Sốt xuất huyết vào mùa, làm sao phân biệt trẻ mắc COVID-19 hay sốt xuất huyết?

Ảnh minh họa. Nguồn: VTV
Ảnh minh họa. Nguồn: VTV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sốt xuất huyết và COVID-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Sốt xuất huyết do virus Dengue truyền bệnh qua trung gian mũi vằn Aedes aegyptie. Còn COVID-19 do virus SARS-CoV-2 truyền bệnh qua ho, hắt hơi và giọt bắn. Cả hai đều có một số triệu chứng giống nhau có thể dễ gây lầm lẫn như sốt, đau đầu, đau nhức người.

Phân biệt trẻ mắc COVID-19 hay sốt xuất huyết

Theo TS.BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết & Huyết học Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), sốt xuất huyết (SXH) là bệnh thường gặp ở nước ta cả trẻ em lẫn người lớn, đặc biệt là vào mùa mưa. Bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng do có những biến chứng nặng như sốc, xuất huyết nặng hoặc suy đa cơ quan.

“Đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát khắp nơi, mùa mưa tới, mọi người cũng “đừng bỏ quên” sốt xuất huyết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh diễn tiến nặng với những biến chứng nguy hiểm có thể tử vong”, TS.BS Tuấn cho hay.

Chia sẻ về những biểu hiện khác nhau trong nhiễm COVID-19 và sốt xuất huyết, bác sĩ Tuấn nói: “Khi mắc COVID-19 người bệnh thường có các triệu chứng của đường hô hấp như ho, hắt hơi, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mủi, mất khứu giác, mất vị giác, tức ngực hoặc tiêu chảy, khi diễn tiến nặng sẽ dẫn đến khó thở, suy hô hấp, suy đa cơ quan.

Ngược lại, trong sốt xuất huyết, người bệnh thường có da và kết mạc sung huyết, các biểu hiện xuất huyết da và niêm mạc như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu mủi, đau bụng, nôn ói, khi diễn tiến nặng sẽ dẫn đến sốc, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan”.

Phụ huynh cần lưu ý bệnh sốt xuất huyết thường có 3 giai đoạn:

Giai đoạn sốt (3-5 ngày đầu của bệnh): Trẻ thường sốt rất cao, khó hạ dù được dùng thuốc hạ sốt, mệt mỏi, đau nhức mình mảy, buồn nôn, chán ăn, da sung huyết.

Giai đoạn nguy hiểm (từ ngày 3-ngày 6 của bệnh): Giai đoạn này thường xảy ra khi người bệnh bắt đầu hết sốt, nhưng không cảm giác khỏe hơn, tươi tỉnh hơn mà xuất hiện các dấu hiệu nặng như: đau bụng, nôn ói nhiều, lừ đừ, bứt rứt, vật vã, tay chân mát lạnh, tiểu ít, xuất huyết bất thường nhất là ở niêm mạc như chảy máu mủi, nôn ra máu, chảy máu răng, xuất huyết âm đạo, đi cầu phân đen…

Giai đoạn hồi phục (thường từ ngày 7 của bệnh): trẻ hết sốt, tổng trạng tươi tỉnh hơn, thèm ăn trở lại, tiểu nhiều, không đau bụng và nôn ói; ngoài da có thể có phát ban hồi phục.

“Để chẩn đoán phân biệt chắc chắn sớm giữa nhiễm COVID-19 và sốt xuất huyết cũng phải dựa vào xét nghiệm. Trong nhiễm COVID-19, xét nghiệm tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính. Còn trong sốt xuất huyết, xét nghiệm máu thấy bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm, kháng nguyên virus Dengue (NS1) dương tính”, bác sĩ Tuấn cho biết.

Chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà trong tình hình dịch COVID-19

Trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý đến bệnh sốt xuất huyết hoặc sốt do các nguyên nhân nhiễm trùng khác, để theo dõi phát hiện sớm những dấu hiệu nặng. Nhiều trường hợp gia đình trẻ sống trong khu vực cách ly, phong tỏa, phải tuân thủ quy định giãn cách xã hội nên việc đưa con em đi khám có thể không dễ dàng.

Vì vậy, bác sĩ Tuấn nhấn mạnh, chăm sóc theo dõi tại nhà khi trẻ bị sốt xuất huyết cần lưu ý những vấn đề sau:

Trong giai đoạn 1 – 2 ngày đầu của sốt, cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10 – 15 mg ứng với mỗi kilogram cân nặng (ví dụ: trẻ 10 kg dùng 100 – 150 mg paracetamol) khi nhiệt độ trên hoặc bằng 39 độ C. Có thể kết hợp lau mát khi trẻ sốt cao. Liên lạc các số điện thoại tư vấn sức khỏe để nhờ hỗ trợ khi không đi khám được.

Từ ngày 3 – 5 của bệnh trở đi, nếu diễn tiến bệnh của trẻ có cải thiện, bé vẫn chơi, chịu ăn uống khá, không đau bụng, không nôn ói, tiểu nhiều, có thể tiếp tục theo dõi thêm tại nhà. Tiếp tục cho trẻ uống nhiều nước, ăn những thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa.

Nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao vào ngày 3 – 5 của bệnh, không “khỏe” hơn những ngày trước, hoặc xuất hiện thêm triệu chứng khác, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, có thể trẻ mắc SXH hoặc bệnh lý khác. Hoặc gọi đến các đường dây tư vấn sức khỏe để được hướng dẫn và đánh giá của các bác sĩ y khoa.

Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi trẻ giảm sốt nhưng không “khỏe”, cần nghi ngờ trẻ có dấu hiệu chuyển nặng: than đau bụng, nôn ói nhiều, lừ đừ, bứt rứt, vật vã, tay chân mát lạnh, tiểu ít, xuất huyết bất thường

“Một số trường hợp đặc biệt như: Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, Cơ địa dư cân/béo phì, Trẻ có bệnh lý nền… các bậc phụ huynh cần theo dõi sát tại nhà, hoặc tốt hơn theo dõi tại cơ sở y tế địa phương vì có thể diễn tiến nặng hơn so với các trẻ khác”, bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...