Tích cực phòng bệnh sốt xuất huyết, tránh ‘dịch chồng dịch’ trong mùa hè

Tích cực phòng bệnh sốt xuất huyết, tránh ‘dịch chồng dịch’ trong mùa hè
(PLVN) - Bên cạnh việc phòng chống dịch COVID-19, mùa hè cũng dễ bùng phát nhiều dịch bệnh khác nhất là sốt xuất huyết; người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống, tránh để xảy ra tình trạng “dịch chồng dịch”.

Thời tiết thuận lợi cho dịch bùng phát

Thời tiết sang mùa hè, nắng nóng gia tăng cũng là thời điểm dễ bùng phát nhiều dịch bệnh, nhất là khi sốt xuất huyết và nhiều dịch bệnh luôn có nguy cơ bùng phát khi nhiệt độ tăng cao.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần vừa qua, Hà Nội đã ghi nhận 18 ca mắc sốt xuất huyết. Luỹ tích từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có gần 140 ca mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp nào tử vong, số ca mắc rải trên địa bàn 23/30 quận huyện và 96/579 xã phường.

Mặc dù số ca mắc giảm hơn 44 % so với cùng kỳ năm 2019, nhưng trong thời gian tới, số ca mắc sốt xuất huyết có thể gia tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi vằn là véc tơ truyền bệnh phát triển.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết: “Bên cạnh việc chú ý phòng chống dịch COVID-19, người dân không được chủ quan với các dịch bệnh khác. Hiện Hà Nội đã ghi nhận một số ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh như: Xã Khánh Hà (Thường Tín), xã Thanh Thùy (Thanh Oai)…”

Theo đó, dự báo, năm nay nhiệt độ sẽ tăng hơn trung bình mọi năm từ 1-1,3 độ. Kèm theo tăng nhiệt độ chắc chắn sẽ là tăng lượng mưa lớn, thời tiết sẽ rất thuận lợi cho muỗi phát triển, dịch sốt xuất huyết rất dễ bùng phát.

Cũng theo ông Khổng Minh Tuấn, mặc dù năm 2020 không phải năm trong chu kỳ dịch sốt xuất huyết, tuy nhiên chúng ta đã cách chu kỳ dịch trước (năm 2017) là 3 năm, nên nguy cơ sốt xuất huyết tại địa bàn Hà Nội, cũng như các tỉnh lân cận có khả năng gia tăng. Vì vậy, tất cả mọi người dân, tất cả các địa phương phải quan tâm phòng chống ngay từ đầu mùa dịch. Nếu có ổ dịch đầu tiên, có người bệnh đầu tiên, ngay lập tức phải khống chế kịp thời để giúp cho việc hạn chế và lan rộng bùng phát mạnh.

Chủ động ngay từ đầu mùa dịch

Tại Hà Nội, hiện nay một số phường, quận nội thành đã xuất hiện ca bệnh sôt xuất huyết, kể cả khu vực ngoại thành. Như vậy, các ca sốt xuất huyết đã rải đều tại các quận huyện nội- ngoại thành nhưng trọng tâm vẫn là khu vực nội thành, khu đông dân cư khi có nơi hạ tầng cơ sở chưa phát triển đồng bộ với mật độ dân số cao.

Hiện những quận như: Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy và các khu vực ngoại thành gồm tất cả các huyện giáp ranh như huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín... là những khu vực có nguy cơ cao về sốt xuất huyết trong nhiều năm liên tục. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, các huyện ngoại thành có nguy cơ gia tăng. Cụ thể, tại Thanh Oai năm 2019 đã có những ổ dịch quy mô cả xã.

“Trước đây, dịch chỉ xuất hiện ở nội thành, nhưng hiện nay sốt xuất huyết đã lan rộng ra cả ngoại thành. Đây không phải là đột biến mà là sự phát triển và bình thường của sinh thái muỗi trong thời kỳ đô thị hóa. Đô thị hóa đến đâu, muỗi truyền xuất huyết sẽ xuất hiện đến đó”, ông Khổng Minh Tuấn cho biết.

Nói về kế hoạch phụn thuốc phòng dịch, ông Khổng Minh Tuấn cho biết: Việc phun thuốc phòng dịch của Hà Nội hiện có 2 phương án: Thứ nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao, cụ thể có mật độ muỗi, chỉ số bộ gậy tăng cao, thì trong ngưỡng cho phép sẽ có chỉ định phun hóa chất để phòng dịch ngăn chặn từ đầu. Thứ hai là tại khu vực có bệnh nhân hay gọi là ổ dịch, sẽ được phun thuốc, để xử lý nhanh nhất ổ dịch và không để lây lan dịch ra cộng đồng.

Theo Sở Y tế Hà Nội, để chủ động trong công tác phòng chống sốt xuất huyết, trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục triển khai tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng Ngày ASEAN Phòng chống sốt xuất huyết; tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy tại các xã, phường, phun hóa chất tại các khu vực nguy cơ cao; tổ chức xử lý quyết liệt, triệt để các ổ dịch ngay khi phát hiện. Triển khai tập huấn phòng chống sốt xuất huyết cho các giáo viên trong trường học, cho cán bộ khám chữa bệnh để phát hiện và báo cáo sớm ca bệnh…

Đồng thời, Hà Nội cũng tăng cường kiểm tra, giám sát tại các khu vực có nhiều bệnh nhân, các ổ dịch kéo dài, kiểm tra các công trường xây dựng, chợ, trường học, khu công cộng, khu thuê trọ…nhằm xử lý kịp thời các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền nhằm năng cao nhận thức và hình thành thói quen cho cộng đồng để nâng cao tinh thần chủ động của người dân về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi mắc bệnh là rất quan trọng. Các biện pháp tuyên truyền được đa dạng hoá qua các hình thức truyền thông như: Tuyên truyền trên báo, đài; qua hệ thống Đài Truyền thanh quận, huyện, xã, phường, thị trấn; qua pano, tờ rơi, tờ gấp và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng... Nội dung chú trọng vào các biện pháp phòng, chống dịch như: Vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, nằm màn tránh muỗi đốt...

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.