Chỉ dùng buồng áp lực âm khi đạt chuẩn phòng dịch Covid - 19

Chỉ dùng buồng áp lực âm khi đạt chuẩn phòng dịch Covid - 19
(PLVN) - PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM vừa cho biết, khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ, buồng áp lực âm sử dụng trong phòng dịch Covid - 19 phri yêu cầu đạt chuẩn. 

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM vừa cho biết, khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ nêu rõ: Trước khi đưa vào sử dụng, các phòng áp lực âm phải đạt các tiêu chí kỹ thuật nghiêm ngặt mới phát huy được hiệu quả phòng ngừa lây lan mầm bệnh ra môi trường xung quanh như mong muốn và đảm bảo an toàn cho cả người bệnh và nhân viên y tế.

Theo ông Tăng Chí Thượng, chính vì yêu cầu cao về yếu tố kỹ thuật, trong khi chờ Bộ Y tế ban hành các hướng dẫn chi tiết về buồng áp lực âm, Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế Tp Hồ Chí Minh mở rộng bao gồm các chuyên gia đầu ngành liên quan đã xây dựng tiêu chí kỹ thuật đối với buồng áp lực âm sử dụng trong hoạt động khám, chữa bệnh.

Căn cứ trên các tiêu chí này, Sở Y tế đã yêu cầu Ban Giám đốc các bệnh viện phải mời Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3 đến đo đạc các chỉ số trước khi tổ chức nghiệm thu buồng áp lực âm. Chỉ khi đạt tất cả các tiêu chí mới được phép đưa vào sử dụng.

Về nguyên tắc, phòng cách ly bệnh lây nhiễm qua đường thở (AIIR: Airborne Infection Isolation Rooms) hay còn gọi là “phòng cách ly áp lực âm”, là phòng cách ly lý tưởng cho các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, trong đó có dịch bệnh Covid - 19. Tuy nhiên, khi đại dịch xảy ra, thường không đủ phòng áp lực âm cho bệnh nhân mắc bệnh, khi đó nên ưu tiên dành riêng phòng áp lực âm cho những bệnh nhân sẽ phải trải qua các thủ thuật chăm sóc và điều trị có nguy cơ tạo ra giọt bắn nhỏ dạng khí dung.

Nếu không đủ số phòng áp lực âm do đại dịch bùng phát, biện pháp thay thế đó là cho người bệnh mỗi người ở riêng 1 phòng, cửa luôn đóng kín và có nhà vệ sinh riêng.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.