Sự kiện quốc tế nổi bật 2021

Năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành thế giới (dòng người xếp hàng chờ test COVID-19 tại Australia)
Năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành thế giới (dòng người xếp hàng chờ test COVID-19 tại Australia)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong năm 2021, đại dịch COVID-19 vẫn là chủ đề xuất hiện hàng ngày trên các mặt báo, diễn đàn. Đây cũng là năm thế giới chứng kiến nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học mang tính chất bước ngoặt.

1. Đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành

Năm 2021, đại dịch COVID-19 bước sang năm thứ ba với nhiều biến chủng mới nguy hiểm như Delta, Omicron… Ước tính, đến cuối tháng 12/2021, hơn 276 triệu người nhiễm COVID-19; 5,3 triệu người tử vong. Theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Rủi ro tại Trường Kinh doanh Judge, Đại học Cambridge, Anh, đại dịch đã khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 3,3 nghìn tỷ USD, với hàng chục triệu người mất việc làm và chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Tuy nhiên, cuộc chiến chống COVID-19 của thế giới đã có những bước tiến đáng khích lệ với nhiều loại vaccine phòng COVID-19 và thuốc đặc trị được phê duyệt. Việc triển khai nhanh chóng chiến dịch tiêm chủng đã trở thành tiền đề để đa số các nước trên thế giới lần lượt điều chỉnh chính sách phòng, chống dịch từ “không COVID-19” sang “sống chung an toàn với COVID-19”.

2. Ông Biden nhậm chức Tổng thống thứ 46 của Mỹ

Ngày 20/1/2021, ông Joe Biden chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ. Ngay sau khi lên nắm quyền, ông Biden đã thay đổi, thậm chí đảo ngược nhiều chính sách của người tiền nhiệm như từ bỏ nguyên tắc “nước Mỹ trước tiên”, nỗ lực hàn gắn “vết thương” giữa Mỹ với các tổ chức song phương, đa phương mà người tiền nhiệm để lại.

Tổng thống thứ 46 của Mỹ Joe Biden.

Tổng thống thứ 46 của Mỹ Joe Biden.

Trong năm đầu nhiệm kỳ của ông Biden, nước Mỹ liên tục thể hiện vai trò của mình, chia sẻ vaccine với các nước nghèo; trở lại các tổ chức đa phương và thỏa thuận quốc tế như Hiệp định Khí hậu Paris đồng thời thúc đẩy hàng loạt thỏa thuận, cam kết với đồng minh... nhằm lấy lại vị thế lãnh đạo toàn cầu của nước Mỹ.

3. Mỹ rút quân, Taliban tiếp quản Afghanistan

Tháng 5/2021, Mỹ rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan, kết thúc 20 năm can thiệp quân sự vào nước này. Khi Mỹ vẫn chưa hoàn tất việc rút quân, ngày 15/8, Taliban đã tiến vào thủ đô Kabul, kiểm soát toàn bộ Afghanistavà thành lập chính phủ lâm thời. Taliban đã nỗ lực xây dựng hình ảnh ôn hòa hơn nhưng vẫn tuyên bố áp dụng luật Hồi giáo Sharia hà khắc.

Afghanistan hiện đang rơi vào tương lai bấp bênh vì viện trợ bị cắt, hơn 9,5 tỷ USD tài sản ở nước ngoài bị phong tỏa. Liên Hợp quốc cảnh báo tình thế bế tắc của Taliban có nguy cơ đẩy khoảng 14 triệu người Afghanistan vào nạn đói. Bên cạnh đó, cũng có những cảnh báo về nguy cơ xuất khẩu chủ nghĩa khủng bố, xung đột và bạo lực, tác động đến tương lai của khu vực Nam Á và an ninh toàn cầu.

4. Trung Quốc đạt mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện

Phát biểu tại quảng trường Thiên An Môn ngày 1/7/2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc đã đạt được mục tiêu thế kỷ là xây dựng một “xã hội khá giả”. Nghị quyết lịch sử thứ ba của Hội nghị Trung ương 6 của Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định Trung Quốc đã hoàn thành mục tiêu 100 năm thứ nhất là xây dựng xã hội khá giả toàn diện, tiến tới xây dựng cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt.

Trong khi đó, giữa tháng 11/2021, Công ty tư vấn tài chính McKinsey & Co công bố một báo cáo cho hay, tổng của cải của Trung Quốc đã tăng ngoạn mục trong 20 năm qua, dẫn đến việc tài sản ròng của nước này tăng từ 7.000 tỷ USD vào năm 2000 lên gấp 17 lần, thành 120.000 tỷ vào năm 2020. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành quốc gia nắm giữ tài sản ròng lớn nhất hành tinh.

5. “Bà đầm thép” của nước Đức rời chính trường

Ngày 8/12/2021, nước Đức có Thủ tướng mới là ông Olaf Scholz, chính thức khép lại 16 năm cầm quyền của bà Angela Merkel (2006 - 2021). Là một lãnh đạo kỳ cựu của châu Âu, bà Merkel có 4 nhiệm kỳ cầm quyền liên tiếp tại Đức kể từ năm 2005. Trong thời gian nắm quyền, bà Merkel đã 14 lần được tạp chí Forbes bình chọn là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

Cựu Thủ tướng Đức Merkel.

Cựu Thủ tướng Đức Merkel.

Bà ghi đậm dấu ấn là một nữ chính trị gia quyền lực, người đã có công dẫn dắt nước Đức và Liên minh châu Âu (EU) vượt qua những thời điểm khó khăn của các cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khủng hoảng di cư năm 2015, khủng hoảng nợ công năm 2010, tiến trình Brexit, để lại nhiều thành tựu cả về đối nội và đối ngoại… Bà cũng là người đã có công đưa Đức trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu và nước Đức trở thành biểu tượng của hòa bình và hòa hợp.

6. Các cuộc gặp thượng đỉnh “phá băng”

Giữa tháng 11/2021, Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp cấp cao Trung - Mỹ trực tuyến đầu tiên. Cuộc gặp được đánh giá là đã giúp lãnh đạo và 2 nước siêu cường xác lập được khuôn khổ mới để xử lý mối quan hệ phức tạp, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh chiến lược.

Năm 2021 cũng chứng kiến 2 cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nga, bao gồm cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Geneva, Thụy Sỹ vào tháng 6 và cuộc gặp trực tuyến diễn ra tháng 12. Các cuộc gặp này đã giúp Mỹ và Nga hiểu rõ hơn lợi ích của mỗi bên, cũng như các khác biệt giữa họ để từ đó tìm cách quản lý mối quan hệ song phương Mỹ - Nga.

7. Khủng hoảng năng lượng và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Năm 2021, trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới dần chuyển sang xu hướng thích ứng an toàn với COVID-19 và mở cửa trở lại nền kinh tế, giá khí đốt đã tăng gấp 3 lần từ đầu năm. Giá dầu mỏ tăng hơn 40%, chạm mức cao nhất kể từ năm 2014. Giá than leo thang khoảng 60%. Khan hiếm năng lượng, cắt điện luân phiên, cùng với áp lực lạm phát khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt, tác động nặng nề tới đời sống người dân. Nhiều doanh nghiệp và nhà máy phải đóng cửa do thiếu điện và nguyên liệu sản xuất, dẫn tới hiệu ứng dây chuyền là một cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi kinh tế.

Năm 2021 cũng ghi nhận việc chuỗi cung ứng qua kênh đào Suez bị tê liệt do sự cố tàu container siêu trọng Ever Given mắc kẹt gần 1 tuần vào tháng 3, gây thiệt hại khoảng 400 triệu USD mỗi giờ. Vụ việc khiến hơn 400 tàu thuyền khác bị tắc nghẽn, cắt đứt tuyến lưu thông của khoảng 15% lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển toàn cầu vào thời điểm đó.

8. Tầm quan trọng địa chính trị Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Ngày 15/9/2021, Mỹ, Anh và Australia công bố Thỏa thuận An ninh ba bên còn gọi là AUKUS. Ngoài ra, trong năm 2021, Liên minh châu Âu EU cũng đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đến ngày 14/12/2021, Mỹ tiếp tục công bố phác thảo chiến lược 5 điểm với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Hợp tác của Nhóm Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) cũng có những bước tiến thực chất hơn với cam kết theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở nhằm tăng cường an ninh và thịnh vượng tại khu vực này được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của nhóm diễn ra vào tháng 9. Những diễn biến này phản ánh rõ nét xu hướng tập hợp lực lượng và tầm quan trọng địa chính trị của khu vực.

9. Hội nghị COP26 đạt thỏa thuận lịch sử

Ngày 13/11/2021, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow (Anh) đã nhất trí thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow, tái khẳng định cam kết duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng dưới 1,5 độ C theo Hiệp định Paris. 197 quốc gia thành viên trong hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris đã cam kết “tăng tốc các nỗ lực hướng tới giảm thiểu điện than và loại bỏ trợ cấp dành cho nhiên liệu hóa thạch có hiệu suất kém”. Kết quả Hội nghị COP26 đem lại hy vọng cho cộng đồng quốc tế về việc ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

10. Kỷ nguyên mới của du hành vũ trụ

Năm 2021 chứng kiến sự nở rộ của ngành công nghiệp vũ trụ thương mại với các chuyến bay đưa hành khách vào vũ trụ. Ngày 20/7, tỷ phú người Mỹ Jeff Bezos đã tham gia chuyến bay vào không gian chở hành khách tư nhân đầu tiên trên tàu vũ trụ New Shepard do công ty Blue Origin của ông nghiên cứu và thử nghiệm. Trên tàu còn có hành khách trẻ tuổi nhất bay vào vũ trụ là một sinh viên 18 tuổi người Hà Lan. Ba tháng sau, Blue Origin thực hiện chuyến bay thứ hai chở hành khách lớn tuổi nhất là một nam diễn viên 90 tuổi.

Tỷ phú Jeff Bezos bên cạnh khoang tàu New Shepard.

Tỷ phú Jeff Bezos bên cạnh khoang tàu New Shepard.

Tối 15/9, Tập đoàn công nghệ SpaceX cũng đã phóng thành công tàu vũ trụ đưa các “phi hành gia nghiệp dư” đầu tiên trên thế giới trong một chuyến bay tư nhân đi vào quỹ đạo Trái Đất, đánh dấu bước nhảy vọt tham vọng nhất của ngành du lịch vũ trụ thế giới. Tháng 10, một đoàn làm phim Nga đã có 12 ngày trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) để thực hiện bộ phim đầu tiên được quay ngoài vũ trụ mang tên The Challenge. Những chuyến bay này được cho là sẽ mở đường cho ngành du lịch không gian phát triển.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.