Sức khỏe tốt không chỉ có thể chất khỏe

Người dân đăng ký tham gia chương trình. Ảnh: BTC.
Người dân đăng ký tham gia chương trình. Ảnh: BTC.
(PLO) - Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc xuất hiện, ông giới thiệu năm nay ông 78 tuổi. Cả hội trường gần 500 người tấm tắc khen ngợi, trầm trồ thán phục vì trông ông như mới ngoài 60.

Lối sống quyết định đến một nửa

Đó là sự chào đón đối với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trong buổi  tọa đàm tư vấn sức khỏe với chủ đề “Bí quyết sống khỏe” diễn ra vào ngày 16/12/2017 ở Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Tp. Hồ Chí Minh). Chương trình do Phòng khám Bác sĩ gia đình trực thuộc trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức. 

Buổi tọa đàm thu hút gần 500 người dân khu vực quận 10,quận 3, quận 5 cùng người thân sinh viên của trường. Tại buổi tọa đàm, mọi người được các bác sĩ, chuyên gia uy tín tư vấn về cách để  sống khỏe. 

Pgs. Ts. Bs Nguyễn Thanh Hiệpn - Phó hiệu trưởng, Trưởng Phòng khám Bác sĩ gia đình Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạchtrình bày về “Các yếu tố tác động đến sức khỏe”. Theo định nghĩa của WHO về sức khỏe, sức khỏe tốt là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ có tình trạng cơ thể không có bệnh hay thương tật. BS Hiệp cho biết mỗi giai đoạn khác nhau trong đời người đều có những nguy cơ tiềm ẩnkhác nhau gây hại cho sức khỏe. 

Dẫn kết quả thống kê chuyên ngành, Bs Hiệp cho biết, có 04 yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe: sinh học (cơ địa); môi trường (sống, làm việc, tâm lý xã hội…); lối sống (ăn uống, vận động…); chăm sóc y tế. Trong đó, quan trọng nhất là lối sống. Yếu tố này tác động đến 43%.

Đến với chương trình, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ về “Bí quyết sống khỏe”. Bs Ngọc trình bày tháp nhu cầu của Maslow. Sau khi diễn giải 5 tầng của tháp, BS Ngọc kết luận “ai đáp ứng được hết các nhu cầu này thì người đó sống khỏe”.  

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
 Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Bất ngờ với thở bụng

Điều thú vị nhất trong “bí quyết” mà Bs Ngọc chia sẻ trong buổi tọa đàm là vai trò của việc thở. Ai sinh ra lớn lên cũng đều phải thở. Việc hiển nhiên và thực hiện từng giây từng phút hằng ngày mà Bác sĩ nói “cần học cách thở” thì mọi người hết sức bất ngờ. Trước khi chỉ cách thở bụng, ông dẫn câu chuyện về bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tạo ra một phương pháp thở đặc biệt mà nhờ đó ông có thể khỏe mạnh dù đã phải cắt bỏ tới ¾ lá phổi của mình. 

BS. Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997) học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Pháp. Trong suốt 6 năm sau đó, ông phải chịu 7 lần phẫu thuật, cắt bỏ 8 cái xương sườn, toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp nói ông chỉ có thể sống thêm khoảng 2 năm nữa. Nhưng ông đã tìm ra phương pháp thở để chữa bệnh cho mình, kết quả là ông đã sống đến 85 tuổi, nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa. Trong 50 năm ấy, ông sống khỏe mạnh và hoạt động tích cực, năng nổ trong nhiều lĩnh vực. Ông “tiết lộ” bí quyết là nhờ thở bụng.

Bình thường người lớn thở bằng cách giãn nở lồng ngực còn phương pháp thở của Bs. Nguyễn Khắc Viện lại là hạ và nâng hoành cách mô để thay đổi thể tích phần bụng, nhờ đó mà thay đổi thể tích của phổi, tương tự cách thở của trẻ sơ sinh. Khi thở như vậy, bụng sẽ phình lên hay hóp lại tương ứng với lúc lấy hơi vào và ra nên gọi nôm na là “thở bụng”.

Quả thực việc thở là quan trọng nhất trong các nhu cầu bản năng (hoặc nhu cầu về “thể lý” như cách gọi của Maslow). Một cơ thể sống luôn “ăn” 4 món: thực phẩm, nước, không khí và ánh sáng. Tạm không xét ánh sáng, với 3 món còn lại thì thực phẩm phải bỏ tiền ra mua; nước uống có lúc tốn phí có lúc miễn phí còn không khí thì miễn phí hoàn toàn. Vì vậy người đời thường nhầm lẫn, cho rằng ăn uống mới là quan trọng. Thực tế cho thấy, mỗi người có thể nhịn ăn cả ngày, có thể nhịn khát được nửa ngày nhưng không thể nhịn thở được trong 15 phút. Nói 15 phút là nói hào phóng, thực tế chỉ cần thử 2 phút là biết đá biết vàng. Điều này có nghĩa là thở mới là quan trọng hơn cả.

Thân tâm thường lạc

Đồng quan điểm với Bs Nguyễn Thanh Hiệp và Bs Đỗ Hồng Ngọc, chuyên gia tâm lý, TS. Lý Thị Mai chia sẻ chi tiết về cách cân bằng tâm lý để tránh bị stress. Chuyên gia Lý Thị Mai chủ trương "Thân tâm thường lạc" (thân thể lành mạnh – tình cảm luôn vui vẻ). Bà cũng đưa ra giải pháp cụ thể cho một số tình huống cụ thể. 

Chẳng hạn Bs Nguyễn Thanh Hiệp nói yếu tố tác động đến sức khỏe nhưng đi ra ngoài đường cứ bị kẹt xe hoài, không bực dọc sao được. Để tránh bực dọc gây stress trong tình huống này, chuyên gia Lý Thị Mai khuyên nên bình tâm vì đằng nào thì cũng đã bị kẹt xe rồi, không thoát ra được. Thay vì bực dọc, nếu đi xe máy thì có thể dành thời gian “chết” đó hình dung lát nữa về nhà sẽ làm những gì; nếu đi ô tô thì có thể trò chuyện, hỏi han con cái hôm nay học hành ra sao, chơi với bạn thế nào… nghĩa là nên chấp nhận với môi trường xã hội đó, chỉ là thay vì bực dọc với nó thì hãy hướng tâm tư của mình vào việc khác có ích hơn hoặc thú vị hơn.

Đồng hành với chương trình còn có các chuyên gia dinh dưỡng Y học thể thao của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Tại đây, các chuyên gia đã giải đáp nhiều thắc mắc về chế độ ăn uống dinh dưỡng, giảm cân và tập luyện hồi phục sức khỏe.

 Một câu hỏi đang rất nóng của thời đại lại được đặt ra: Làm thế nào để giảm cân mà vẫn khỏe? Ts. Bs Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn Nhi khoa – dinh dưỡng hài hước bổ sung rằng “Lẽ ra phải hỏi: “Làm thế nào để không làm gì mà vẫn có thể giảm cân và vẫn khỏe?””. Và chị cũng tự giải thích “Cái này bác sĩ bó tay”. Nguyên lý của việc tăng cân nói chung và giải pháp giảm cân được Bs Phi trình bày súc tích mà gãy gọn trong đúng 2 câu: “Nguyên tắc là ăn nhiều mà tiêu hao ít thì tăng cân. Muốn giảm cân thì làm ngược lại.”, hoặc diễn đạt một cách khác là “Giữa ăn ngon và mặc đẹp, có lẽ chỉ chọn được một trong hai.”.

Được biết chương trình tư vấn sức khỏe sẽ được diễn ra đều đặn mỗi tháng một lần trong suốt năm 2018 với những chủ đề cụ thể khác nhau tại Phòng khám Bác sĩ gia đình trực thuộc trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch. Hứa hẹn chuỗi sự kiện này sẽ giúp ích được nhiều cho cộng đồng với những lời khuyên về phương pháp bảo vệ sức khỏe đơn giản mà hữu hiệu.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.