Sốt xuất huyết chưa lui, tay - chân - miệng đã gia tăng

Sốt xuất huyết chưa lui,  tay - chân - miệng đã gia tăng
(PLO) - Sốt xuất huyết (SXH) tạm lắng thì bệnh tay - chân - miệng (TCM) lại tăng nhiều số ca bệnh cũng như số bệnh nhân nhập viện. Theo các bác sĩ, bệnh TCM không quá nguy hiểm, tuy nhiên điều đáng lo ngại khi có khá nhiều bệnh nhân mắc TCM nhưng không có triệu chứng rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thường gặp khác. Đây là căn bệnh chưa có vắc-xin điều trị, nếu trẻ nhỏ bị nếu không điều trị kịp thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nhầm lẫn loét miệng với bệnh tay - chân - miệng

Theo thống kê từ Sở Y tế Hà Nội, dịch sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng tiếp tục giảm trong vài tuần gần đây, nhưng số ca mắc bệnh TCM lại có xu hướng gia tăng trong 2 tuần gần đây, nhất là tại các nhà trẻ mẫu giáo.

Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy, cả nước hiện có hơn 63.000 ca mắc, gần 30.000 ca phải nhập viện do TCM, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2016, điều này dấy lên lo ngại về sự bùng phát của dịch nếu không thực hiện tốt việc phòng chống dịch.

Riêng tại Hà Nội, tích lũy từ đầu năm 2017 đến nay toàn thành phố có 450 ca mắc bệnh. Do vậy, vừa qua Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức phát động chiến dịch “Vệ sinh môi trường, khử khuẩn, chủ động phòng chống bệnh TCM”. 

Theo ghi nhận của PV tại khoa khám bệnh của Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày có nhiều trẻ có dấu hiệu phát ban những nốt đỏ đến khám và số trẻ nhập viện cũng tăng lên. Trong số đó, hầu hết các ca bệnh đều đi kèm với các triệu chứng viêm họng, viêm phế quản, tiêu chảy cấp,… khiến trẻ mệt mỏi.

Theo ghi nhận, trẻ mắc TCM đa phần từ 3 – 5 tuổi, do trẻ nhập viện khi còn rất nhỏ khiến các bậc phụ huynh lo lắng, mất ăn, mất ngủ. Đáng chú ý, có nhiều trẻ có triệu chứng viêm loét miệng nhưng do bố mẹ chủ quan nên coi thường các vết đỏ loét đó, không đưa con đi khám, chữa trị kịp thời dẫn đến vết loét lan rộng và ngày nặng hơn.

Ngoài ra, có những trường hợp bố mẹ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác như vết côn trùng đốt, dị ứng da, thủy đậu,… do đều xuất hiện các nốt ban hồng trên da nên đưa trẻ vào viện muộn.

Tuyệt đối không đắp lá lên các nốt đỏ

Bệnh TCM và bệnh sốt virus đều có biểu hiện sốt cao nên ở giai đoạn đầu khó phân biệt. Vì vậy, cần căn cứ vào biểu hiện của bệnh, với TCM thì trẻ sốt cao liên tục, 39 - 40 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt, phát ban ngay từ khi sốt, ban xuất hiện ở lòng bàn tay, chân và khoang miệng.

Trong trường hợp trẻ không có triệu chứng điển hình như trên thì nếu thấy sốt cao liên tục cần đưa đi khám ngay. Virus gây bệnh TCM đa phần là lành tính nhưng cũng có thể gây biến chứng nặng, nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và sẽ dẫn đến tử vong nếu như không được điều trị sớm. Đáng ngại nhất là biến chứng về thần kinh, lúc đó trẻ có những biểu hiện như sốt cao liên tục khó hạ, giật mình chới với, run tay, chân.

Theo các bác sĩ, họ đã gặp rất nhiều trường hợp phụ huynh tự ý bôi dầu, đắp các loại lá để cố ý làm vỡ các vết phỏng bởi họ nghĩ rằng cách làm đó sẽ giải ngứa, khi các nốt đó vỡ ra thì bệnh sẽ mau khỏi. Tuy nhiên đó là cách làm sai lầm bởi không những chẳng giải ngứa được mà còn làm vùng da đó bị ẩm, dễ vỡ các nốt phỏng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, thậm chí có thể khiến trẻ bị dị ứng, ngộ độc thuốc khiến bệnh nặng thêm, các thuốc bôi có thể che mất các vết ban đỏ khiến bác sĩ khó quan sát và chẩn đoán đúng bệnh.. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo khi trẻ nhiễm TCM, không nên bôi các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc. 

TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây nên. Bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nước phỏng và phân của người nhiễm virus. Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng bệnh là quan trọng.

Do vậy, Sở Y tế đã yêu cầu trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện, thị xã rà soát lại hóa chất, máy móc để tập trung tiêu độc, khử trùng tại các trường mầm non, mẫu giáo vì chủ yếu người mắc bệnh là trẻ dưới 5 tuổi. Việc làm này, được thực hiện song song với các hoạt động phòng chống dịch SXH và các dịch bệnh khác.

Cách phòng bệnh tốt nhất cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn cho cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh, vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong gia đình và đồ chơi của trẻ...  

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.