Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin vụ 'bé 3 tuổi tử vong nghi bị hóc hạt bí'

Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.
Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết, cháu bé 3 tuổi được thống nhất chẩn đoán: Viêm thanh khí phế quản cấp, chẩn đoán phân biệt dị vật đường thở..., có thời điểm bệnh diễn tiến tốt hơn nhưng đáng tiếc người nhà bệnh nhi tự ý đưa trẻ về, khi quay trở lại bệnh viện thì đã tử vong.

Ngày 31/1, Sở Y tế Quảng Ngãi đã có báo cáo chính thức về vụ việc cháu bé 3 tuổi tử vong tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi đang gây xôn xao dư luận.

Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, lúc 21h09 ngày 26/1, cháu T.Đ.L. (3 tuổi, trú tại xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi) được gia đình đưa đến khoa Cấp cứu đa khoa Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây, bệnh nhi được điều dưỡng Phạm Thị Thùy Mỹ tiếp đón, nhận bệnh và bác sĩ Lê Nguyên Bằng khám, xử trí kịp thời, nhanh chóng, trẻ được khai thác đầy đủ tiền sử bệnh, thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán.

"Bệnh nhi được bác sĩ thăm khám đầy đủ, khám tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh. Điều dưỡng chăm sóc, theo dõi toàn trạng theo đúng y lệnh của bác sĩ: mạch, nhiệt độ, nhịp thở liên tục; theo dõi trên monitor SPO2: 97 % - 98% và hướng dẫn ủ ấm tích cực. Bác sĩ Lê Nguyên Bằng hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng nội soi Tai Mũi Họng không có dị vật vùng họng và chỉ định chụp X-Quang phổi thẳng, X - Quang cột sống cổ (thẳng, nghiêng). Kết quả chụp X- Quang: không có dị vật cản quang đường hô hấp”, báo cáo khẳng định.

Sau đó hội chẩn giữa bác sĩ chuyên khoa hô hấp Huỳnh Duy Thám, bác sĩ Bằng và bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Thống nhất chẩn đoán: Viêm thanh khí phế quản cấp, chẩn đoán phân biệt dị vật đường thở, chuyển về khoa Nhi hô hấp điều trị.

Bệnh nhân được nhập viện vào khoa Nhi hô hấp: lúc 22h35 ngày 26/1. Đến 23h15 cùng ngày, điều dưỡng khoa Nhi hô hấp đến chăm sóc bệnh nhưng không có bệnh nhi tại buồng và báo cáo bác sĩ trực. Bác sĩ trực Huỳnh Duy Thám đến khám không có mặt bệnh nhi tại buồng, người nhà tự ý đưa bệnh nhi về nhà.

Khoảng 4h ngày 27/1, người nhà đưa bệnh nhân nhi nói trên đến khoa Cấp cứu đa khoa của bệnh viện và được nhân viên y tế tua trực chuyển thẳng đến Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc trong tình trạng: trẻ hôn mê, da tái, mạch cổ không bắt được, huyết áp không đo được, lồng ngực không di động, tim không đập, đồng tử giãn to, bụng chướng, ngưng thở, ngưng tim ngoại viện không rõ nguyên nhân.

Bệnh nhân được Bác sĩ, điều dưỡng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc thực hiện các biện pháp hồi sức ngừng tuần hoàn hô hấp, sau hơn 1 giờ hồi sức tình trạng bệnh không cải thiện, bệnh nhi tử vong.

Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết thêm, tại buổi kiểm thảo tử vong, hội đồng chuyên môn kết luận, bệnh nhi T.Đ.L. được các bác sĩ, điều dưỡng trong tua trực ngày 26/1 tiếp đón, thăm khám, chẩn đoán, chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng đầy đủ, điều trị kịp thời, và đúng quy trình kỹ thuật chuyên môn.

Nhân viên y tế và tập thể các khoa trong tua trực ngày 26/1 đã phối hợp, làm việc khẩn trương, nhiệt tình, theo dõi sát người bệnh, điều trị tích cực, có thời điểm bệnh diễn tiến tốt hơn nhưng đáng tiếc người nhà bệnh nhi tự ý đưa trẻ về, không được theo dõi sát ở bệnh viện. Khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện thì đã tử vong.

Sở Y tế Quảng Ngãi cũng xác nhận, chưa phát hiện các cá nhân, tập thể khoa có vi phạm. Còn về nguyên nhân tử vong, sở y tế chẩn đoán tử vong ngoại viện không rõ nguyên nhân. Người nhà của trẻ đồng ý không mổ tử thi và xin đưa trẻ về nhà.

Như Báo Pháp Luật Việt Nam đã đưa tin, anh Trần Văn Chi (trú TP Quảng Ngãi) bức xúc cho biết, khoảng 20h ngày 26/1 (mùng 5 Tết), con trai của anh là cháu T.Đ.L. chơi đùa cùng với bạn.

Tại đây, một số cháu lớn lấy hạt bí ra ăn, sau đó cháu L. bất ngờ bị ho sặc, khó thở gần vị trí có vỏ hạt bí. Nghi con bị hóc hạt bí nên vợ chồng anh Chi chở cháu L. đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi để cấp cứu vào khoảng 21h cùng ngày. Tại đây, gia đình đã chủ động nói với y bác sĩ là cháu bị hóc hạt bí.

Sau đó, một bác sĩ trẻ đến dùng dụng cụ y tế kiểm tra cuống họng của cháu và nói với gia đình "không có gì". "Tôi đã nói đi nói lại là cháu bị hóc hạt bí, cần chụp phim, nội soi kiểm tra. Một lúc sau, nhân viên y tế mới đưa con tôi đi chụp phim. Sau đó, bác sĩ coi phim nói không có gì đâu. Trong khi đó, con tôi vẫn muốn nôn nhưng nôn không được. Con tôi được đưa lại phòng cấp cứu", anh Chi nói.

Khi cháu L. tiếp tục doạ nôn, anh đề nghị được đưa con lên chuyển Bệnh viện Đà Nẵng nhưng các bác sĩ vẫn nói với gia đình không có vấn đề gì. Tiếp đó, một bác sĩ đến khám cho con trai anh Chi và nói cháu bị hen suyễn chứ không phải hóc dị vật. Thấy cháu L. tiếp tục bị nôn và có biểu hiện đau ở cổ, khó thở, nên người nhà tiếp tục yêu cầu nếu hen suyễn thì hút đờm cho cháu, và nội soi ở cổ xem có phải hóc hạt bí không.

"Y tá nói với tui giờ không có ai làm việc cả, sáng mai mới làm. Việc họ hối tôi nhiều nhất là về lấy bảo hiểm để làm thủ tục nhập viện cho cháu. Thủ tục có thể bổ sung sau, việc cần thiết là tìm ra nguyên nhân của cháu lại không làm", anh Chi nói.

Cũng theo anh Chi, do cháu L nôn ói khắp người, vợ chồng anh ra phòng vệ sinh nhưng không có nước nóng, trong khi trời quá lạnh nên khoảng 23h đêm, gia đình chở cháu về nhà để tìm sổ bảo hiểm và rửa cho cháu.

Đến 3 giờ sáng mùng 6 Tết, gia đình anh Chi thuê taxi đưa con lên lại bệnh viện, khi gần tới viện, cháu L. nấc nghẹn và được đưa thẳng vào phòng cấp cứu. Sau đó được chuyển gấp lên phòng Hồi sức tích cực, lúc này y bác sĩ hút đờm, lấy oxy cho thở.

Khoảng 20 phút sau bác sĩ báo cháu L không qua khỏi.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.