'Điều dưỡng' đặc biệt làm chỗ dựa cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện

Anh Quang chăm sóc bà ngoại đang điều trị COVID-19 tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TP HCM)
Anh Quang chăm sóc bà ngoại đang điều trị COVID-19 tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TP HCM)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Được chữa khỏi COVID-19, anh Võ Duy Quang (31 tuổi, trú tại TP HCM), xung phong xin ở lại làm chỗ dựa cho bà ngoại đang điều trị tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TP HCM).

Anh Võ Duy Quang kể, lần đầu chăm bà ngoại 82 tuổi bệnh nặng rất nhiều bỡ ngỡ, cực nhất là những lúc thay rửa khi bà đi vệ sinh ra tã giấy. Song, vốn hiểu tính cách, biết thói quen, sở thích của bà ngoại nên anh nhanh chóng thích nghi.

Trước đó, 7 người trong gia đình Quang đều dương tính, gồm bà ngoại, bố mẹ, vợ chồng anh, chị và em gái. Hiện 5 người đã được xuất viện, chỉ còn bà ngoại suy hô hấp nặng phải điều trị lâu dài. Là con trai duy nhất, khoẻ mạnh, anh xung phong xin ở lại làm chỗ dựa cho bà.

Ngày hai lần, anh lau người bà sạch sẽ bằng nước ấm. Các bữa ăn được anh chia nhỏ, kiên trì dành cả tiếng đồng hồ vừa đút từng muỗng cháo, vừa chụp lại ngay mặt nạ oxy cho bà thở để SpO2 không tụt. Biết bà nằm nhiều sẽ mỏi, anh làm "ghế" để bà tựa lưng. Từ phía sau, anh đấm lưng, gãi ngứa, vuốt tóc giúp bà thoải mái hơn. Anh cũng canh thời gian đỡ bà nằm sấp, nằm nghiêng theo cữ để dễ thở.

"Ngày nào tôi cũng gọi video về nhà, để cả gia đình trò chuyện, động viên bà an tâm. Có thêm liều thuốc tinh thần, trải qua 3 tuần điều trị tích cực, bà tôi dần hồi phục, tỉnh táo, song chưa cai oxy thành công", anh Quang cho biết.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Quyến, Phó khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện TP Thủ Đức (TP HCM), phụ trách khu Hồi sức cấp cứu, nhân viên y tế luôn cố gắng làm những điều tốt nhất trong khả năng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, dù đã làm 200% sức lực, họ vẫn cảm thấy chưa đủ, khó có thể đáp ứng chu đáo tất cả nhu cầu người bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng thấu hiểu sự lo lắng, mong muốn được chăm sóc người thân của các gia đình, nên phối hợp cùng họ. Người bệnh được vợ, chồng, con, cháu... chăm sóc cả thể chất lẫn tinh thần sẽ nhanh hồi phục. Nhân viên y tế tập trung chăm lo các bệnh nhân nhiễm khác không có người thân.

Trước khi người nhà thực hành chăm sóc, các bác sĩ, điều dưỡng sẽ hướng dẫn chi tiết những việc cần làm, như cách vỗ lưng, vệ sinh răng miệng, thay ga giường, các bài tập thở, tập phục hồi, xoay trở... phù hợp với tình trạng từng bệnh nhân. Sau ít ngày, họ có thể thành thạo một số công việc. Riêng với trường hợp thở máy, điều dưỡng vẫn đóng vai trò chăm sóc chính, tránh tình huống tai biến, người nhà sẽ phụ giúp và thực hiện đúng phân công chăm sóc.

"Chúng tôi giống một gia đình lớn, được tạo nên trong hoàn cảnh bất đắc dĩ, chẳng ai mong muốn nhưng luôn cố gắng đùm bọc, san sẻ lẫn nhau, chỉ với một mục đích duy nhất là cứu sống bệnh nhân", bác sĩ Quyến nói.

Thời gian qua bệnh viện cũng đã cố gắng tạo điều kiện cho người thân của bệnh nhân COVID-19 nặng có thể vào chăm sóc, kề cận người nhà để vừa tiếp thêm động lực giúp bệnh nhân đang điều trị thêm sức mạnh vượt qua bệnh tật vừa giảm tải cho nhân viên y tế trong thời gian này.

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.