Sức mạnh tỷ đô từ công nghiệp văn hóa châu Á

Ngành công nghiệp Kpop tạo ra khoảng 10 tỷ USD cho Hàn Quốc mỗi năm. (Ảnh: BTS)
Ngành công nghiệp Kpop tạo ra khoảng 10 tỷ USD cho Hàn Quốc mỗi năm. (Ảnh: BTS)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Được ví như tiềm lực phát triển bền vững trong tương lai, công nghiệp văn hoá là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia. Sức mạnh mềm của công nghiệp văn hoá không chỉ giúp quảng bá văn hoá quốc gia, thúc đẩy hội nhập quốc tế mà còn hình thành nền kinh tế bền vững không lệ thuộc tài nguyên.

Làn sóng văn hoá châu Á

Những năm trở lại đây, các quốc gia châu Á liên tiếp được tôn vinh tại các giải thưởng nghệ thuật nổi tiếng toàn cầu. Trong đó, có thể kể tới bộ phim hài giả tưởng về đa vũ trụ - “Everything everywhere all at once” đã “càn quét” và giành tới bảy giải thưởng trên tổng số 11 đề cử tại lễ trao giải Oscar. Đồng thời, Ấn Độ - một đại diện khác của châu Á cũng giành về hai giải Oscar cho bộ phim “The Elephant Whisperers”. Trong lĩnh vực âm nhạc, nhóm nhạc BTS của Hàn Quốc 3 lần được đề cử Grammy và được vinh dự biểu diễn tại Liên hợp quốc… Đây chính là những minh chứng sống cho thấy làn sóng văn hoá châu Á đã vượt khỏi phạm vi châu lục và vươn tầm thế giới.

Tất nhiên không phải đợi đến tận năm 2023 làn sóng văn hoá châu Á mới lan toả trên thế giới, mà nó đã bắt đầu len lỏi vào từng quốc gia, từng khu vực từ nhiều năm về trước. Ngày nay, khi nhắc đến Hàn Quốc không thể không nhắc đến làn sóng văn hoá với tên gọi “Hallyu”, thuật ngữ này xuất hiện từ giữa những năm 1990 khi các bộ phim và truyền hình âm nhạc đại chúng của Hàn Quốc bắt đầu nổi tiếng ở Trung Quốc. Đến năm 2003, khi bộ phim truyền hình “Bản tình ca mùa đông” được chiếu tại Nhật Bản đã tạo được thành công lớn tức thì và hình thành làn sóng Hallyu tiếp theo ở xứ sở hoa anh đào.

Làn sóng văn hóa Hàn Quốc nhanh chóng được lan rộng trên thế giới, số lượng các tổ chức liên quan đến Hallyu tại các quốc gia ngày càng tăng lên. Hàng năm, số lượng các tổ chức tăng 7% và số thành viên tăng 36%. Korea Times (cổng thông tin điện tử đa ngôn ngữ đại diện của chính phủ Hàn Quốc) cho biết tính đến năm 2020, tổng số thành viên đã tham gia các tổ chức liên quan đến

Hallyu ở tất cả các quốc gia trên thế giới đã lên tới gần 100 triệu người, đây là mức tăng gấp 5 lần trong vòng 5 năm. Từ đó đến nay, làn sóng văn hoá Hallyu không chỉ nổi tiếng với Kpop, phim truyền hình, phim điện ảnh mà đã được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, ẩm thực, văn học và ngôn ngữ Hàn Quốc.

Một trong những làn sóng văn hoá nổi bật tiếp theo của châu Á phải kể tới Nhật Bản, quốc gia luôn có mặt ở Top 5 các quốc gia có ảnh hưởng “sức mạnh mềm” lớn nhất hành tinh trong gần 2 thập kỷ nay. Khác với lối đi của Hàn Quốc, văn hoá Nhật Bản đặt trọng tâm chiến lược vào manga (truyện tranh Nhật Bản), anime (phim hoạt hình Nhật Bản) và ẩm thực, với khẩu hiệu “Cool Japan” tạo ấn tượng về một Nhật Bản bình yên, tươi đẹp, trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống và biết ơn từng tạo vật của thiên nhiên.

Hơn 10 năm kể từ khi chiến dịch “Cool Japan” được phát động, đến nay hoạt động xuất khẩu văn hoá của Nhật Bản đã gây được tiếng vang toàn cầu. Vào năm 2001, khi bộ phim hoạt hình “Sprited Away” phá kỷ lục phòng vé, sự lan toả của anime đã bắt đầu hình thành. Tính đến năm 2016, anime chiếm đến 60% các phim hoạt hình truyền hình trên toàn thế giới. Cùng với đó là văn hoá ẩm thực, những món đồ thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản, rượu sake và manga (truyện tranh Nhật Bản) cũng có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới.

Cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản còn có Trung Quốc và Thái Lan đều là những quốc gia châu Á có nền văn hoá được các nước ngoài khu vực biến đến rộng rãi. Tất nhiên sự thành công của làn sóng văn hoá châu Á không phải điều ngẫu nhiên mà đến từ chiến lược của các quốc gia trong xây dựng công nghiệp văn hoá cũng như xuất khẩu văn hoá. Mỗi đất nước có cách khai thác và con đường riêng của mình để có thể phát huy sức mạnh công nghiệp văn hoá ở cả ba vai trò, gồm phát triển con người, đóng góp trực tiếp vào GDP, kiến tạo nền kinh tế bền vững và quảng bá văn hóa quốc gia.

Ngành kinh tế đặc biệt

Theo thống kê của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), doanh thu toàn cầu hằng năm của các ngành công nghiệp văn hóa vào khoảng 2.250 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu hơn 250 tỷ USD. Lĩnh vực này cũng cung cấp gần 30 triệu việc làm trên toàn thế giới và tuyển dụng số lượng lao động trong độ tuổi 15 - 29 hơn bất kỳ ngành nghề nào khác.

Châu Á cũng không nằm ngoài xu hướng khi công nghiệp văn hóa đã trở thành lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở một số quốc gia phát triển. Đã từ lâu, công nghiệp văn hóa với tư cách là một lĩnh vực công nghiệp nên lợi ích kinh tế được các quốc gia chú trọng quan tâm. Đơn cử một số quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc, công nghiệp văn hóa đóng góp nguồn thu nhập lớn cho tổng GDP trong nước.

Tại “Xứ sở kim chi”, nhờ hướng đi đúng, công nghiệp văn hóa đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hàn Quốc và vươn lên vị trí thứ 7 thế giới, tạo ra khoảng 680.000 việc làm mỗi năm. Riêng doanh thu ngành văn hóa Hàn Quốc đạt khoảng 120 tỷ USD/năm, trong đó xuất khẩu văn hóa chiếm tới hơn 12 tỷ USD, vượt qua các mặt hàng sản xuất dẫn đầu như thiết bị gia dụng, xe điện và màn hình hiển thị... Hơn thế nữa, công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc đang thực hiện rất tốt vai trò sức mạnh mềm, mở đường giúp các ngành công nghiệp khác thâm nhập thị trường nước ngoài.

Theo Korea Times, các chuyên gia kinh tế ước tính, chỉ riêng ngành công nghiệp Kpop tạo ra khoảng 10 tỷ USD cho Hàn Quốc mỗi năm. Doanh thu đến từ việc phát hành album và thu lợi nhuận khổng lồ từ việc tổ chức các đêm diễn nhóm nhạc Hàn Quốc. Một trong những cái tên nổi bật phải kể đến nhóm nhạc BTS, trong giai đoạn 2014-2023, các nhà phân tích dự đoán BTS đóng góp 29,1 tỷ USD cho nền kinh tế Hàn Quốc.

Truyền bá văn hoá Nhật ra thế giới thông qua anima, manga. (Ảnh: Getty Images)

Truyền bá văn hoá Nhật ra thế giới thông qua anima, manga. (Ảnh: Getty Images)

Những năm gần đây, ngành công nghiệp văn hóa tại Nhật Bản đóng góp doanh thu hằng năm khoảng 7% tổng sản phẩm quốc nội, thu hút 5% nhân công lao động. Nhấn mạnh vào các lĩnh vực nổi bật đặc trưng của đất nước là truyện tranh manga, anime, phim hoạt hình với doanh thu hợp đồng bản quyền và các sản phẩm có liên quan như mô hình, đồ chơi, streaming video,… Thông qua những sản phẩm này, văn hóa Nhật Bản được quảng bá rộng rãi tới nhiều quốc gia trên thế giới.

Năm 2022, doanh thu toàn cầu của thị trường anime Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục, 20 tỷ USD. Phần lớn tăng trưởng đến từ thị trường anime nội địa với doanh thu đóng góp khoảng 10,5 tỷ USD. Song, nó cũng cho thấy các thị trường bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản đang ngày càng chuộng anime và những sản phẩm có liên quan, khi đã chiếm gần 1 nửa trong tổng doanh thu. Đặc biệt ở các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Pháp,... anime là loại hình giải trí rất được ưa chuộng.

Nhìn lại Trung Quốc từ năm 2014, giá trị xuất khẩu các sản phẩm văn hóa của Trung Quốc vượt mức 190 tỷ USD, và Trung Quốc trở thành quốc gia số 1 thế giới về xuất khẩu, thống trị thị trường công nghiệp văn hóa toàn cầu. Đến năm 2016, tổng giá trị gia tăng của các sản phẩm công nghiệp văn hóa Trung Quốc năm là 464 tỷ USD và chỉ số này có mức tăng trưởng mỗi năm 13%. Năm 2017, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 4,23% vào GDP quốc gia, tăng 12,8% so với năm 2016 và tạo ra 21,4 triệu việc làm.

Đến nay Trung Quốc vẫn giữ nguyên vị thế của mình và tiếp tục gây ấn tượng mạnh với mảng điện ảnh, phim chiếu rạp trong những năm qua. Năm 2021 là một năm thành công của điện ảnh Trung Quốc, không chỉ giới hạn ở quy mô thị trường, mà còn phản ánh một bước tiến nhảy vọt trong ngành sản xuất phim nói chung. Từ đó, ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn phát triển chất lượng cao, đúng theo kế hoạch của chính phủ nước này là thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh trong giai đoạn 2021 - 2025. Năm nay, theo Deadline, Gower Street Analytics là trang web phân tích số liệu phòng vé đã ước tính doanh thu phim ảnh toàn cầu đạt 32 tỷ USD, riêng thị trường tỷ dân Trung Quốc ước tính đạt 6,8 tỷ USD.

Có thể thấy, sức mạnh tỷ USD từ ngành công nghiệp văn hoá châu Á chưa bao giờ rõ rệt đến thế. Không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi và nâng cấp nền kinh tế quốc dân, nâng cao chất lượng và hiệu quả nền kinh tế, công nghiệp văn hoá còn đáp ứng kỳ vọng mới của đời sống văn hóa tinh thần của người dân, đồng thời nâng cao ảnh hưởng của văn hóa và sức mạnh mềm của nền văn hóa quốc gia.

Đọc thêm

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Đi tìm Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

Nhiều hoa khôi, á khôi tham gia cuộc thi (ảnh H. Linh).
(PLVN) - Cuộc thi "Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024" được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh xứng với danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam, góp phần quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.