Sốt xuất huyết tăng mạnh ở nhiều tỉnh, thành

Sốt xuất huyết tăng mạnh ở nhiều tỉnh, thành
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sốt xuất huyết đang tăng rất nhanh, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam, mỗi tuần ghi nhận trên 4.000 người mắc, có một số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết nặng.

Theo đó, chỉ trong thời gian ngắn, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng rất nhanh trên địa bàn TP HCM, hiện đã ghi nhận 10.000 người mắc. Chính quyền thành phố kêu gọi người dân khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng tránh nguy cơ mắc sốt xuất huyết.

Đặc biệt, số ca bệnh bắt đầu gia tăng từ tuần thứ 14 của năm 2022 và tăng vọt kể từ tuần 17 đến nay. Trong số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng, toàn thành phố đã ghi nhận 7 ca tử vong. Tân Bình, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, quận 12, Tân Phú đang là những địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất của thành phố.

Tại Đồng Nai, số lượng trẻ nhập viện điều trị sốt xuất huyết tăng nhanh trong những ngày gần đây. Theo ThS.BS Trần Lê Duy Cường, Phó khoa Hồi tích cực Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, khoa có chỉ tiêu 28 giường bệnh, tuy nhiên hàng ngày khoa tiếp nhận điều trị từ 38 - 40 bệnh nhân, trong đó số ca sốt xuất huyết dao động từ 15 - 20 ca. Trong đó, số ca sốt xuất huyết nặng có sốc rất nhiều, các lứa tuổi hay gặp từ 4 - 15 tuổi. Đặc biệt một số trẻ mắc sốt xuất huyết bị bệnh nền kèm theo như tan máu bẩm sinh, tim bẩm sinh hay trên nền cơ địa béo phì, việc theo dõi phải kỹ càng, phải đo huyết áp, xét nghiệm máu thường xuyên vì những trẻ có bệnh nền thường bị sốt xuất huyết nặng hơn, quá trình điều trị cũng khó khăn hơn.

Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai nhận định, hiện Bệnh viện đang bắt đầu quá tải do số lượng trẻ em mắc 3 bệnh tay - chân - miệng, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn hô hấp tăng cao. So với năm trước, hiện nay bệnh sốt xuất huyết đang tăng cao cả về số lượng ca bệnh và số ca bệnh nặng. Hiện tại, Bệnh viện đang điều trị cho gần 100 ca sốt xuất huyết, trong đó số ca sốc sốt xuất huyết chiếm khá nhiều với gần 30% bệnh nhân.

Để đáp ứng nhu cầu thu dung điều trị bệnh tay - chân - miệng, sốt xuất huyết, cách đây vài tháng, Bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ các dịch truyền, thuốc men, trang thiết bị máy móc. Bệnh viện cũng đã tổ chức lớp tập huấn về chăm sóc, điều trị theo dõi bệnh nhân tay - chân - miệng, sốt xuất huyết cho toàn tỉnh và tập huấn cho bác sĩ, điều dưỡng ở bệnh viện nhằm mục đích thu dung, phát hiện, điều trị bệnh tay - chân - miệng, sốt xuất huyết tốt nhất.

Không chỉ tăng mạnh ở phía Nam, tại miền Bắc, sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa. Ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các ca sốt xuất huyết tới khám hầu hết đều điều trị ngoại trú, nhập viện rất ít. Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng so với những tuần trước đó. Cụ thể, vào đầu tháng 5/2022, trung bình ghi nhận từ 2 đến 5 ca mỗi tuần thì đến đến cuối tháng 5, tăng lên từ 8 đến 15 ca/tuần. Riêng tuần từ ngày 14/5 đến 20/5, Hà Nội ghi nhận 15 ca mắc sốt xuất huyết tại 10 quận, huyện, tăng 7 ca so với tuần trước đó.

Còn theo ghi nhận tại Bệnh viện Thanh Nhàn, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết phải nhập viện cũng bắt đầu tăng. Tuy số lượng bệnh nhân chưa cao đột biến nhưng đa phần đều vào viện trong tình trạng nặng.

Bác sĩ Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhưng tâm lý e ngại tới viện nên tự điều trị tại nhà. Một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất là giảm tiểu cầu, gây ra tình trạng rối loạn đông máu, chảy máu ở nhiều nơi gây ra xuất huyết não, đường tiêu hoá. Nếu bệnh nhân điều trị tại nhà khi bị giảm tiểu cầu mà không kịp thời phát hiện rất nguy hiểm. Đặc biệt, dịch COVID-19 vẫn đang lưu hành khiến cho rất nhiều người nhầm lẫn giữa COVID-19 và sốt xuất huyết.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.