Học Bác Hồ để sống khỏe

Bác Hồ - tấm gương sáng cho tinh thần thể dục thể thao bảo vệ sức khỏe
Bác Hồ - tấm gương sáng cho tinh thần thể dục thể thao bảo vệ sức khỏe
(PLVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại không chỉ là tấm gương sáng về đạo đức, trí tuệ mà còn là người truyền cảm hứng cho toàn thể người dân trong việc thể dục, thể thao để bảo vệ sự sức khỏe. 

Bác Hồ dạy ta sống khỏe

Rất nhiều sự kiện lịch sử, ghi chép đề cập đến những lời khuyên về phong trào tập thể dục thể thao (TDTT) của Bác. Đến nay, mỗi lời nói, hành động của Bác đã trở thành kim chỉ nam soi đường chỉ lối cho phong trào TDTT cả nước.

Cách mạng tháng Tám thành công, sau nhiệm vụ cấp bách diệt “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ sức khỏe thông qua hoạt động TDTT. Không chỉ là người khởi phong cho quá trình kêu gọi thay đổi nhận thức về sức khỏe, Bác còn là tấm gương sáng trong việc luyện tập.

Trong Sắc lệnh thành lập Nha thanh niên và thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục (27/3/1946), Bác đã viết: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi người dân mạnh khỏe, tức là làm cho đất nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.

Hình ảnh vị lãnh tụ không chỉ thương dân, thương nước mà còn nhanh nhẹn, minh mẫn chính là gương sáng cho tinh thần luyện tập thể dục cho toàn thể đồng bào. Từ lúc chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế vào Phan Thiết làm giáo viên dạy thể dục ở Trường Dục Thanh, rồi lên tàu sang Pháp tìm đường cứu nước, đến trước khi lâm trọng bệnh, Người luôn chuyên cần rèn luyện thân thể để tăng cường sức khỏe với mục đích cao cả: Phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được nhiều hơn. 

Trong thư gửi cho giáo viên và học viên lớp “Chuẩn bị tổng phản công” của Trường Trung học Lục quân Trần Quốc Tuấn nhân ngày khai giảng ngày 9/11/1949,  Bác căn dặn học viên:

“Luyện tập thân thể cho mạnh mẽ

Nghiên cứu kỹ thuật cho thông thạo

Trau dồi tinh thần cho vững chắc

Hun đúc đạo đức của người quân nhân cách mạng cho vững vàng”.

Hình thành thói quen thể dục thể thao cho học sinh trong mỗi nhà trường
Hình thành thói quen thể dục thể thao cho học sinh trong mỗi nhà trường 

Trong thư Bác gửi cho học sinh nhân ngày khai trường. Người nêu lên nội dung giáo dục toàn diện, trong đó coi trọng tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ:

– Thể dục: Làm cho thân thể khỏe mạnh, đồng thời cần giữ gìn vệ sinh và vệ sinh chung.

– Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới;

– Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.

– Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công.

Từ những dữ liệu lịch sử về Bác, có thể thấy việc luyện tập thể thao nâng cao sức khỏe được Người hết sức coi trọng. Đó chính là bàn đạp sức mạnh to lớn cho mọi hoạt động sống của mỗi người.

Người dân miền núi hình thành nhiều câu lạc bộ bóng chuyền thôn bản
Người dân miền núi hình thành nhiều câu lạc bộ bóng chuyền thôn bản 

Vai trò của tập thể dục, thể thao 

Đối với hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh, ngành Y tế và Thể dục thể thao kiến nghị:

Thực hiện các động tác aerobic vừa ít nhất 150 phút một tuần hoặc 75 phút động tác aerobic mạnh mỗi tuần. Các hướng dẫn đề nghị bạn mở rộng bài tập này ra suốt cả tuần. Ví dụ như chạy, đi bộ hoặc bơi lội. Ngay cả hoạt động thể chất nhẹ cũng hữu ích và những hoạt động tích lũy trong suốt cả ngày sẽ tăng thêm lợi ích cho sức khỏe.

Tập các bài tập các nhóm cơ chính ít nhất 02 lần một tuần, ví dụ như kết hợp nâng tạ tự do, sử dụng máy tạ hoặc huấn luyện thể trọng.

Lợi ích từ việc TDTT vô cùng to lớn, không chỉ giúp chúng ta thay đổi vóc dáng, sức khỏe mà còn cả cuộc sống, công việc theo hướng tích cực.

Thứ nhất, TDTT giúp chúng ta phòng ngừa bệnh tật: Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc luyện tập giúp chúng ta đẩy lùi nguy cơ bệnh tật. Hoạt động thể chất tích cực thúc đẩy lượng Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) – mỡ máu tốt và giảm triglyceride không lành mạnh. 

Các hoạt động của cơ thể giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. TDTT phòng ngừa một số bệnh như: Đột quỵ, hội chứng chuyển hóa mỡ máu, cao huyết áp, đái tháo đường, trầm cảm, rối loạn lo âu, một số nguy cơ ung thư, các bệnh về xương khớp…

Đặc biệt người cao tuổi, việc duy trì TDTT giúp cơ thể bớt mệt mỏi, vận động nhiều giúp xương cốt khỏe mạnh, tránh các bệnh điển hình khi về già như xương khớp, rối loạn… Ngoài ra, người tinh thần mệt mỏi, trầm cảm việc TDTT giúp tinh thần điều chỉnh, thoải mái, cân bằng hơn.

Thứ hai, TDTT kiểm soát cân nặng, đây là phương pháp hữu hiệu cho những người có mong muốn giảm cân, cơ thể săn chắc, đẹp. Các hoạt động từ TDTT có thể ngăn tích tụ mỡ thừa, đốt cháy mỡ, tăng lượng calo tích cực cho cơ thể.  Khi hoạt động thể chất, đốt cháy calo, hoạt động càng mạnh, càng nhiều calo bị đốt cháy nên việc đào thải độc tố hay mỡ thừa rất tốt.

Không chỉ hữu ích cho việc giảm cân, TDTT giúp chúng ta có vóc dáng hoàn hảo. Rất nhiều bài tập phù hợp cho từng đối tượng, độ tuổi. Vì vậy, việc duy trì TDTT đều đặn là vô cùng cần thiết để có thể kiểm soát cân nặng ở mức ổn định. Tránh hiện tượng béo phì, máu nhiễm mỡ hay lười vận động gây gầy yếu, uể oải, mệt mỏi.

Để gặt hái những lợi ích của việc tập thể dục, chỉ cần hoạt động tích cực hơn trong ngày - đi cầu thang bộ thay vì thang máy hoặc làm việc nhà. Hoặc có thể đăng ký các gói tập tại các trung tâm thể thao, chạy bộ tại công viên hoặc các bài vận động buổi sáng… Sự kiên trì chính là chìa khóa.

Nhiều điểm tập thể dục thể thao công cộng được xây dựng ở các thành phố lớn
 Nhiều điểm tập thể dục thể thao công cộng được xây dựng ở các thành phố lớn

Thứ ba, hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp của bạn và tăng sức bền của bạn. Tập thể dục tăng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các mô của bạn và giúp hệ thống tim mạch của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Khi tình trạng tim và phổi của bạn được cải thiện, bạn có nhiều năng lượng hơn để giải quyết công việc hàng ngày.

Thứ tư, TDTT giúp chúng ta có những nguồn năng lượng tích cực. Việc luyện kích thích các chất khác nhau trong não có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, thư giãn và ít lo lắng hơn. Khi có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, giúp chúng ta có được tố chất tự tin trong con người. Khi có sự tự tin, hạnh phúc là nhân tố để chúng ta hoàn thành các mục tiêu quan trọng của cuộc sống.

Ngoài ra, việc tập luyện TDTT giúp chúng ta có một nguồn năng lượng tích cực, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực. Từ đó cuộc sống của chúng ta và người thân trong gia đình thoải mái và hạnh phúc. Cung cấp cho chúng ta đủ nguồn năng lượng kích hoạt tinh thần lao động hăng say, không  mệt mỏi. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp bạn có giấc ngủ nhanh hơn, ngon giấc hơn và sâu hơn. 

Thứ năm, tập TDTT cho cuộc hạnh phúc viên mãn hơn. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể tăng cường hưng phấn cho phụ nữ. Và những người đàn ông tập thể dục thường xuyên ít gặp vấn đề về rối loạn cương dương hơn những người đàn ông không tập thể dục. Ngoài ra, dẹp bỏ sự tự tin ngoại hình cho người có khiếm khuyết về cân nặng, chiều cao, vóc dáng… Ngoài ra, TDTT giúp chúng ta kết nối nhiều người hơn như: Câu lạc bộ thể dục, dưỡng sinh, khiêu vũ…

Giờ đây, nhiều nơi trên khắp đất nước đã hình thành phong trào TDTT nâng cao sức khỏe. Các vùng cao như: Phú Thọ, Hà Giang có hoạt động bóng chuyền thôn bản, các khu thành phố như: Hà Nội, Đà Nẵng có TDTT công cộng… hay ngay trong trường học đều có tập luyện, vui chơi giữa giờ. Tất cả lan tỏa một nguồn năng lượng tích cực từ việc hình thành tập luyện thể thao trong toàn bộ người dân. Không chỉ dừng lại ở một phong trào, mà còn là hoạt động sống được duy trì đều đặn và phát triển mạnh trong đời sống xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.