Số phận chìm nổi của “Nữ điệp viên Đỏ xinh đẹp” số 1 Trung Quốc

Hoàng Mộ Lan năm 109 tuổi
Hoàng Mộ Lan năm 109 tuổi
(PLO) -Năm 1933, Trần Chí Cao chính thức cầu hôn với Hoàng Mộ Lan. Lúc này Hoàng Mộ Lan vẫn ngày đêm thương nhớ Hạ Xương hiện đang ở Khu Xô-viết trung ương nên lần lữa rồi tìm cớ “không môn đăng hộ đối” để từ chối. 

Sau đó, bà báo cáo lại chuyện này với tổ chức, những người phụ trách trực tiếp lúc đó là Lưu Bá Thùy và Triệu Uyển Hoa sau khi suy xét kỹ đã khuyên bà hãy nhận lời:

“Công tác của cô ở Thượng Hải, Trần Chí Cao là đối tượng công tác chủ yếu trung ương đã lựa chọn cho cô. Nếu vì chuyện hôn nhân của cá nhân mà từ bỏ vị trí công tác rất quan trọng ấy thì biết ăn nói thế nào với đảng. Sau khi cô lập gia đình với Trần Chí Cao sẽ càng có lợi hơn cho việc che giấu thân phận thật, rất có thể mở ra được cục diện mới. Điều này rất có lợi cho yêu cầu công tác”. Thế là bà quyết định nhận lời lấy Trần Chí Cao.

Vì nhiệm vụ, kết hôn với đối tượng tranh thủ

Tháng 5/1935, đám cưới giữa Trần Chí Cao và Hoàng Mộ Lan được tổ chức rất long trọng tại Trung Hoa học nghệ xã Thượng Hải. Thực tế cho thấy, họ rất tâm đầu ý hợp, cho đến khi ông Trần rời khỏi Đại Lục năm 1950, hai người rất gắn bó với nhau cả trong công tác lẫn cuộc sống.

Sau khi lấy Trần Chí Cao, Hoàng Mộ Lan bắt đầu có địa vị và danh tiếng trong xã hội; bà bước chân thành công vào giới ngân hàng, tiền tệ Thượng Hải bằng việc phục hồi hoạt động của Công ty tín thác Thông Dị Thượng Hải đã phá sản.

Thông Dị trở thành nguồn cung cấp tài chính cho hoạt động tuyên truyền, xuất bản của ĐCS Trung Quốc và công tác vận động quần chúng, chi viện kháng Nhật…Tuy nhiên hoạt động của Thông Dị đã khiến Hoàng Mộ Lan chịu tiếng là nhà tư bản hoặc vợ nhà tư bản – điều khiến bà gặp nhiều phiền toái, rắc rối về cả kinh tế và chính trị sau này…

Năm 1942, Hoàng Mộ Lan đến Trùng Khánh gặp vợ chồng Chu Ân Lai đề đạt nguyện vọng được đi Diên An tham gia chiến đấu, nhưng ông không đồng ý, khuyên bà tiếp tục ở lại “vùng Trắng” hoạt động.

Cuối năm 1942, cả bà và Trần Chí Cao bị đặc vụ Quốc Dân đảng bị mật bắt giam. Trong tù bà viết thư phản biện, không nhận là cộng sản, nói lập trường của mình là tham gia chống Nhật, không phân biệt đảng phái, nhưng quyết không chịu chống Cộng. Hai vợ chồng thống nhất với nhau cách ứng phó.

Bìa cuốn tự truyện của Hoàng Mộ Lan
Bìa cuốn tự truyện của Hoàng Mộ Lan

Đến năm 1945 họ mới được trả tự do, ít lâu sau thì Nhật tuyên bố đầu hàng. Trung ương truyền đạt chỉ thị yêu cầu vợ chồng bà nhanh chóng quay về Thượng Hải để khôi phục hoạt động của Thông Dị, trọng điểm là liên hệ với giới tiền tệ và văn hóa, tiếp tục làm điểm liên lạc và tiến hành vận động trong vùng do Quốc Dân đảng kiểm soát.

Sau khi về Thượng Hải, hai người đã sử dụng công ty Thông Dị chi viện cho các hoạt động của Tống Khánh Linh, Hà Hương Ngưng, Mao Thuẫn, Quách Mạt Nhược và phong trào dân chủ, tiếp tục sử dụng kho công ty để lưu trữ, bảo vệ các tác phẩm của Lỗ Tấn, Mao Thuẫn, A Anh…

Giữa lúc đang hoạt động mạnh mẽ, rất hiệu quả thì đêm Trung Thu năm 1948, chính quyền Quốc Dân đảng bất ngờ bịa tội để thu hồi giấy phép kinh doanh của Thông Dị khiến công ty tổn thất nghiêm trọng, cuối cùng bị phá sản.

Tai họa bất ngờ khiến Trần Chí Cao suy sụp tinh thần, còn bà Hoàng Mộ Lan thì vì chuyện này mà sau giải phóng mãi không được phục hồi tư cách đảng viên, cuộc sống gia đình lâm vào cảnh khốn khó.

Năm 1950, Trần Chí Cao nói thẳng với vợ là ông quyết định rời Thượng Hải đi Hong Kong để tìm cơ hội phát triển và khuyên bà cùng đi vì lo bà sẽ đối mặt với án oan, bị điều tra, giam cầm, nhưng Hoàng Mộ Lan kiên trì ở lại Đại Lục, 3 người con cũng đều ở lại cùng mẹ…

Xa nhau, trước khi chia tay vợ con, ông Trần Chí Cao nói “quyết không ly hôn”, nhưng sự chia tay đó không ngờ lại trở thành mãi mãi. Trần Chí Cao không bao giờ quay trở lại Đại Lục, năm 1988, ông qua đời vì bệnh ở Đài Bắc, trong suốt 38 năm kể từ khi chia tay, ông và bà Hoàng Mộ Lan không một lần gặp lại…

Khốn đốn vì quá khứ…

Năm 1955, Phan Hán Niên (Phó Bí thư thành ủy, Phó Thị trưởng Thượng Hải) bị Tòa án tối cao Trung Quốc đưa ra xét xử và kết án 15 năm tù vì tội làm “nội gián” cho Quốc Dân đảng. Do có quan hệ liên lạc đơn tuyến với Phan Hán Niên nên Hoàng Mộ Lan bị liên đới, bị bắt tại Thượng Hải tháng 6 cùng năm, đến đầu năm 1960 thì bị đưa vào giam giữ tại nhà tù Tần Thành.

Năm 1963 bà bị kết tội “phản bội, đặc vụ, phản cách mạng” bị tuyên phạt quản thúc 3 năm. Cùng năm, bà được người con trai đầu là Uyển Xương Kiệt (con ông Uyển Hy Nghiễm) đón về. Trong thời gian này, ông Trần Chí Cao ở Hong Kong nhờ người đem thư về, yêu cầu bà tới Hong Kong nhưng bà không chịu.

Bà Hoàng Mộ Lan và con gái năm 2010
Bà Hoàng Mộ Lan và con gái năm 2010

Tháng 8/1966, khi Trung Quốc dấy lên cơn lốc tạo phản “phá Tứ cựu”, bà Hoàng Mộ Lan lại bị Hồng Vệ binh bắt cạo trọc đầu, ngủ ghế băng, bị đánh gãy 3 xương sườn, trói tay diễu phố thị chúng. Ngày 10/6/1967 bà lại bị Hồng Vệ binh lôi ra khỏi nhà đưa vào giam ở nhà tù Tần Thành, mãi đến năm 1975 mới được giải thoát.

Thời gian bà phải ngồi nhà tù Tần Thành 2 lần tổng cộng tới 17 năm. Sau khi được thả, Hoàng Mộ Lan nhiều lần khiếu nại nhưng không kết quả. Mãi đến năm 1980, sau khi gặp được bà Đặng Dĩnh Siêu (phu nhân ông Chu Ân Lai) bà mới được minh oan, phục hồi danh dự.

Ngày 8/5/1980, Hoàng Mộ Lan được ủy ban thành phố Thượng Hải mời làm “tham sự” (cố vấn) khi đã 73 tuổi và cho hưởng chế độ hưu trí; năm 1991 bà mới được xác nhận lại tư cách đảng viên; từ 1982 đến 1992 bà là Ủy viên Hội nghị Chính trị Hiệp thương thành phố Thượng Hải hai khóa.

Từ năm 1993 bà Hoàng Mộ Lan chuyển về định cư ở Hàng Châu và quyết định viết tự truyện. Bà hàng ngày ngồi nhớ lại mọi chuyện, nói ra để ghi âm rồi nhờ người biên tập lại.

Trong tự truyện, Hoàng Mộ Lan khái quát về bản thân: “Tôi là người mạnh mẽ, trước nay chưa bao giờ mất lòng tin vào trung ương, luôn đương đầu với khó khăn, không hề suy giảm ý chí, gặp nghịch cảnh vẫn lạc quan, sự trắc trở về đời sống tình cảm  cá nhân không thể khiến tôi gục ngã. Đó là sở trường, cũng là bí quyết khiến tôi trường thọ”.

Những tranh cãi, dị nghị

Năm 2004, Hoàng Mộ Lan cho xuất bản cuốn tự truyện “Hoàng Mộ Lan tự truyện: lời kể của nữ đặc công Đỏ xinh đẹp nhất” do Nhà xuất bản Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc ấn hành. Cuốn sách gồm 38 chương, dài tới hơn 310 ngàn từ, sau đó còn được tái bản vào đầu năm 2016.

Sau khi phát hành, cuốn sách đã gây nên những tranh cãi, dị nghị. Về tình tiết bà “cứu thoát Chu Ân Lai trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc”, “từng được Chu Ân Lai gọi là ‘Pho bách khoa toàn thư của đảng’ ”, bà Ngô Trì Sinh, 77 tuổi, con gái nguyên Cục trưởng Giao thông trung ương Ngô Đức Phong đã lên tiếng bác bỏ.

Bà Ngô đã viết bài cho rằng các sự kiện “phát hiện Hướng Trung Phát phản đảng, giải cứu Quan Hướng Ứng, phản kích “Ngũ Hào bỏ đảng”…đều do Trung ương đảng chủ động ứng phó, là kết quả của trí tuệ và nỗ lực của tập thể.

Dù tuổi cao, bà vẫn kiên trì công việc viết lách
Dù tuổi cao, bà vẫn kiên trì công việc viết lách

Bà Ngô còn nói Hoàng Mộ Lan do vi phạm tổ chức kỷ luật trong việc kết hôn với Trần Chí Cao nên đã bị ông Chu Ân Lai ra lệnh “cắt đứt quan hệ với tổ chức” chứ không phải “thành hôn theo lệnh của tổ chức” như bà kể trong tự truyện. Về chuyện Hoàng Mộ Lan kết hôn với Trần Chí Cao cũng có ý kiến chỉ trích bà “ham hố cuộc sống hưởng lạc, muốn làm bà lớn, cam tâm thực thi mỹ nhân kế”…

Một số nhà nghiên cứu về công tác tình báo của ĐCS Trung Quốc và Phan Hán Niên như ông Doãn Kỳ, năm nay 87 tuổi cũng nhận xét, tự truyện của Hoàng Mộ Lan đã đề cao, tô vẽ hình ảnh cá nhân, thân phận tình báo viên của bà còn đang tranh cãi…

Giáo sư Từ Hữu Uy ở khoa Lịch sử Đại học Thượng Hải cho rằng, lịch sử hoạt động tình báo của Trung Quốc gần đây mới dần được giải cấm, nhưng công tác tình báo thuộc lĩnh vực tuyệt mật, có rất ít tư liệu văn bản; ngay các tư liệu công khai cũng rất mơ hồ, có nhiều chỗ mâu thuẫn, khó kiểm chứng.

Ông cho rằng, những bài viết của người trong cuộc không thể được coi là  sự thật lịch sử, chỉ có thể là tư liệu tham khảo. cần được đối chứng với các tư liệu bằng văn bản và hồi ức của những người trong cuộc khác…/.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.