Sử dụng công cụ số: Xây dựng quy định phù hợp thực tiễn

Các đại biểu dự hội nghị tại đầu cầu Việt Nam.
Các đại biểu dự hội nghị tại đầu cầu Việt Nam.
(PLVN) - Chiều 5/10, Văn phòng Chính phủ (VPCP) phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức Hội nghị lần thứ 2 trong chuỗi Hội nghị trực tuyến Mạng lưới thực hành quy định tốt ASEAN – OECD lần thứ 6 năm 2020 với chủ đề: Sử dụng công cụ số để xây dựng quy định phù hợp với thực tiễn.

Công nghệ số cải thiện quy trình hoạt động của Chính phủ

Hội nghị được tiến hành nhằm cung cấp cho các bộ, cơ quan của Việt Nam cũng như các nước các cách nhìn mới từ kinh nghiệm hay của OECD cũng như các nước dự để có thêm các bài học, kinh nghiệm trong xây dựng hoàn thiện thể chế.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, phát biểu khai mạc hội nghị, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) Ngô Hải Phan nhấn mạnh, năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN và theo đó là chủ nhà của chương trình nghị sự hội nghị lần thứ 6 của Mạng lưới Thực hành quy định tốt của ASEAN-OECD. 

Tiếp nối thành công của phiên họp lần thứ nhất diễn ra hồi tháng 8 vừa qua, hy vọng phiên họp thứ 2 sẽ mang đến những thông tin bổ ích trong việc sử dụng công cụ số để ban hành quy định ứng phó với dịch bệnh Covid-19. 

Đại sứ Anh tại ASEAN Jon Lambe đánh giá Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng trong phòng chống dịch Covid-19. Việc Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện trao đổi về các thực hành tốt trong xây dựng các quy định tốt ASEAN – OECD là một trong những minh chứng cho thấy Việt Nam ứng phó tốt với Covid-19.

Khẳng định số hóa hiện là tâm điểm, là động lực thực đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nhất là trong bối cảnh bệnh dịch, Đại sứ Anh Jon Lambe hy vọng, thông qua hội nghị, các đại biểu có thể trao đổi, thảo luận một cách bổ ích, phát huy được những kinh nghiệm tốt, làm sao cho hệ thống ban hành các quy định ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn, hỗ trợ các nền kinh tế phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để phục hồi sau dịch Covid-19.

Tại hội thảo, các ý kiến phát biểu cho rằng, dịch Covid-19 buộc các chính phủ phải nhanh chóng ứng dụng công nghệ số nhằm duy trì và thúc đẩy nhanh tốc độ cung cấp dịch vụ công. Điều đó mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, thách thức.

Một mặt, công nghệ số có thể cải thiện quy trình hoạt động của Chính phủ, bao gồm cả giảm bớt những gánh nặng quy định đang cản trở việc cung cấp các dịch vụ y tế, kinh tế và xã hội thiết yếu. Mặc khác, nó cũng gây ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý trong việc vừa nhanh chóng ứng dụng công nghệ vừa bảo vệ xã hội trước những hậu quả không mong muốn. 

Số hóa là động lực tăng trưởng

Tại hội nghị, các đại biểu nhấn mạnh số hóa là động lực tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, giúp các quốc gia ban hành các quy định ngày càng phù hợp với thực tiễn, hỗ trợ các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là để phục hồi sau dịch Covid-19.

Các đại biểu cũng chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm trong việc cải cách, ban hành các quy định tốt hơn, ứng dụng công nghệ thông tin để cắt giảm gánh nặng chi phí và tạo thuận lợi cho người dân; sử dụng công cụ số để giúp người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh như học tập từ xa…

Đại diện Malaysia cho biết, để ứng phó với đại dịch Covid-19, Malaysia đã đưa ra các giải pháp tài khóa và phi tài khóa. Trong số những giải pháp phi tài khóa được nước này áp dụng có chương trình MyMudah được ban hành vào tháng 7/2020 với mục tiêu hỗ trợ cho các doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí tuân thủ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo việc làm, thúc đẩy nền kinh tế.

Chương trình MyMudah có Cổng thông tin để tham vấn với người dân, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp nhằm giải quyết nhanh hơn các kiến nghị, tiết kiệm cho cả Chính phủ và người dân. Với tác dụng đánh giá các gánh nặng đặt ra với doanh nghiệp do dịch bệnh để đưa ra các chính sách giúp họ, Malaysia coi chương trình này là giải pháp lâu dài, là bước khởi đầu để giảm gánh nặng, thủ tục không cần thiết với doanh nghiệp, giảm gánh nặng trong thực tế.

Chia sẻ về phản ứng nhanh về chính sách và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam trong đại dịch Covid-19 tại Hội nghị, ông Nguyễn Thế Trung – thành viên tổ tư vấn Chính phủ điện tử của VPCP điểm lại những phản ứng của Việt Nam kể từ khi ca bệnh Covid-19 đầu tiên xuất hiện cho đến nay; khẳng định, Chính phủ Việt Nam đã chủ động chấp nhận và ứng phó ngay với trường hợp đầu tiên dù không có nhiều kiến thức về Covid-19; nâng cao nhận thức xã hội trong tất cả các kênh có thể để mọi người sẵn sàng chung tay chống dịch.

Theo ông Trung, Việt Nam cũng đã liên tục tìm hiểu về Covid-19 ở tất cả các mặt trận và làm bất cứ điều gì có thể để tìm hiểu về Covid-19, bao gồm cả việc lập những diễn đàn để tập hợp các nhà khoa học tự nguyện từ khắp nơi trên thế giới nhằm tìm ra giải pháp phù hợp với Việt Nam; kích hoạt truy vết ngay sau khi trường hợp lây lan đầu tiên xuất hiện đồng thời dứt khoát mở cửa trở lại nền kinh tế ngay khi biết có thể kiểm soát.

Trong suốt quá trình này, Chính phủ Việt Nam có những thông điệp và hành vi nhất quán để tạo ra một đất nước thống nhất để mọi người chung tay chống dịch. Khi bắt đầu hiểu về dịch Covid-19 nhiều hơn, Việt Nam đã tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa y tế và công nghệ để đối phó hiệu quả với dịch.

Ngoài ra, các ứng dụng công nghệ thông tin cũng được phát triển nhanh chóng. Chỉ trong khoảng 6 tháng, một loạt ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện phục vụ công tác phòng, chống dịch như các ứng dụng Bluezone (ứng dụng quản lý tiếp xúc gần); ứng dụng khai báo y tế nhập cảnh; ứng dụng cung cấp thông tin dịch bệnh, ứng dụng cung cấp thông tin của Bộ Y tế; ứng dụng kiểm tra an toàn Covid-19 hàng ngày... 

Thừa nhận dịch Covid-19 đã đặt ra những thách thức lớn cho hệ thống quản trị xã hội và Chính phủ nhưng ông Nguyễn Thế Trung nhấn mạnh, sự chủ động của Chính phủ là chìa khóa quan trọng nhất giúp Việt Nam đưa ra các giải pháp từ sớm.

Bên cạnh đó là tầm nhìn chính xác của lãnh đạo, hành động thực tiễn và nhanh chóng; sự đoàn kết, đồng lòng chống dịch của người dân. Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ quyết định dựa trên dữ liệu là công cụ phù hợp. 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...