(PLVN) - Nhân chuyến công tác tại TP HCM, chiều ngày 7/10, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Sở Tư pháp TP HCM.
(PLVN) - Báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết, năm vừa qua, các phong trào thi đua được triển khai tương đối bài bản, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn được giao, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị cũng như của toàn ngành Tư pháp.
(PLVN) - Đó là một trong những nội dung lưu ý trong công văn mới đây của Sở Tư pháp TP HCM được gửi đến các văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP HCM.
(PLVN) - Để có thể đảm bảo hiệu quả, đem đến sự hài lòng cho người dân trong thực hiện các nhiệm vụ trong công tác tư pháp, rất cần những sáng kiến, giải pháp từ các đơn vị, địa phương trong toàn ngành. Và những tháng đầu năm nay đã tiếp tục xuất hiện những tấm gương tập thể, cá nhân không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công việc, góp phần vào thành quả chung của ngành Tư pháp.
(PLVN) - Vừa qua, anh N.Q.V (có quốc tịch Việt Nam và Pháp) đến Phòng Tư pháp một quận ở TP HCM làm thủ tục khai sinh cho con. Tuy nhiên, khi tiếp nhận, sự vụ, đã có hai quan điểm xử lý khác nhau khiến việc làm giấy khai sinh cho con anh V. bị kéo dài.
(PLVN) - Năm 2018, phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã tạo được sức lan tỏa lớn.
(PLO) - Năm 2018 mặc dù còn nhiều khó khăn song Tư pháp địa phương vẫn luôn nỗ lực, chủ động, sáng tạo, đặc biệt liên quan đến giải quyết công việc cho người dân. Những chuyển biến tích cực đó được người dân ghi nhận.
(PLO) - Sở Tư Pháp TP HCM đánh giá, hoạt động trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp (BTTP), nhất là việc xã hội hóa, đã có những đóng góp tích cực, tạo chuyển biến lớn trong chiến lược cải cách tư pháp của TP.
(PLO) - Một trong những quy định tích cực, bảo đảm được quyền và lợi ích của trẻ em theo Luật Nuôi con nuôi (NCN) năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành chính là phải rà soát, lập danh sách và hồ sơ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần tìm gia đình thay thế.
(PLO) - Sau 5 năm thi hành Luật Giám định tư pháp, đến nay cả nước chỉ mới có duy nhất 1 Văn phòng giám định tư pháp Sài Gòn được thành lập ở lĩnh vực tài chính tại TP Hồ Chí Minh, nhưng hoạt động rất cầm chừng.
(PLO) - Sau hơn 6 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế và một số văn bản trong nước có liên quan được ban hành sau Hiến pháp năm 2013.
(PLO) - Trong 10 năm qua (2009 – 2018), tại TP HCM, số vụ “bạo lực gia đình” có giảm nhưng tính chất, hành vi ngày càng tinh vi và nguy hiểm. Có đến 86% nạn nhân là phụ nữ. Việc đưa ra xét xử hình sự đối với các vụ “bạo lực gia đình” gặp nhiều khó khăn do tâm lý nạn nhân muốn “dĩ hòa vi quý”.
(PLO) - Không có chuyện Văn phòng công chứng (VPCC) giả Sao Bắc Đẩu đã thực hiện 600 hồ sơ vụ việc công chứng, chứng thực. Thực tế VPCC này bị phát hiện chỉ sau 10 ngày hoạt động. Đó là những thông tin được ông Huỳnh Văn Hạnh – Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM thông tin tại cuộc họp báo định kỳ thông tin tình hình kinh tế, xã hội 9 tháng đầu năm của TP chiều 1/10.
(PLO) - Về pháp lý, 600 hồ sơ, sự việc được công chứng, chứng thực ở văn phòng công chứng (VPCC) giả vừa mới được phát hiện tại TP HCM không có giá trị. Tuy nhiên, người đến công chứng, chứng thực là ngay tình. Nếu phát sinh tranh chấp giữa các bên mà tòa tuyên hợp đồng công chứng vô hiệu thì thiệt hại ai chịu? Còn nếu các giao dịch phát sinh được thực hiện từ việc công chứng giả nhưng muốn tiếp tục thì phải giải quyết thế nào?
(PLO) - Vụ kiện “Tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất” tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã kéo dài suốt 10 năm và trải qua 4 phiên tòa các cấp và 2 kháng nghị, nhưng đến nay vẫn chưa có hồi kết. Phía bị đơn cho rằng, Quyết định giám đốc thẩm của Tòa Dân sự TAND Tối cao còn chưa “thấu tình, đạt lý”…
(PLO) - Đương nhiên xóa án tích là một chế định quan trọng, thể hiện nguyên tắc nhân đạo, dân chủ xã hội chủ nghĩa và tôn trọng quyền con người của pháp luật hình sự Việt Nam. Với sự ra đời của Luật Lý lịch tư pháp (LLTP) năm 2009, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP có trách nhiệm cập nhật thông tin về trường hợp người bị kết án đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có nhiều quy định mới về chế định này, đòi hỏi Luật LLTP phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.