Tác hại của rượu tới hệ thần kinh

Tác hại của rượu tới hệ thần kinh
(PLVN) - Từ xưa đến nay, rượu là thức uống không thể thiếu được trong mỗi buổi tiệc và mời rượu là một “nét văn hóa” khi tụ tập chốn đông người. Tuy nhiên khi con người tiêu thụ quá nhiều rượu sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khoẻ, nhất là hệ thần kinh.

Loạn thần do nghiện rượu

Theo số liệu tổng hợp của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk, trung bình mỗi tháng, bệnh viện tiếp nhận 20 trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị chứng loạn thần do rượu. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2019, đã có 90 trường hợp bệnh nhân loạn thần do rượu đến bệnh viện khám và điều trị. Tất cả những bệnh nhân này đều có chung tiền sử nghiện rượu, nhập viện trong tình trạng rối loạn cảm giác, hoang tưởng, ảo giác, lên cơn co giật, tâm lý hành vi bất thường, rối loạn nhận thức.

Tương tự, theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa, trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân bị nghiện rượu bia dẫn tới loạn thần phải nhập viện điều trị ngày càng tăng lên. Cụ thể, năm 2017 là 624 bệnh nhân, năm 2018 là 682 bệnh nhân và 5 tháng đầu năm 2019 có 318 bệnh nhân bị loạn thần do nghiện rượu bia phải nhập viện. Độ tuổi của người rối loạn tâm thần do hành vi sử dụng rượu thấp nhất là 26 tuổi và cao nhất là 97 tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 20 – 30 tuổi chiếm 1,89%, tuổi 31 – 40 chiếm 19,5%, tuổi 41 – 50 chiếm 36,78%, tuổi từ 51 – 60 chiếm 28,3%, tuổi 61 – 70 chiếm 12,89%, từ 71 tuổi trở lên chiếm 0.94%. Và có tới 99,37% bệnh nhân loạn thần do uống rượu bia phải nhập viện Tâm Thần Thanh Hóa điều trị trong những năm qua là nam giới.

Trước đó, vào những ngày đầu năm mới Kỷ Hợi 2019, Bệnh viện Tâm thần Nghệ An đã  tích cực điều trị cho hàng chục trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tâm thần, ngộ độc do sử dụng nhiều rượu, bia trong dịp Tết Nguyên đán. Trong dịp Tết Nguyên đán 2019, tại Bệnh viện Tâm thần Nghệ An số lượng bệnh nhân rối loạn tâm thần do uống nhiều rượu và ngộ độc rượu tăng gần gấp hai lần so với dịp Tết năm 2018. 

Theo thống kê, từ ngày 28 đến ngày mùng 6 Tết, Bệnh viện Tâm thần Nghệ An đã khám và điều trị cho 150 lượt bệnh nhân, trong đó có gần 90 trường hợp bệnh nhân rối loạn tâm thần do uống nhiều rượu và ngộ độc rượu, bia. Bác sỹ Nguyễn Thị Minh Châu, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viên Tâm thần Nghệ An, cho biết, trong quá trình 9 ngày nghỉ Tết, số lượng bệnh nhân vào điều trị tại khoa rất đông, ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện, có ngày tới 20 bệnh nhân. Không chỉ có những người cao tuổi rối loạn tâm thần do sử dụng bia, rượu quá mức mà tình trạng này còn xảy ra đối với các thanh niên tuổi còn rất trẻ. 

 

Uống rượu – con đường dẫn đến các bệnh về thần kinh

Lạm dụng rượu có thể gây  ra nhiều tác động trực tiếp và cả gián tiếp đến não bộ và hệ thần kinh. Là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về thần kinh đối với người sử dụng.

Wernicke-Korsakoff (WKS) là một căn bệnh thường gặp ở những người nghiện rượu. WKS gây tổn thương não bộ do sự thiếu hụt vitamin B1. Hội chứng này được phân thành 2 dạng là bệnh não Wernicke và rối loạn tâm thần Korsakoff. Bệnh não Wernicke gây ra các triệu chứng như lú lẫn, giảm phối hợp vận động các cơ, liệt mặt. Rối loạn tâm thần Korsakoff là một hội chứng mãn tính (thường tiến triển từ bệnh não Wernicke nếu không được điều trị) thường gây ra mất trí nhớ, hay quên, giảm phối hợp vận động, đi lại khó khăn.

Bên cạnh đó, chứng nghiện rượu mãn tính thường dẫn đến biến đổi nhân cách, sa sút tâm thần. Người bệnh trở nên ích kỷ hung dữ ác độc, đánh đập hành hạ vợ con. Suy đồi đạo đức, quan hệ tình dục bừa bãi, thiếu bảo vệ, dễ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, lậu mủ và hiện nay là SIDA nên  dễ truyền bệnh cho người thân. Sống thiếu trách nhiệm với gia đình  tiêu xài phung phí, thờ ơ với công việc,  năng suất làm việc giảm sút  hay vi phạm pháp luật.

Việc lạm dụng quá nhiều rượu sẽ khiến con người mắc bệnh thoái hóa tiểu não. Đây là bệnh do các tế bào nơ ron ở tiểu não bị hủy hoại và chết do tác động của rượu. Tiểu não là một phần của não bộ kiểm soát chức năng phối hợp vận động và giữ thăng bằng. Các triệu chứng bao gồm đi không vững, run rẩy, chuyển động giật của cánh tay và chân, rung giật nhãn cầu,….

Tương tự, hội chứng cai rượu cấp tính cũng là bệnh xảy ra khi một người đang tiêu thụ quá nhiều rượu trong một khoảng thời gian dài bỗng dưng ngừng uống rượu đột ngột. Các triệu chứng có thể xuất hiện chỉ trong vòng 5 giờ sau lần uống cuối cùng và có thể kéo dài tới hàng tuần lễ như: lo lắng, chán nản, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, run, gặp ác mộng, đau đầu, vã mồ hôi,... Hậu quả nghiêm trọng nhất là chứng cuồng sảng rượu cấp (delirium tremens), có thể gây lú lẫn, thay đổi tâm trạng đột ngột, ảo giác, sốt, tăng thân nhiệt và co giật.

Ngoài ra, rượu cũng có tác động tiêu cực đến các bó cơ gây ra bệnh cơ. Tiêu thụ quá nhiều rượu trong một khoảng thời gian dài cũng có thể gây suy yếu cơ. Căn bệnh này có thể cấp tính và mãn tính, các triệu chứng bao gồm: yếu cơ, teo cơ, đau cơ, cứng cơ, co rút cơ.

 Đặc biệt, với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, việc sử dụng quá nhiều rượu sẽ khiến thai nhi mắc hội chứng ngộ độc rượu. Hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi là một thuật ngữ được dùng để miêu tả một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến các em bé mà nguyên nhân do mẹ uống rượu trong lúc mang thai. Những rối loạn này có biểu hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng và có thể gây ra những dị tật về thể chất cũng như trí tuệ và hành vi cho trẻ sơ sinh. Những vấn đề này có thể khởi phát ở bất cứ thời điểm nào trong thời kỳ thơ ấu. Không có giới hạn về lượng rượu tiêu thụ nào được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai.

Các chuyên gia cho biết, khi chất cồn vào cơ thể, nếu vượt quá mức cho phép dù chỉ rất ít cũng sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe thể chất và tâm thần. Cồn tác động rất lớn đến bộ não, ngay cả khi chỉ cần uống một lượng với nồng độ khoảng 0,25% trong máu, tương đương với 0,3 lít bia hoặc 100ml rượu vang.

Cồn gây tác động rất lớn đến hệ thống thần kinh mà đặc biệt là lên não, làm cho góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Do vậy, người uống rượu, bia bị hạn chế rất lớn trong việc điều khiển các loại phương tiện giao thông và rất dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Nếu uống 50g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn, với khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu, con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.

Theo chia sẻ của Bác sỹ Huỳnh Xuân Thiện, Trưởng phòng Tổ chức Bệnh viện Tâm Thần, để điều trị nghiện rượu mãn tính cần có sự hợp tác giữa người bệnh và thầy thuốc, với sự hỗ trợ của gia đình và xã hội. Việc điều trị ngoại trú là căn bản ở phòng khám tâm thần địa phương với đội ngũ chuyên khoa, đặc biệt là những nơi có bệnh viện ban ngày thì hiệu quả cao hơn nhiều.

Giai đoạn nặng cấp tính có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh cần thiết phải được cấp cứu tại bệnh viện có đầy đủ phương tiện với sự hỗ trợ chuyên khoa tâm thần nếu có rối loạn tâm thần kèm theo. Mọi trường hợp cấp cứu tâm thần như có hành vi tự sát, hành vi nguy hiểm khác như giết người, đốt nhà  buộc phải nhập bệnh viện chuyên khoa tâm thần để điều trị. Song song là việc điều chỉnh các rối loạn, các bệnh lý khác do chúng nghiện rượu gây ra.

Việc ngưng rượu hoàn toàn trong giai đoạn cấp tính là điều bắt buộc. Trong giai đoạn điều trị ngoại trú, việc bỏ rượu là cực kì khó khăn đòi hỏi nhiều nỗ lực của cá nhân người nghiện rượu. Sự động viên, nâng đỡ, an ủi, tạo việc làm của gia đình và xã hội sẽ tạo điều kiện cho người nghiện rượu vượt qua chính mình tái hòa nhập cộng đồng. Việc lập các tổ chức, các hội, các nhóm giúp đỡ người nghiện rượu (giống như nhóm đồng đẳng, hội bạn giúp bạn trong điều trị hậu cai nghiện ma tuý) là điều cần nhanh chóng thực hiện...

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã 'tặng' con 'món quà buồn'

Hiện nay, có nhiều phương pháp để sàng lọc Thalassemia. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Có một thực tế đáng buồn là hơn 80% trẻ em mắc phải các bệnh di truyền được sinh ra bởi bố mẹ có thể trạng khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử bệnh. Vì thế, trong rất nhiều việc cần chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân, kiểm tra sức khỏe nói chung, xét nghiệm gen tiền hôn nhân nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi đây là bước để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho tương lai lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc của một gia đình.

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng
(PLVN) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, từ đầu năm 2025 đến ngày 28/3, thành phố đã ghi nhận 3.074 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 851 ca đã được xác định dương tính với virus sởi.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Ngày 29/3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” với sự phối hợp tổ chức giữa Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Dịch sởi và ho gà đồng loạt tái bùng phát ở Đông Nam Bộ

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho trẻ em.
(PLVN) - Hai căn bệnh truyền nhiễm tưởng chừng đã được khống chế là sởi và ho gà bất ngờ đồng loạt tái bùng phát tại một số tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trong quý I năm 2025 ghi nhận hàng nghìn ca mắc, phần lớn là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Hà Nội: Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi

Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi.
(PLVN) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi tại Quảng Ninh.

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 27/3, Đoàn công tác của Chính phủ do bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại TX Quảng Yên, trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn thị xã và tỉnh Quảng Ninh.

TP HCM đã làm gì để kiểm soát dịch sởi?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện đã có 22 phường, xã tại TP HCM đủ điều kiện để ban hành quyết định công bố hết dịch sởi. Dù dịch sởi đang đi vào giai đoạn kết thúc nhưng thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh.

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định
(PLVN) -  Bệnh viện Bình Định vừa công bố chương trình hỗ trợ can thiệp tim mạch chất lượng cao với chỉ từ 5 triệu đồng dành cho người thu nhập thấp nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh trên địa bàn.

Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
(PLVN) -  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

Thanh niên 22 tuổi xuất huyết não vì hút shisha

Chính thức cấm thuốc lá điện tử, shisha, bóng cười từ năm 2025. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Có tiền sử hút shisha suốt thời gian dài, nam thanh niên 22 tuổi phải nhập viện, bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết não - bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc tử vong.