Sức sống của “Dạ cổ hoài lang”

Vở "Dạ cổ hoài lang" trên sân khấu kịch nói
Vở "Dạ cổ hoài lang" trên sân khấu kịch nói
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Kịch bản “Dạ cổ hoài lang” sau khi thành công rực rỡ ở mảng kịch nói và điện ảnh, nay chuẩn bị bước lên sân khấu cải lương với diện mạo mới.

Mới đây, thông tin vở “Dạ cổ hoài lang” lần đầu được chuyển thể cải lương và sẽ tham gia Liên hoan cải lương toàn quốc 2022 đã khiến khán giả háo hức trông đợi.

Ra mắt từ năm 1994 trên sân khấu 5B, Dạ cổ hoài lang là kịch bản để đời của cố tác giả NSƯT Thanh Hoàng, cũng là một trong những được xếp vào hàng kinh điển của sân khấu đương đại Việt Nam. Vở kịch từng được diễn trên các sân khấu với nhiều phiên bản dàn dựng, bởi sự có mặt của những tên tuổi sân khấu hàng đầu như: Thành Lộc, Việt Anh, Hồng Vân, Hữu Châu, Hoài Linh, Lê Vũ Cầu… và chính tác giả Thanh Hoàng. Dạ cổ hoài lang cũng là một trong những vở kịch nói ăn khách nhất hơn 20 năm qua.

Năm 2017, “Dạ cổ hoài lang" được dựng thành phim với sự tham gia của hai diễn viên chính là Hoài Linh và cố nghệ sĩ Chí Tài, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Thời điểm ra rạp, bộ phim đã thu hút lượng khản giả đông đảo đi xem và nhận về những phản hồi tốt, lấy được cảm xúc của người xem.

Phim "Dạ cổ hoài lang" công chiếu năm 2017

Phim "Dạ cổ hoài lang" công chiếu năm 2017

Giờ đây, được sự cho phép của gia đình cố NSƯT Thanh Hoàng, Nghệ sĩ Gia Bảo - nhà sản xuất đã quyết định dựng tác phẩm và thử thách bản thân với vai chính - ông Tư trong vở diễn. Nghệ sĩ Thanh Điền làm đạo diễn kiêm vai chính - ông Năm. Cây bút trẻ Lâm Hữu Tặng, tác giả của hơn 300 bài ca cổ, trong đó có những sáng tác được khán giả yêu thích, như: Tình má với Năm Căn, Tằm vương tơ, Giấc mơ cánh cò, Em sẽ chờ anh… đảm trách việc chuyển thể.

Thời gian dựng vở khá gấp gáp, chỉ trong hơn một tháng. Nghệ sĩ Thanh Điễn chia sẻ, so với bản dựng thập niên 1990, tác phẩm mang màu sắc đương đại hơn. Tác phẩm mới bổ sung thêm tuyến vai diễn và nhiều tình tiết mới.

Vở diễn sẽ có sự góp mặt của nhiều diễn viên trẻ triển vọng như Nguyễn Văn Khởi (Chuông vàng vọng cổ 2017) - vai con ông Tư, Lê Như - vai cháu gái, Nguyên Yunie - vai Lành, người vợ mất sớm của ông Tư.

Ca sĩ Quốc Đại góp mặt với vai phụ, đồng thời thể hiện ca khúc Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang (nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển).

Thủ pháp dàn dựng sẽ mộc mạc với dàn đờn chính là đờn kìm, tranh, sáo, bầu mang khán giả đến với phong cách cải lương xưa, tuy nhiên, yếu tố cải lương sẽ được cân bằng với nhiều yếu tố khác nhằm mang một sức sống mới, hiện đại hơn cho tác phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Đọc thêm

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .