọc thêm

Vận chuyển hàng hóa nhập lậu bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Bạn Hoàng Anh (Lào Cai) hỏi: Tôi là tài xế tự do, vừa rồi tôi có được thuê chở một chuyến hàng nhưng đi qua chốt bị cảnh sát kiểm tra, hàng hóa này không có giấy tờ, không có giấy phép nhập khẩu, bao bì là chữ nước ngoài. Xin hỏi, hàng đó có được xem là hàng nhập lậu không? Việc vận chuyển hàng hóa nhập lậu bị xử lý như thế nào?

Đề xuất mới về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

Ảnh minh họa: Báo Chính phủ
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Tài xế bị tạm giữ giấy phép lái xe thì có bị công ty cho nghỉ việc không?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Thành (Kim Giang, Hà Nội) hỏi: Tôi làm lái xe tải cho một công ty vận tải ở Hà Nội, có ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình lái xe, do vi phạm Luật Giao thông đường bộ nên tôi đã bị tạm giữ Giấy phép lái xe 03 tháng. Vậy xin hỏi, tôi có bị công ty cho nghỉ việc không?

Sàn thương mại điện tử sẽ khấu trừ, nộp thuế thay người bán hàng online từ 1/7

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 117/2025/NĐ-CP quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân. Theo đó, từ ngày 1/7, các sàn thương mại điện tử sẽ thực hiện khấu trừ và nộp thay thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân cho hộ, cá nhân kinh doanh online trên nền tảng của mình.

Trách nhiệm công dân trong thời đại số

Ảnh minh hoạ (Ảnh: internet).
(PLVN) -  Trong những ngày qua, trên không gian mạng xã hội, một số luồng tin thất thiệt và bình luận ác ý đã xuất hiện, xoay quanh đời tư của một số đồng chí lãnh đạo của tỉnh Ninh Bình. Dư luận bị đẩy đi quá xa khỏi ranh giới sự thật, gây tổn hại nghiêm trọng đến danh dự cá nhân, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức và làm lung lay niềm tin xã hội. Đây không chỉ là câu chuyện của đạo đức, văn hóa ứng xử, mà còn là vấn đề thuộc về pháp luật và trách nhiệm công dân trong kỷ nguyên số.

Sử dụng số định danh cá nhân làm mã số thuế: Tiện lợi cho dân, hiệu quả cho quản lý

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Thay vì phải ghi nhớ nhiều loại mã số khác nhau, giờ đây người dân chỉ cần một số định danh cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ thuế. Việc tích hợp này không chỉ đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian mà còn giúp cơ quan quản lý tăng tính minh bạch, kết nối dữ liệu và nâng cao hiệu quả phục vụ người dân trong thời đại số.

Vụ phản ánh xây dựng chiếm đất tại phường Phan Thiết: Ban Tiếp công dân tỉnh cho biết sẽ đôn đốc TP Tuyên Quang báo cáo

Vụ phản ánh xây dựng chiếm đất tại phường Phan Thiết: Ban Tiếp công dân tỉnh cho biết sẽ đôn đốc TP Tuyên Quang báo cáo
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, theo đơn của ông Tô Việt Hưng (ngụ tổ 3, phường Phan Thiết, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang), gia đình ông Nguyễn Thế Kim - bà Nguyễn Thị Hòa xây dựng công trình nằm ngoài phần diện tích đất đã được cấp sổ đỏ, xây dựng lên phần đất nhà ông Hưng làm chắn ngang thửa đất. Sự việc được ông Hưng gửi đơn đến cấp có thẩm quyền tại địa phương nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Bình Thuận: Gặp khó vì thiếu quy định pháp luật về xe địa hình chạy trên đồi cát

Xe ô tô địa hình tại Bàu Trắng.
(PLVN) -  Trước khi xảy ra vụ tai nạn khi trải nghiệm xe địa hình tại đồi cát Trinh Nữ (xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khiến 1 du khách tử vong, cơ quan chức năng tỉnh và bản thân các DN kinh doanh loại hình du lịch này đều gặp khó vì chưa có các quy định pháp luật cụ thể liên quan tới xe địa hình, dù đã một số lần kiến nghị.

Đề xuất thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp xã, cấp tỉnh khi kết thúc cấp huyện

Phòng Tiếp công dân Thanh tra tỉnh Hải Dương. (Ảnh minh họa: Báo Hải Dương)
(PLVN) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ. Trong đó, dự thảo quy định về thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp xã, cấp tỉnh khi kết thúc cấp huyện.

Làm lộ thông tin người tiêu dùng, người bán hàng có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Nam Phong (Hà Nội) hỏi: Thực tế, hiện các cửa hàng đang thực hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng nhằm mục đích tích điểm hoặc có khuyến mãi khi đến ngày sinh nhật của khách hàng. Nhưng thời gian gần đây, tình trạng lộ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, quyền riêng tư và lòng tin của khách hàng. Xin hỏi, trường hợp người bán hàng làm lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử lý như thế nào? Có phải chịu trách nhiệm hình sự không?